Dự án thủy điện lớn nhỏ trung bình

Gần 490 dự án thủy điện nhỏ, 8 dự án thủy điện bậc thang bị nhà chức trách loại khỏi quy hoạch sau rà soát do chiếm nhiều đất, hiệu quả kinh tế kém.

Thông tin trên được Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền Thủ tướng, báo cáo Quốc hội về thực hiện chất vấn, nghị quyết từ đầu nhiệm kỳ.

Theo Bộ trưởng, qua rà soát, kiểm tra các công trình thủy điện, cơ quan quản lý đã loại bỏ 8 dự án thủy điện bậc thang, 486 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng ra khỏi quy hoạch. "Đây là các dự án chiếm nhiều đất, ảnh hưởng tới môi trường - xã hội hoặc hiệu quả kinh tế thấp", ông Diên cho hay. Các dự án còn lại trong quy hoạch hầu hết đã được rà soát kỹ, cập nhật vào Quy hoạch điện VIII để đầu tư tiếp.

Bộ Công Thương đánh giá về tổng thể các hồ, đập vận hành an toàn, ổn định tại thời điểm kiểm tra trước mùa lũ. Nhưng một số công trình có hiện tượng phát sinh trong vận hành như lở, sạt trượt bờ hồ, hạ lưu đập tràn; hay thấm thân đập chưa được xử lý triệt để, hư hỏng thiết bị quan trắc.

Tồn tại lớn nhất sau thanh, kiểm tra tại các hồ đập liên quan tới điều chỉnh quy mô, thay đổi thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công so với hồ sơ thiết kế công trình thủy điện. Tuy nhiên, Bộ này cho hay việc điều chỉnh thiết kế của một số dự án thủy điện vừa qua chủ yếu là điều chỉnh cục bộ kết cấu các hạng mục công trình, không làm thay đổi mục tiêu, nhiệm vụ trong quy hoạch.

Dự án thủy điện lớn nhỏ trung bình

Công nhân ngành điện sửa chữa lưới điện trung áp. Ảnh: EVN

Cũng tại báo cáo, Chính phủ cho biết hiện thiếu gần 21.000 tỷ đồng kéo điện về nông thôn, hải đảo. Theo đó, chương trình cấp điện cho các vùng này tới 2025, với tổng vốn gần 29.800 tỷ đồng được trình Chính phủ xem xét, phê duyệt từ tháng 6/2021.

Tuy nhiên, sau gần hai năm, chương trình này vẫn chưa được phê duyệt, với lý do chưa có giải pháp thu xếp khoảng 20.900 tỷ đồng, tức trên 70% nhu cầu vốn của chương trình. Bởi theo Điều 16 Luật Đầu tư công, hành vi bị cấm trong đầu tư công là quyết định chủ trường mà không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

Ngoài ra, thời gian duyệt chương trình cấp điện cho huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bị kéo dài tới tháng 6 năm nay Thủ tướng mới phê duyệt chủ trương, với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Cùng đó, cơ chế tài chính với chương trình SETP (dự án, tiểu dự án thành phần sử dụng vốn ODA không hoàn lại) chưa được cấp có thẩm quyền duyệt.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN được giao đầu tư một số dự án thuộc chương trình cấp điện miền núi, hải đảo tới 2025, nhưng theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, vướng mắc hiện nay luật không quy định hình thức đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước để làm dự án. Để bố trí vốn ngân sách cho EVN làm các dự án này, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị sửa Điều 6, Luật 69, tức là cho phép ngân sách bố trí vốn cho doanh nghiệp để đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.

Để có vốn cho các dự án kéo điện về nông thôn, miền núi, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ phê duyệt chương trình có sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng, vốn vay ODA ưu đãi của các tổ chức quốc tế như WB, ADB và các nguồn lực từ xã hội hóa.

Bộ này cũng cho biết đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét bổ sung vốn còn thiếu để hoàn thành mục tiêu chương trình, trong đó bổ sung nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho dự án cấp điện Côn Đảo. Một nghị quyết riêng về giao vốn đầu tư công cho EVN để làm các dự án kéo điện về nông thôn hải đảo cũng được kiến nghị trình Quốc hội xem xét.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện khoảng 17 triệu hộ dân nông thôn, vùng sâu, xa, biên giới được dùng điện lưới quốc gia. Riêng tại khu vực nông thôn, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện đạt gần 99,3%.

Đến cuối 2020, EVN đã cung cấp và quản lý bán điện tới 11/12 huyện đảo, 82/85 xã đảo với tổng vốn hơn 7.900 tỷ đồng. Hàng năm, tập đoàn này bù lỗ khoảng 200 tỷ đồng cho quản lý, vận hành các dự án điện tại các khu vực nông thôn, biển đảo.

Đến nay đã có 45 dự án thủy điện đưa vào vận hành thương mại với tổng công suất 740,5 MW, trong đó một số dự án đầu tư, xây dựng nằm trên cả hai tỉnh.

