Doanh thu hàng hóa dịch vụ không tính thuế năm 2024

- Sản phẩm của hoạt động tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm: Tưới cho cây trồng (đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3); cấp nước cho nuôi trồng thủy sản (đồng/ha/năm hoặc đồng/m3 hoặc đồng/m2 mặt thoáng/năm); tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị.

Cung cấp theo kế hoạch diện tích do UBND tỉnh giao hằng năm và được cấp hỗ trợ kinh phí thủy lợi phí. Theo Nghị định số 209/2013/NĐ-CP thì khi nhận khoản hỗ trợ này công ty không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT).

- Cung cấp sản phẩm dịch vụ tưới, tiêu này cho đơn vị sử dụng không thuộc đối tượng được cấp hỗ trợ: Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản (đồng/ha/năm hoặc đồng/m3 hoặc đồng/m2 mặt thoáng/năm).

Đây là sản phẩm không chịu thuế nên cũng không phải kê khai, tính nộp thuế các loại sản phẩm dịch vụ nêu trên.

Bà Huyền hỏi, công ty không phải kê khai và không phải nộp thuế GTGT là đúng hay sai?

Khi nhận được khoản hỗ trợ thủy lợi phí, công ty bà bỏ ra một số chi phí để mua điện, dầu, mỡ bảo dưỡng máy bơm; vật liệu xây dựng, vật tư thay thế để tự sửa chữa các đoạn kênh bị vỡ, máy bơm bị hỏng. Vậy, số thuế GTGT đầu vào này công ty có phải kê khai và được khấu trừ thuế không?

Bà Huyền cũng muốn biết, công ty bà có phải kê khai thuế đầu vào, đầu ra và được hoàn thuế khi mua sắm mới tài sản hoặc cải tạo nâng cấp tài sản không? Hay hạch toán vào chi phí trực tiếp để làm cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trả lời để bà Nguyễn Thị Thu Huyền được biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc, đề nghị bà liên hệ với Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế - số điện thoại: 0222.3822347) để được hướng dẫn và giải đáp.

Thuế GTGT (Giá trị gia tăng) là một trong những khoản chi phí quan trọng mà các doanh nghiệp thường phải đối mặt. Tuy nhiên, có một số nhóm đối tượng được miễn thuế GTGT, điều này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tài chính và tăng cơ hội phát triển. Trong bài viết này, Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ giới thiệu cho bạn 5 nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT, cùng với những thông tin quan trọng liên quan.

Doanh thu hàng hóa dịch vụ không tính thuế năm 2024

Nội dung bài viết

1. Căn cứ pháp lý

Những đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định dựa trên các Thông tư cụ thể như sau:

  • Thông tư 219/2013/TT-BTC
  • Thông tư 151/2014/TT-BTC
  • Thông tư 26/2015/TT-BTC
  • Thông tư 130/2016/TT-BTC
  • Thông tư 25/2018/TT-BTC

2. Thuế GTGT là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Doanh thu hàng hóa dịch vụ không tính thuế năm 2024

\>>>>> Tìm hiểu ngay Các Đối Tượng Không Chịu Thuế GTGT

3.5 Nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT

Hàng hóa thuộc đối tượng này chủ yếu phục vụ mục đích phúc lợi xã hội và được Nhà nước khuyến khích kinh doanh và sản xuất. Các mặt hàng này phần lớn do Nhà nước trả tiền. Được quy định cụ thể như sau:

  • Các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra và xuất khẩu;
  • Các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho con người và vật nuôi;
  • Các dịch vụ trong ngành giáo dục và hoạt động xuất bản;
  • Hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước cung cấp, trả tiền như: vũ khí phục vụ quốc phòng, an ninh. Các hoạt động phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh;
  • Các hàng hóa, sản phẩm phần mềm hay dịch vụ phần mềm.

4.Những câu hỏi liên quan về đối tượng không chịu thuế

4.1. Đối tượng không chịu thuế gtgt có cần kê khai hay không?

Theo nội dung được quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì đối tượng không chịu thuế GTGT cần kê khai và không cần kê khai nếu:

+ Doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không phải kê khai, nộp thuế GTGT.

+ Doanh nghiệp vừa có hoạt động, kinh doanh hàng chịu thuế và Không chịu thuế GTGT thì vẫn phải kê khai, nộp thuế GTGT.

\>>>>> Có thể bạn quan tâm Tra Cứu Hóa Đơn Không Có Mã Cơ Quan Thuế

4.2. Đối tượng không cần thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT là gì?

Đối tượng không cần thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT bao gồm:

  • Chỉ là luồng tiền từ bên này sang bên khác, không có hàng hóa, dịch vụ đối ứng nên không có tiêu dùng.
  • Chỉ có tài sản luân chuyển, không có luồng tiền, nên bản chất không phải giao dịch bán hàng.
  • Do hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ, không phải nghiệp vụ mua bán
  • Do có sự luân chuyển hàng hóa nhưng chỉ là cho vay, mượn, hoàn trả, không phải nghiệp vụ mua bán.
  • Do không đáp ứng điều kiện về đối tượng nộp thuế.
  • Do tiêu dùng ngoài Việt Nam, không đáp ứng nguyên tắc điểm đến.
  • Do bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

Doanh thu hàng hóa dịch vụ không tính thuế năm 2024

Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “5 nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA