Emmanuel macron là ai

(PLO)- Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lâm vào thế "vịt què", sẽ khó khăn khi ông theo đuổi chương trình nghị sự nhiệm kỳ hai, sau khi liên minh cầm quyền của mất thế đa số trong quốc hội.

Show

Hãng AFP hôm 19-6 đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lâm vào thế "vịt què" sau khi liên minh cầm quyền của mất thế đa số trong quốc hội. Cụm từ "vịt què" thường hay được dùng khi nói về chính trị đặc biệt ở Mỹ, chỉ tình thế một tổng thống đương nhiệm cầm quyền trong khi lưỡng viện quốc hội do các đảng đối lập kiểm soát.

Sau cuộc bầu cử quốc hội Pháp, nhiều ghế rơi vào tay liên minh cánh tả mới thành lập và cánh hữu. Điều này giáng một đòn nặng nề vào kế hoạch cải tổ lớn của ông Macron trong nhiệm kỳ thứ hai.

Emmanuel macron là ai

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: TASS

Liên minh “Together” của ông Macron vẫn trở thành đảng lớn nhất trong quốc hội khoá tới với 234 ghế, theo kết quả của Bộ Nội vụ dựa trên 97% số phiếu bầu đã được kiểm. Tuy nhiên để giành được thế đa số tuyệt đối, liên minh của Tổng thống Macron phải cần ít nhất 289 ghế trong tổng số 577 ghế tại quốc hội.

Liên minh cánh tả mới thành lập NUPES do ông Jean-Luc Melenchon lãnh đạo giành được 124 ghế. Liên minh tập hợp những người theo chủ nghĩa xã hội, cực tả, cộng sản và đảng xanh được thành lập vào tháng 5 sau khi cánh tả chia rẽ trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4.

Trong khi đó, đảng National Rally của cựu ứng viên tổng thống Pháp, bà Marine Le Pen, giành được 89 ghế, gấp 10 lần so với cuộc bầu cử quốc hội trước đó vào năm 2017.

Kết quả của cuộc bầu cử quốc hội Pháp đã đẩy chính trường nước này rơi vào tình trạng bất ổn, làm dấy lên viễn cảnh về một cơ quan lập pháp bị tê liệt hoặc các liên minh lộn xộn với việc ông Macron buộc phải tiếp cận với các đồng minh mới.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne nhận định: “Tình hình này đặt ra nguy cơ cho đất nước trong bối cảnh chúng ta đang đối đầu với những thách thức. Từ ngày mai, chúng tôi sẽ phải làm việc để xây dựng nên phe đa số".

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire gọi kết quả này là một “cú sốc dân chủ” và nói thêm rằng nếu các đảng khác không hợp tác, “điều này sẽ cản trở năng lực của chúng ta trong việc cải cách và bảo vệ người Pháp”.

Với kết quả trên, ông Macron và đồng minh hiện đang phải quyết định nên tìm kiếm một liên minh với đảng bảo thủ Les Republicains (hiện đang ở vị trí thứ tư với 61 ghế) để tạo thế đa số tuyệt đối hay điều hành một chính phủ thiểu số sẽ phải đàm phán các dự luật với các đảng khác trong từng trường hợp cụ thể, theo hãng tin Reuters.

“Có những người theo chủ nghĩa xã hội ôn hòa và có những người cực hữu, có lẽ, về luật pháp, sẽ đứng về phía chúng tôi” - người phát ngôn chính phủ Pháp Olivia Gregoire cho biết.

Nền tảng chính trị của Les Republicains tương đồng với liên minh “Together" của ông Macron hơn các đảng khác. Cả hai có cơ hội đạt đa số tuyệt đối trong kết quả cuối cùng nếu liên minh với nhau.

Tuy nhiên, lãnh đạo Christian Jacob của đảng Les Republicains khẳng định đảng của ông vẫn ở phe đối lập nhưng mang “tính xây dựng", cũng như đề xuất các thoả thuận theo từng trường hợp chứ không phải là một hiệp ước liên minh.

Trong viễn cảnh thiếu vắng một liên minh chính thức, chính phủ thiểu số sẽ cần phải dựa vào sự ủng hộ của các đảng đối lập trên từng dự luật. Điều này đòi hỏi các cuộc đàm phán lâu dài trước khi mỗi dự luật được đưa ra biểu quyết.

Ở giải pháp cuối cùng, nếu quốc hội vẫn bế tắc và không thể thành lập một chính phủ ổn định, Tổng thống Macron có một lựa chọn khác là giải tán quốc hội và triệu tập các cuộc bầu cử mới.

