Dự án quảng nam 2023

>>Định hình quy hoạch Quảng Nam theo hướng nào?

Mới đây, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định số 1776/QĐ-UBND về việc Ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022 tỉnh Quảng Nam. Tại các danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2023, địa phương có 36 dự án mới được các nhà đầu tư quan tâm. 

Theo danh mục đầu tư, tại lĩnh vực công nghiệp có 8 dự án. Trong đó, các dự án gồm đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp đô thị, dịch vụ Nam Thăng Bình ở huyện Thăng Bình (655ha), dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Điện Bàn 1 ở thị xã Điện Bàn (750ha), dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thăng Bình 1 ở huyện Thăng Bình (978ha). 

Dự án quảng nam 2023

Tại danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2023, địa phương có 36 dự án mới được các nhà đầu tư quan tâm. 

Bên cạnh đó, địa phương cũng kêu gọi đầu tư tại các dự án đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đại Lộc 1 ở huyện Đại Lộc (600ha), dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tam Anh 3 (190ha); dự án kêu gọi đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Tài Đa - Phần mở rộng (55ha), dự án kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN Sông Trà (50ha) và dự án Cụm công nghiệp Gò Biên (50ha). 

Tại lĩnh vực đầu tư đô thị có 10 dự án. Các dự án lớn như khu đô thị dịch vụ cao cấp Tam Anh ở huyện Núi Thành (1.250ha), khu đô thị, du lịch, dịch vụ ven sông, ven biển Bình Nam ở huyện Thăng Bình (550ha), Khu đô thị sinh thái ven sông Tam Kỳ ở TP. Tam Kỳ (280ha) nhận được nhiều sự quan tâm. 

Ngoài ra, loạt dự án khu dân cư Tây Yên ở TP. Tam Kỳ (65ha), Khu đô thị An Hà Nam ở TP. Tam Kỳ (55ha), dự án khu đô thị, thương mại du lịch Bình Minh ở huyện Thăng Bình (80ha), dự án khu đô thị, dịch vụ kết nối du lịch cộng đồng ở huyện Núi Thành (190ha), dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng sinh thái Hồ Thạch Bàn ở huyện Duy Xuyên (450ha),... cũng được địa phương tập trung kêu gọi. 

Đối với lĩnh vực du lịch có 12 dự án gồm khu bảo tồn sinh thái kết hợp du lịch sông Đầm ở TP. Tam Kỳ (621ha), Khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Hồ Phú Ninh ở huyện Phú Ninh (500ha), Khu phi thuế quan gắn với Khu bến cảng Tam Hòa ở huyện Núi Thành (747ha), dự án phát triển du lịch sinh thái Suối Nước Ví ở huyện Bắc Trà My (300ha)... 

Tại lĩnh vực thương mại - dịch vụ có 3 dự án. Trong đó, tỉnh Quảng Nam kêu gọi đầu tư tại khu phi thuế quan gắn với sân bay Chu Lai ở huyện Núi Thành (225ha), dự án khu phi thuế quan gắn với khu bến cảng Tam Hòa (751ha) và dự án trung tâm thương mại tổng hợp Tân Bình (0,4ha). 

Dự án quảng nam 2023

Tại lĩnh vực đầu tư công nghiệp có 8 dự án lớn được tỉnh Quảng Nam chú trọng kêu gọi đầu tư.

Cuối cùng, đối với lĩnh vực nông nghiệp có 3 dự án là dự án phát triển chăn nuôi tập trung ở huyện Bắc Trà My (200ha), dự án bảo tồn phát triển cây quế Trà My (2.000ha) và dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Hiệp Đức (100ha). 

Theo ông Hồ Quang Bửu, trong thời gian tới tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong tương lai, tỉnh này sẽ nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020 phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và lợi thế của từng ngành, từng lĩnh vực.

