Đóng bảo hiểm công ty là gì

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật lao động năm 2019

Nghị định 115/2015/NĐ-CP: hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

Luật sư tư vấn:

1. Mức hưởng chế độ thai sản khi vừa đóng bảo hiểm

Khách hàng: Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp em với ạ: Em mới đi làm ở công ty và đóng bảo hiểm được 2 tháng, hiện tại thì em đá có bầu được 4 tháng, nếu em đóng bảo hiểm thêm 3 tháng nữa thì em có được hưởng chế độ gì không ạ ? Cụ thể là em có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không?

Em xin cảm ơn!

Với tình huống của bạn. theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về chế độ thai sản như sau:

"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con."

=> Như vậy, điều kiện hưởng chế độ thai sản là bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Như vậy bạn chưa đủ điều kiện để được hưởng chế độ này nếu đóng bảo hiểm xã hội chỉ được 5 tháng.

 

2. Trường hợp lấy bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần 

Khách hàng: Chào Luật sư, bạn cho mình hỏi mình mượn hồ sơ của chị gái để đi làm, và mình đã đóng bảo hiểm được hơn 4 năm, bây giờ mình muốn lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần có được không bạn? Chân thành cảm ơn.

Theo tinh thần luật lao động năm 2019 việc bạn mượn hồ sơ lao động của chị gái để được làm việc là hành vi trái quy định của pháp luật.

Tuy nhiên tại nghị định 88/2015/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm chỉ quy định về phạt vi phạm đối với người sử dụng lao động.

"Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo."

=> Như vậy vì chưa có quy định về việc xử phạt và không cho hưởng bảo hiểm xã hội với người lao động nên để có đủ căn cứ xác định mức độ vi phạm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, đề nghị bạn phản ánh với đơn vị sử dụng lao động báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động để kiểm tra, xác minh, xử lý. Kết luận của các cơ quan này là căn cứ để cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với bạn theo đúng quy định.

 

3. Số tiền đóng bảo hiểm có phụ thuộc vào hệ số lương không? 

Khách hàng: Kính chào Luật sư Minh Khuê, cho tôi hỏi hệ số lương cơ bản 2.24 và 1.0 thì tiền đóng bảo hiểm là bao nhiêu? Công ty đóng bao nhiêu và tôi đóng bao nhiêu? Tôi ăn lương sảng phẩm? Chân thảnh cảm ơn luật sư.

Theo quy định của pháp luật hiện hành người sử dụng lao động trích 22% còn người lao động trích 10,5% trên mức tiền lương là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Mức lương dùng làm căn cứ đóng tùy vào việc bạn thuộc đối tượng nào để xác định mức đóng cho phù hợp.

Vi dụ :

Cán bộ công chức/viên chức tính lương theo hệ số quy định tại NĐ 204, 205/2004/NĐ-CP nên lấy mức lương hệ số theo quy định đó để tính.

=> Người lao động lương theo thỏa thuận nên căn cứ theo hợp đồng và không dưới mức lương tối thiểu vùng.

 

4. Xác định chi phí thu nhập doanh nghiệp

Khách hàng: Công ty tôi là công ty tnhh hai thành viên, giám đốc đồng thời là chủ sở hữu. Vậy tiền lương giám đốc có được tính chi phí thu nhập doanh nghiệp không? Công ty có phải trích nộp bảo hiểm cho giám đốc không? Tôi xin cảm ơn luật sư.

Theo Điều 4 thông tư 96/2015 quy định như sau:

"2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

...

d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh."

=> Như vậy tiền lương của giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên vẫn được tính vào chi phí được trừ khi chịu thuế tndn. 

Tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương...."

Theo Điều 4 luật doanh nghiệp 2014 quy định:

"Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty."

=> Kết luận: Nếu giám đốc công ty TNHH 2 thành viên có hưởng lương thì phải tham gia đóng BHXH bắt buộc.

 

5. Trường hợp hưởng bảo hiểm y tế

Khách hàng: Chào luật sư, mẹ em bị u tuyến giáp và mới mua bảo hiểm. Sang tháng 11 mới có thẻ BHYT . Vậy nếu sang tháng mẹ em mổ có được hưởng bảo hiểm không ạ ? Chân thành cảm ơn luật sư.

Tại thời điểm đi khám chữa bệnh mẹ bạn có tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng khi khám bệnh,chữa bệnh. Căn cứ văn bản hợp nhất luật BHYT năm 2013 quy định người tham gia BHYT tự nguyện hưởng quyền lợi thẻ BHYT sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế:

"Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế..."

 

6. Có được đóng bảo hiểm xã hội khi đã nghỉ việc 

Khách hàng: Thưa luật sư, tôi năm nay 29 tuổi, tôi làm hợp đồng được 3 năm, vì lý do cá nhân tôi không tiếp tục tham gia công việc được. Vậy tôi có được tiếp tục đóng bảo hiểm mà không tham gia công việc không ạ ? Và nếu tôi đóng tiếp đến khi tôi lại tiếp tục tham gia công việc được thì tôi có đựơc tính từ lúc bắt đầu đóng bảo hiểm không ạ ? Chân thành cảm ơn luật sư.

Chào bạn. Hiện nay Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương...."

=> Như vậy, nếu bạn là người lao động, nghỉ việc và không tiếp tục ký hđlđ với người lao động nào nữa thì không được tham gia BHXH bắt buộc. Khoảng thời gian này bạn bị ngắt quãng được cho là không tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Công ty đóng bảo hiểm như thể nào cho nhân viên?

Theo quyết định 959/QĐ-BHXH quy định mức đóng BHXH cụ thể như sau: Mức đóng BHXH 26% trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Đi làm phải đóng bảo hiểm gì?

Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6." Như vậy, khi đi làm thì người lao động sẽ phải đóng 8% mức tiền đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất, 1% vào quỹ BHTN và 1,5% là đóng BHYT.

Tại sao đi làm phải đóng bảo hiểm xã hội?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Đóng bảo hiểm cần thủ tục gì?

Thủ tục tham gia BHXH lần đầu gồm các bước sau: - Bước 1: chuẩn bị các loại giấy tờ theo yêu cầu để có căn cứ điền thông tin vào các biểu mẫu. - Bước 2: trong trường hợp đơn vị chưa có mã BHXH, đơn vị sẽ nộp tờ khai TK3-TS cho cơ quan bảo hiểm. Sau khi nộp 1 – 7 ngày làm việc, đơn vị sẽ nhận được mã đơn vị.