Trong lịch sử Đệ ngũ cộng hoà Pháp, chỉ có một lần một tổng thống điều hành một chính phủ thiểu số và phải đàm phán các thỏa thuận dựa trên từng dự luật cụ thể. Vào năm 1988, Tổng thống Francois Mitterrand thuộc đảng Xã hội Pháp không đảm bảo được đa số tuyệt đối trong quốc hội và trong suốt năm năm tiếp theo đã phải tìm kiếm các thỏa hiệp với các đảng khác, đôi khi với phe trung hữu, đôi khi với đảng Cộng sản.

Emmanuel macron là ai

Tổng thống Macron chuẩn bị phát biểu sau khi tái đắc cử vào ngày 24.4

Cách đây 5 năm, ông Emmanuel Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp khi chưa tròn 40 tuổi sau nỗ lực tranh cử mà nhiều người từng cho rằng khó có thể thành công.

Giờ đây ông tiếp tục lèo lái nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 trên vai trò ứng viên của đảng Cộng hòa Tiến lên (LREM), sau khi một lần nữa vượt qua đối thủ tranh cử Marine Le Pen thuộc đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc (RN) .

Ông Macron trở thành tổng thống Pháp đầu tiên tái đắc cử sau 20 năm

Tổng thống Macron sinh ngày 21.12.1977 tại quê nhà Amiens, một thành phố nhỏ ở miền bắc Pháp, nơi ông đã trải qua tuổi thơ cùng em trai, em gái trong sự bảo bọc của cha mẹ đều là bác sĩ là Jean-Michel và Françoise Macron.

Học sinh mẫu mực

Thầy giáo Arnaud de Bretagne dạy môn sử - địa của ông Macron vào năm lớp 11 tại trường trung học Providence kể với tờ Le Parisien: “Thời gian cũng chẳng thể nào làm tôi quên được cậu học trò này - ngay cả nếu cậu không tham gia chính trị. Macron là học sinh mà tất cả giáo viên đều quý mến”.

Từ thời học sinh, vị tổng thống đắc cử Pháp đã tỏ ra là người già dặn so với tuổi. Theo ông de Bretagne, cậu học trò Macron luôn thích trao đổi với thầy cô: “Sau giờ học, cậu ấy thường tìm gặp thầy hiệu trưởng để thảo luận. Macron luôn đặt rất nhiều câu hỏi và tìm cách có bằng được câu trả lời mới thôi”.

Nếu như hai người em trong nhà đi theo con đường khoa học của cha mẹ để trở thành bác sĩ thì Emmanuel Macron lựa chọn các ngành xã hội. Có lẽ sự lựa chọn này do từ nhỏ, ông đã được bà ngoại Manette truyền lại tình yêu văn chương, nghệ thuật. Không chỉ là học sinh giỏi toàn diện, hầu như luôn đứng nhất lớp, song song đó, ông còn theo học khoa piano của Nhạc viện Amiens trong suốt 10 năm.

Cuối bậc trung học, cậu học sinh Macron rời Amiens để theo học trường Henri IV, một trong những trường trung học danh giá nhất tại Paris và tốt nghiệp tú tài với bằng xuất sắc. Macron tốt nghiệp thạc sĩ ngành triết học tại Đại học Paris-Nanterre, sau đó làm trợ lý cho triết gia nổi tiếng của Pháp Paul Ricoeur trong giai đoạn 1999-2001. Ngoài ra, ông còn tốt nghiệp Trường Hành chính quốc gia Pháp (ENA) và Viện Nghiên cứu Chính trị Paris.

Một bạn học của ông Macron kể: “Không chỉ học rất giỏi - điều cũng bình thường ở những trường danh tiếng tại Paris - Macron tạo được sự chú ý ở cách mà cậu ta tạo dựng quan hệ với người khác. Từ thầy cô, bạn học đến cả bác gác cổng, Macron lúc nào cũng tươi cười chào hỏi, nói chuyện với ai thì lúc nào cũng nhìn thẳng vào mắt người đó”.

Vào năm 2016, Bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron tuyên bố thành lập phong trào chính trị Tiến lên (EM).

Vào thời điểm Tiến lên ra đời và đến nhiều tháng sau đó, kể cả khi ông từ chức vào tháng 8.2017 rồi chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống 3 tháng sau đó, không mấy người nghĩ chiếc ghế quan trọng nhất của Điện Élysée sẽ dành cho ứng viên xuất phát trong tình trạng “cái gì cũng không” này: không có đảng (EM khởi đầu chỉ là một phong trào chính trị); không thuộc cánh tả, cũng chẳng thuộc cánh hữu - những định hướng chính trị truyền thống của Pháp; không có nghị sĩ hoặc đại biểu dân cử nào của các hội đồng tỉnh, thành…

Nhưng chỉ trong vòng vài tháng, điều không tưởng đã thành hiện thực khi ông trở thành vị Tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử hiện đại Pháp.

