Đứng dậy xây xẩm mặt mày là bệnh gì năm 2024

Theo Viện Quốc gia về Rối loạn thần kinh và Đột quỵ của Mỹ (NINDS), ngất xỉu xảy ra khi lưu lượng máu lên não thay đổi đột ngột. Thường do huyết áp quá thấp và tim không bơm đủ oxy lên não, theo tờ Today.

Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ lưu ý ngất xỉu thường không có gì đáng lo ngại, nhưng đôi khi có thể là vấn đề nghiêm trọng.

Đứng dậy xây xẩm mặt mày là bệnh gì năm 2024

Nếu bắt đầu cảm thấy xây xẩm, chóng mặt, buồn nôn, tốt nhất nên ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức

Tiến sĩ Torree McGowan, bác sĩ cấp cứu từ Trường Y học cấp cứu Mỹ (American College of Emergency Physicians) cho biết, ngất xỉu có thể hoàn toàn lành tính như hơi choáng váng khi nhìn thấy máu, nhưng cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng như tim đập không bình thường.

Tiến sĩ McGowan nói thêm, hậu quả của ngất xỉu đột ngột có thể rất nghiêm trọng, kể cả nứt sọ và chấn thương não, theo Today.

Dấu hiệu sắp bị ngất xỉu

Tiến sĩ McGowan lưu ý hầu hết mọi người đều có các triệu chứng khi sắp ngất xỉu. Bao gồm:

  • Xây xẩm, chóng mặt, buồn nôn, theo Today.
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Thay đổi khác thường về thị giác như cảm giác như nhìn trong đường hầm, nhìn mờ hoặc tối hoặc nhìn thấy lốm đốm, đồng tử giãn.
  • Cảm thấy nóng, mặt đỏ bừng, hoặc ngứa ran khắp người
  • Tím tái
  • Khó thở.

Phải làm gì để tránh ngất xỉu?

Tiến sĩ McGowan khuyên, nếu bắt đầu cảm thấy xây xẩm, chóng mặt, buồn nôn, hoặc các triệu chứng khác kể trên, tốt nhất nên ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức.

Điều này giúp máu lưu thông lên đầu, bảo vệ não và giảm thiểu bị thương nếu ngất xỉu.

Một cách khác là thử căng cơ để tăng huyết áp.

Viện NINDS khuyên hãy nắm chặt tay thành nắm đấm, bắt chéo chân, ép đùi vào nhau, siết cơ cánh tay.

Cách để tỉnh lại nếu bị ngất xỉu

Viện NINDS lưu ý tình trạng ngất xỉu có thể kéo dài 1 - 2 phút trước khi người bệnh tỉnh lại.

Bệnh nhân nên nằm 10 - 15 phút ở nơi yên tĩnh, mát mẻ hoặc ngồi gục đầu giữa hai đầu gối. Uống nước lạnh cũng hữu ích.

Đứng dậy xây xẩm mặt mày là bệnh gì năm 2024

Ngất xỉu thường không có gì đáng lo ngại, nhưng đôi khi có thể là vấn đề nghiêm trọng

SHUTTERSTOCK

Nguyên nhân ngất xỉu

Tiến sĩ McGowan chỉ ra một số nguyên nhân:

  • Nhìn thấy máu
  • Ăn hoặc uống quá ít, mất nước - là nguyên nhân đặc biệt phổ biến trong mùa hè. Nóng bức có thể gây ngất do nhiệt.
  • Hồi hộp lo lắng
  • Rặn rất mạnh khi đi tiêu có thể gây choáng váng
  • Ho - có người ho đến mức ngất xỉu
  • Lượng đường trong máu thấp
  • Đứng dậy đột ngột - hạ huyết áp thế đứng hoặc hội chứng nhịp tim nhanh do tư thế đứng cũng gây xây xẩm.
  • Dùng thuốc hoặc chất bổ sung gây tác dụng phụ giảm huyết áp.

Tiến sĩ McGowan nói: Các vấn đề về nhịp tim là nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây ngất xỉu và thường không có dấu hiệu báo trước. Phổ biến ở người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh tim, theo Today.

Tiến sĩ Robert Wachter, Trưởng khoa Y, Đại học California (Mỹ), cũng lưu ý dội nước nóng khi đang bị mất nước và cảm cúm có thể khiến các mạch máu giãn ra, dẫn đến tụt huyết áp nguy hiểm cũng gây ngất xỉu.

Choáng khi đứng dậy là hiện tượng không hiếm gặp ở nhiều người. Tình trạng này xuất hiện ở mỗi người với tần suất khác nhau, có người chỉ xuất hiện trong giây lát rồi hết nhưng cũng có người bị thường xuyên gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Vậy choáng khi đứng dậy là bị sao, bài viết sau sẽ giúp bạn có được những thông tin tham khảo xung quanh hiện tượng này.

1. Bỗng nhiên choáng khi đứng dậy là bị sao

1.1. Thiếu máu

Những người bị thiếu máu nếu đứng dậy quá nhanh và đột ngột rất dễ bị choáng. Bình thường, máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể rồi về trở lại tim. Khi đứng, máu từ chân phải chống lại trọng lực để đi tới tim.

Đứng dậy xây xẩm mặt mày là bệnh gì năm 2024

Thiếu máu có thể gây ra hiện tượng choáng khi đứng dậy

Nếu đang ở tư thế ngồi mà đứng dậy quá nhanh thì tim không thể điều chỉnh được việc bơm máu thêm nên làm cho huyết áp giảm xuống nhanh chóng. Không những thế, lưu lượng máu giảm còn khiến cho não bị thiếu oxy nên chức năng hoạt động suy giảm. Tất cả những điều này rất dễ sinh ra tình trạng choáng, buồn nôn, chóng mặt,...