Ông Bửu thông tin, Quảng Nam sẽ hoàn chỉnh công tác quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng để kêu gọi đầu tư. Đặc biệt là khẩn trương hoàn thành quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có chất lượng cao, các quy hoạch chuyên ngành, kế hoạch trung hạn và hàng năm có tầm nhìn, gắn với tình hình thực tiễn tại mỗi ngành, địa phương

“Tỉnh sẽ tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị, khu công nghiệp để sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư mới. Tiếp tục ưu tiên các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ trên tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là bảo đảm kết nối các vùng, địa phương trong tỉnh với ngoài tỉnh và cả nước, kết nối các tuyến giao thông và đô thị. Phát triển hệ thống cảng biển và sân bay Chu Lai, hạ tầng các khu công nghiệp gắn với nhóm dự án về dịch vụ vận tải, hậu cần cảng và logistics,...”, ông Hồ Quang Bửu cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, tỉnh Quảng Nam sẽ phát triển dịch vụ – du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cũng như thu hút, đẩy mạnh phát triển du lịch để lấy lại đà tăng trưởng trước dịch.
  • Kinh tế Quảng Nam dần phục hồi một phần nhờ Năm du lịch quốc gia
  • Hội An tổ chức sự kiện quảng bá nghề truyền thống

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hôm 5-8 đã ký công văn Đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2023, làm cơ sở báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo thống kê, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch tại Quảng Nam năm 2019, thời điểm trước dịch Covid-19, đạt gần 7,7 triệu lượt khách, tăng 17,61% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 4,6 triệu lượt, tăng 20,50% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch năm 2019 của Quảng Nam ước đạt 6.000 tỉ đồng, tăng 27,66% so với cùng kỳ năm 2018. Thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 14.000 tỉ đồng.

Dự án quảng nam 2023
Khách tham quan khu du lịch VinWonders Nam Hội An. Ảnh: Nhân Tâm

Để có thể đạt trở lại được như những con số nói trên, tỉnh sẽ triển khai hệ thống phần mềm du lịch thông minh tỉnh Quảng Nam, tập trung phát triển những ngành dịch vụ có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao. Tỉnh Quảng Nam cũng tạo đột phá để thu hút nhiều hơn vốn đầu tư của tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài vào những ngành dịch vụ.

Quảng Nam cũng sẽ phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là thu hút các dự án du lịch cao cấp khu vực ven biển cũng như thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đô thị, du lịch như Nam Hội An, dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Quảng Nam…

Kết nối phát triển du lịch với phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và khu vực nông thôn bên cạnh việc tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, đặc biệt là tại các khu du lịch, điểm du lịch ven biển thuộc Hội An, Điện Bàn, Tam Kỳ, Núi Thành… là những mục tiêu trong năm sau.

Bên cạnh đó, sở dĩ, Quảng Nam đặt mục tiêu lấy lại đà tăng trưởng du lịch như trước dịch, theo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, là nhờ đà tăng trưởng có được trong những tháng qua và tiềm năng phát triển trong các tháng còn lại của năm 2022.

Cụ thể, trong 6 tháng năm 2022 , tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt gần 2,3 triệu lượt, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó khách quốc tế ước đạt 91.000 lượt, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Một số ngành dịch vụ có mức tăng trưởng khá như: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 11,6%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 17,1%; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,3%; nghệ thuật vui chơi và giải trí tăng 25,2%…

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt gần 5.200 tỉ đồng, chiếm 13,1% tổng mức và tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt hơn 569 tỉ đồng, tăng 124,4%, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt gần 4.600 tỉ đồng, tăng 20,2%.

Tỉnh Quảng Nam ước đạt GRDP (tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh) năm 2022 là 10,2%, thu ngân sách 28.300 tỉ đồng. Trong năm 2023, GRDP sẽ đạt 9-9,5% và thu ngân sách đạt 25.800 tỉ đồng.

Việc đưa ra những chỉ tiêu tăng trưởng khiêm tốn vì Quảng Nam dự báo tình hình kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giá cả nguyên vật liệu sản xuất, lạm phát có nguy cơ gia tăng. Trong nước, tỉnh cũng đối mặt với những khó khăn và thách thức như hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp; trình độ công nghệ, năng lực quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế…

Nhân Tâm

Theo KTSG Online

Cùng chủ đề