Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu đặc điểm của hai kiểu khí hậu phố biển của châu á

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

cho biết các kiểu khí hậu phổ biến ở châu á , nơi phân bố và đặc điểm của các kiểu khí hậu đó

Các câu hỏi tương tự

1. Trình bày đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ, địa hình châu Á và phân tích ý nghĩa với khí hậu.

2. Kể tên và xác định nơi phân bố trên lược đồ các đồng bằng, dãy núi, sơn nguyên lớn; các loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở châu Á.

3. Giải thích tại sao khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành các đới khí hậu và trong từng đới phân thành nhiều kiểu khí hậu?

4. Nêu đặc điểm ( tên các kiểu khí hậu, nơi phân bố, nhiệt độ, lượng mưa) của các kiểu khí hậu phổ biến  và xác định trên lược đồ.

5. Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á (sông lớn, hướng chảy, thủy chế) và xác định trên lược đồ.

6. Trình bày đặc điểm dân cư châu Á.( số dân, tỉ lệ gia tăng tự nhiên, thánh phần dân cư, phân bố).

7. Nêu đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay(trình độ phát triển, cơ cấu GDP, thu nhập bình quân đầu người)

8. Trình bày tình hình phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á.(thành tựu, phân bố sản phẩm, cơ cấu ngành)

1. Đặc điểm sông ngòi

- Có nhiều hệ thống sông lớn.

- Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương, mùa đông bị đóng băng; mùa xuân tuyết tan gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: sông đổ vào Thái Bình Dương; chế độ mưa gió mùa nên sông đầy nước, mùa lũ vào thời kì cuối hạ đầu thu, mùa cạn vào cuối đông đầu xuân.

+ Nam Á sông đổ ra Ấn Độ Dương, nguồn cung cấp nước từ nước mưa.

+ Tây Nam Á và Trung Á khô hạn, sông ít nước, nguồn cung cấp nước từ băng tuyết tan.

- Sông ngòi châu Á có giá trị kinh tế lớn: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

2. Các đới cảnh quan tự nhiên

- Cảnh quan tự nhiên đa dạng.

+ Tây Xi – bia, sơn nguyên Trung Xi – bia, Đông Xi – bia: rừng lá kim.

+ Đông Á: rừng cận nhiệt.

+ Đông Nam Á và Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm.

+ Tây Á và Trung Á: thảo nguyên, hoang mạc và nửa hoang mạc.

- Cảnh quan tự nhiên đang bị con người khai phá, rừng tự nhiên còn lại ít và rất cần được bảo vệ.

3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á

- Thuận lợi: Tài nguyên đa dạng, phong phú...

+  Khoáng sản trữ lượng rất lớn: than, dầu mỏ, khí đốt…

+ Tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật cũng rất đa dạng là cơ sở tạo ra nhiều sản phẩm.

- Khó khăn: Núi non hiểm trở, hoang mạc khô cằn, thiên tai....

1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng

Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu đặc điểm của hai kiểu khí hậu phố biển của châu á

a) Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

- Đới khí hậu cực và cận cực.

- Đới khí hậu ôn đới.

- Đới khí hậu cận nhiệt.

- Đới khí hậu nhiệt đới.

- Đới khí hậu xích đạo.

 b) Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

- Đới khí hậu ôn đới:

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa.

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương.

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.

+ Kiểu núi cao.

- Đới khí hậu nhiệt đới:

+ Kiểu nhiệt đới khô.

+ Kiểu nhiệt đới gió mùa.

=> Nguyên nhân:

- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

- Lãnh thổ rất rộng lớn.

- Ảnh hưởng của các dãy núi, sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.

- Trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu thay đổi theo chiều cao.

 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

a) Các kiểu khí hậu gió mùa

- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu:

+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.

+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

- Kiểu khí hậu gió mùa: trong năm có hai mùa rõ rệt.

=> Nguyên nhân: mùa đông gió từ nội đị thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể; mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều.

b) Các kiểu khí hậu lục địa

- Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.

- Phân bố: các vùng nội địa, khu vực Tây Nam Á.

- Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô, lượng mưa trung bình 200 - 500 mm, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

=> Nguyên nhân: độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 2: Khí hậu châu Á giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 8

    • Giải Địa Lí Lớp 8 (Ngắn Gọn)
    • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 8
    • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 8
    • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 8

    (trang 7 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 2.1, em hãy

    – Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo dọc theo kinh tuyến 80o0Đ.

    – Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy?

    Trả lời:

    Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80o0Đ: đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt đới, đới khí hậu nhiệt đới.

    Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

    (trang 8 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó.

    Trả lời:

    Đới có nhiều kiểu khí hậu nhất ở châu Á là đới khí hậu cận nhiệt, gồm có các kiểu khí hậu:

    – Kiểu cận nhiệt địa trung hải.

    – Kiểu cận nhiệt lục địa.

    – Kiểu núi cao.

    – Kiểu cận nhiệt gió mùa.

    (trang 8 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa.

    Trả lời:

    Các khu vực thuộc kiểu khí hậu gió mùa: Nam Á, Đông Nam Á (gió mùa nhiệt đới), Đông Á (gió mùa cận nhiệt và ôn đới).

    (trang 8 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 2.1, em hãy

    – Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa.

    – Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý?

    Trả lời:

    – Các khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa: các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

    – Các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung đáng chú ý:

    + Mùa đông khô và lạnh, mà hạ khô và nóng.

    + Lương mưa trung bình thay đổi từ 200 – 500 mm. Độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp.

    Bài 1 (trang 9 sgk Địa Lí 8) Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm, em cho biết:

    – Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào?

    – Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó

    Lời giải:

    – Ba biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu sau đây:

    + U–lan Ba–to (Mông cổ): thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

    + E Ri–át (A–rập Xê–út): thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.

    + Y–an–gun (Mi–an–ma): thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

    – Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa mỗi địa điểm:

    + U–lan Ba–to: nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, nhiều tháng dưới 0oC. Lượng mưa trung bình năm 220mm. Mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8.

    + E Ru–át: nhiệt độ trung bình trên 20oC. Lượng mưa trung bình năm 82mm. Mưa tập trung và các tháng 1, 2, 3, nhưng rất ít.

    + Y–an-gun: nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC. Lượng mưa trung bình nằm trên 2750mm. Mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

    Bài 2 (trang 9 sgk Địa Lí 8): Dựa vào bảng 2.1, hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa vào vở học và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào?

    Lời giải:

    – Vẽ biểu đồ:

    Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu đặc điểm của hai kiểu khí hậu phố biển của châu á

    Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc)

    – Thượng Hải thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.