Trước đó, nhờ học ở những trường hàng đầu Pháp, tốt nghiệp cũng ở hàng “top”, nên ông Macron lập tức có được những việc làm rất tốt.

Khả năng thích ứng ở mọi môi trường làm việc, cả nhà nước lẫn tư nhân, giúp ông nhanh chóng gây được sự chú ý. Nhiều doanh nhân, chính trị gia tên tuổi bắt đầu để ý đến “cậu nhân viên trẻ tuổi” Emmanuel Macron.

Ông bắt đầu chạm tới trung tâm của quyền lực nước Pháp khi trở thành báo cáo viên của Ủy ban phát triển kinh tế quốc gia do chuyên gia Jacques Atalli đứng đầu vào năm 2007, dưới thời của Tổng thống Nicolas Sarkozy.

Từ năm 2008-2012, ông trở thành chuyên viên cấp cao của ngân hàng Rothschild & Cie, từng tham gia đàm phán thành công những thương vụ hàng tỉ USD.

Rất thành công trong lãnh vực kinh tế nhưng ông cảm thấy có hứng thú với chính trường hơn khi bắt đầu làm cố vấn kinh tế cho ứng viên tổng thống của đảng Xã hội François Hollande từ năm 2011.

Tuy không gặp thường xuyên nhưng những bản báo cáo, ghi chú của viên cố vấn trẻ ngày càng chứng tỏ được giá trị. Khi ông Hollande đắc cử tổng thống vào năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Phó tổng thư ký của Điện Élysée.

Tháng 8.2014, ở tuổi 37, ông Macron trở thành Bộ trưởng Kinh tế trẻ tuổi thứ 2 trong lịch sử Pháp (kỷ lục thuộc về cựu Tổng thống Valéry Giscard d’Estaing, được bổ nhiệm vị trí này vào năm 1962, khi mới 36 tuổi).

Năm ông Macron 30 tuổi, cấp trên là chuyên gia kinh tế nổi tiếng Jacques Attali từng nhận định với ông: “Cậu biết không, Emmanuel, cậu có tố chất để vươn đến vị trí tối cao của đất nước”.

Mối tình không phân biệt tuổi tác

Mối tình với người vợ lớn hơn 24 tuổi của tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng bị bố mẹ ông phản đối quyết liệt nhưng trước sự kiên định của Macron, cuối cùng họ phải chấp nhận cho hai người kết hôn. Theo tiết lộ từ cuốn sách nhan đề: Emmanuel Macron: Một chàng trai hoàn hảo (Emmanuel Macron : Un Jeune Homme Si Parfait) do nhà báo Anne Fulda chắp bút, bố mẹ của ứng cử viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã rất sốc khi phát hiện ra mối tình sét đánh giữa đứa con trai 17 tuổi với nữ giáo viên 41 tuổi Brigitte Trogneux, người đã có chồng và ba con. Tại khu dân cư trung lưu yên tĩnh ở thành phố Amiens gần ngôi trường trung học La Providence, nơi Macron theo học còn Trogneux làm giáo viên, cuộc tình này làm dư luận xào xáo. Dù có tư tưởng phóng khoáng đến mấy đi nữa, bố mẹ của Macron cũng không thể chấp nhận mối tình này dù biết rằng con trai họ là một người có chút gì đó đặc biệt.

Trogneux, một phụ nữ vui vẻ, thạo các kỹ năng xã hội và có sức lôi cuốn với học sinh, còn Macron là một chàng trai hoàn hảo, thích đọc sách, chơi piano và kịch nghệ. Trogneux cho biết khi phụ trách lớp kịch nghệ, bà đã thấy choáng trước trí thông minh đặc biệt của Macron. Bà nói Macron “có lối tư duy mà tôi chưa từng thấy trước đó”. Tình cảm của họ bắt đầu với những cuộc trò chuyện. Người mẹ ba con Trogneux, đang có cuộc sống trung lưu, ban đầu cố tìm cách chế ngự tình cảm. Giờ đây, Trogneux hiếm khi nhắc đến chồng cũ André-Louis Auzière, người mà bà đã ly hôn để đến với Macron và hai người đã kết hôn vào năm 2007.

Tin liên quan