Nhiều năm qua, tỉnh Kon Tum quy hoạch 82 vị trí, công trình thủy điện nhỏ và vừa, đến nay đã có 29 nhà máy thủy điện hoàn thành, tổng công suất 343 MW; 14 công trình hiện đang thi công, xây dựng. Tỉnh Quảng Ngãi quy hoạch 33 dự án thủy điện, tổng công suất 667,2 MW. Sau quá trình khảo sát điều kiện, tính khả thi, đã có 28 dự án thủy điện được cấp chủ trương đầu tư. Đến thời điểm này đã có 16 dự án thủy điện chính thức vận hành thương mại, tổng công suất 397,5 MW; bốn dự án thủy điện đang thi công, công suất 85 MW.

Được cấp phép đầu tư từ năm 2019, dự án thủy điện Trà Phong tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có công suất 30 MW trên diện tích gần 100 ha, tổng mức đầu tư 1.160 tỷ đồng. Sau gần hai năm thi công, dự kiến đến quý 4 năm nay, dự án sẽ phát điện thương mại.

Ông Hà Minh Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển nguồn nhân lực HATACO Tây Trà cho biết, vướng mắc lớn nhất là việc giải quyết công trình cầu Sông Tang nằm trong phạm vi dự án. Đồng thời, việc xây mới cầu hoặc kết hợp đường giao thông trên đỉnh đập thủy điện cũng kéo dài, khiến tiến độ dự án bị chậm. “Chúng tôi đang tích cực phối hợp với địa phương đề ra phương án giải quyết thấu đáo, bảo đảm quyền lợi cho người dân trong vùng và hài hòa lợi ích các bên nhằm tháo gỡ vướng mắc của dự án”, ông Hà Minh Tuấn cho hay.

Các tỉnh khu vực miền trung-Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ và vừa, trong đó, tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum luôn được các bộ, ngành, địa phương tập trung hỗ trợ. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn khá nhiều vướng mắc cần sớm có giải pháp xử lý triệt để. Đơn cử, nhiều dự án thủy điện gặp khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế; khó khăn khi đấu nối vào lưới điện quốc gia; hạ tầng giao thông tiếp cận vị trí tiềm năng công trình thủy điện chưa thuận lợi; phương án khai thác dự án ảnh hưởng lớn đến diện tích rừng, đất sản xuất của người dân...

Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum Lê Như Nhất cho biết, hệ thống lưới điện truyền tải của tỉnh chưa được đầu tư theo đúng tiến độ quy hoạch, chưa đồng bộ với việc đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, dẫn đến khó khăn trong việc đấu nối vào lưới điện quốc gia. Việc triển khai Luật Đầu tư, các quy định về quản lý bảo vệ rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất có những quy định mới cần thực hiện, do đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư đối với các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Dự án thủy điện lớn nhỏ trung bình

Thi công đập dâng Nhà máy Thủy điện Sông Liên 1, tỉnh Quảng Ngãi.

Hầu hết, các dự án thủy điện có tổng vốn đầu tư lớn, vì vậy không ít doanh nghiệp “nóng lòng” đẩy nhanh tiến độ. Nhiều chủ đầu tư vừa làm thủ tục vừa triển khai xây dựng dẫn đến vi phạm các quy định về đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường thiếu sự kiểm soát, giám sát chất lượng công trình, ảnh hưởng đến địa phương, người dân khu vực dự án.

Tương tự, tỉnh Quảng Ngãi có 16 dự án thủy điện vận hành, hoạt động thương mại; trong đó 12 dự án đầy đủ các thủ tục pháp lý, bốn dự án thủy điện chưa xong thủ tục pháp lý. Một trong những vấn đề cần quan tâm là khu vực đường Trường Sơn Đông, các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi tiếp giáp huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, nhiều năm qua thường xuyên chịu ảnh hưởng động đất; tình trạng sạt lở núi, mưa bão hằng năm cùng nhiều nguyên nhân khác, đã ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Trong khi đó, vùng núi giữa hai tỉnh tiếp tục đầu tư, xây dựng 35 dự án thủy điện nhỏ và vừa (tại tỉnh Quảng Ngãi, 13 dự án thủy điện chuẩn bị đầu tư xây dựng và tỉnh Kon Tum, 22 dự án đang khảo sát lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư), vì vậy, cần giám sát, kiểm tra chặt chẽ các dự án, nhà máy thủy điện đã và đang triển khai xây dựng nhằm bảo đảm an toàn cho người dân, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực này. Trong đó, chú trọng tăng cường tổ chức nhiều đợt kiểm tra công trường xây dựng hạng mục công trình; kiểm tra công tác nghiệm thu những hạng mục quan trọng của dự án thủy điện như đập dâng, hồ tích nước, hệ thống ống dẫn, tổ máy phát điện...

Đồng thời, giám sát, quản lý chất lượng hạng mục công trình thủy điện; các điều kiện hòa lưới điện, vận hành thương mại. “Gắn với công tác kiểm tra nghiệm thu phần xây dựng, chúng tôi sẽ phối hợp ngành chức năng kiểm tra quá trình tích nước hồ chứa, chất lượng an toàn hồ đập, quy trình vận hành liên hồ chứa, bảo đảm an toàn khi đưa các nhà máy vào vận hành thương mại”, Giám đốc Sở Công thương Quảng Ngãi Võ Văn Rân cho hay.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh khẳng định, chính quyền địa phương luôn hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các nhà đầu tư sớm đưa các nhà máy thủy điện hoạt động. Tuy nhiên, các công trình thủy điện phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, an toàn chất lượng công trình, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, cũng như an toàn đối với người dân trong vùng.