1.2. Hạ huyết áp tư thế

Choáng khi đứng dậy là bị sao còn phải kể đến chứng hạ huyết áp tư thế tức là nó xảy ra khi bỗng nhiên thay đổi tư thế quá đột ngột. Những trường hợp này cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng: hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt,... Có những trường hợp bị choáng do hạ huyết áp tư thế trong khoảng vài giây là hết nhưng cũng có trường hợp gây ra ngất xỉu.

Nguyên nhân gây choáng khi đứng dậy trong trường hợp này là do thiếu máu, mất nước, lão hóa, bệnh tim,... Trong số những nguyên nhân này thì có nguyên nhân sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông gây ra đột quỵ.

Đối với người ở độ tuổi trung niên, hạ huyết áp tư thế còn gây té ngã, ngất xỉu và chấn thương. Với những trường hợp này, tốt nhất nên hạn chế thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm sang đứng đột ngột; thay vào đó là thực hiện động tác một cách từ từ.

1.3. Thoái hóa đốt sống cổ

Ngồi sai tư thế trong một thời gian dài rất dễ làm cho đốt sống cổ bị thoái hóa. Lúc này, người bệnh sẽ có những cơn đau từ gáy lên đầu hoặc từ cổ đi xuống bả vai. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy choáng khi đứng dậy nhưng càng để lâu thì càng dễ bị gián đoạn lưu thông máu, tê yếu tay.

1.4. Rối loạn tiền đình

Nhiều người cứ loanh quanh đi tìm choáng khi đứng dậy là bị sao mà bỏ qua bệnh rối loạn tiền đình. Đây là một bệnh lý phổ biến với triệu chứng choáng, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mất thăng bằng khi đang ngồi lại đột ngột đứng lên.

Đứng dậy xây xẩm mặt mày là bệnh gì năm 2024

Người bị rối loạn tiền đình rất dễ bị choáng váng khi ngồi xuống, đứng lên

Tiền đình giữ vai trò điều chỉnh khả năng thăng bằng cho cơ thể. Rối loạn tiền đình xảy ra do người bệnh thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Khi bị rối loạn hay tổn thương tiền đình sẽ gây ra mất cân bằng về tư thế từ đó sinh ra choáng. So với người bình thường thì người mắc bệnh lý này có nguy cơ đột quỵ cao hơn rất nhiều.

1.5. Bệnh tim mạch

Tất cả các bệnh lý ở tim đều có thể gây ra hiện tượng choáng khi đứng dậy vì nó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và lưu thông máu cho não. Những người này cũng sẽ gặp các triệu chứng khác như: đổ mồ hôi nhiều, đau đầu, ù tai,...

1.6. Rối loạn hô hấp

Rối loạn hô hấp do tắc nghẽn phổi, phù phổi, hen,... để có thể gây choáng khi đứng dậy vì lúc ấy cơ thể không được cung cấp đủ oxy và hệ hô hấp hoạt động không tốt.

2. Bị choáng khi đứng dậy phải làm sao

Nói chung, choáng khi đứng dậy không phải là một bệnh mà chỉ là một triệu chứng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Bản thân chúng ta không thể khẳng định hay biết được choáng khi đứng dậy là bị sao nên để chắc chắn nhất thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Có như vậy thì chúng ta mới tìm ra giải pháp tốt nhất để nó không lặp lại.

Nếu chưa kịp đến bệnh viện để thăm khám, một số biện pháp tại nhà sau có thể giúp bạn tạm thời gỡ bỏ được băn khoăn choáng khi đứng dậy là bị sao, phải làm gì:

Đứng dậy xây xẩm mặt mày là bệnh gì năm 2024

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa giúp tìm ra nguyên nhân chính xác choáng khi đứng dậy là bị sao

- Ngay tại thời điểm bị choáng hãy đứng yên tại chỗ, nhắm mắt lại rồi tìm một điểm để vịn tay vào và giữ thăng bằng; hoặc ngồi xổm luôn xuống. Làm như vậy vừa tránh được nguy cơ bị té ngã mà còn giúp cho máu có thời gian để đến tim và lên não.

- Trước khi đứng lên, nếu đang nằm thì lật nghiêng người rồi nhẹ nhàng ngồi dậy khoảng 10 giây sau đó đứng lên từ từ. Việc làm này giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và kịp thời thích ứng rồi mới chuyển tiếp trạng thái, nhờ đó mà máu được lưu thông ổn định hơn, giảm thiểu nguy cơ bị choáng.

- Uống ít nhất 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Khi uống nước nên uống từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục và quá nhiều trong một lần. Việc bổ sung nước cũng sẽ giúp tránh được tình trạng suy giảm oxy đến tế bào não, giảm thiểu nguy cơ choáng khi đứng dậy đột ngột.

Nếu hiện tượng choáng kèm theo cảm giác không có sức, khó thay đổi tư thế ở một bên chân, buồn nôn, đau đầu dữ dội,... thì cần phải cảnh giác. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do vấn đề ở não, tim, chuyển hóa chất, thần kinh,... Khi ấy, việc đến bệnh viện càng sớm càng tốt sẽ giúp tìm ra lý do choáng khi đứng dậy là bị sao từ đó có biện pháp để xử trí hiệu quả, tránh được những hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại rằng hầu hết các trường hợp bị choáng đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài thì nó có thể xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cơ thể, cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Do đó, nếu bạn chưa biết choáng khi đứng dậy là bị sao và cần tới trợ giúp thì hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn cách xử trí phù hợp và đảm bảo an toàn.