Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm bao nhiêu phần trăm

TTO - Chiếm 97%, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi đi vay phải chứng minh với ngân hàng mình thuộc khối này.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm bao nhiêu phần trăm

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chiếm tỉ lệ 97% - Ảnh: HÀ QUÂN

"Cắc cớ" này được đưa ra tại buổi khảo sát tình hình thực tiễn Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn từ 1-1-2018 đến 30-6-2022 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM chiều 21-9.

Ông Nguyễn Đình Tuệ, giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP.HCM, cho biết qua các cuộc khảo sát, trung tâm nhận được phản hồi của doanh nghiệp là khó, thậm chí là chưa tiếp cận được các hỗ trợ cho dù Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy quyền được hỗ trợ rất nhiều.

Chẳng hạn hiện nay là dù khẳng định hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm vừa và nhỏ, nhưng trong hồ sơ đi vay các doanh nghiệp này đều phải chứng minh mình thuộc nhóm này với các điều kiện thủ tục rất phức tạp.

"Nếu cơ quan thuế đã công bố danh sách những doanh nghiệp lớn thì chỉ cần đối chiếu là biết các doanh nghiệp còn lại chắc chắn thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sao phải mất thêm thủ tục để chứng minh?", ông Tuệ nêu.

Cũng theo đại diện Trung tâm Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP, các hỗ trợ hiện nay cũng đang mâu thuẫn với Luật quản lý thuế và Luật ngân sách nhà nước. Cần phải sửa đổi luật thì mới có hỗ trợ hiệu quả và phải huy động thêm được nguồn lực xã hội bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước.

"Việc luật thiếu hướng dẫn đi kèm, phân công không rõ ràng cũng là một phần nguyên nhân, ngoài ra còn thiếu một chế tài đủ mạnh để có thể động viên các cơ quan liên quan, địa phương tích cực hơn thi hành các quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ", ông Tuệ kiến nghị.

Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu thực tế cũng làm cho công tác vận động chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp của địa phương cũng gặp nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Minh Phượng, phó chủ tịch UBND quận 5, cho biết trong khi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa tạo được sức hấp dẫn thì các quy định hiện nay khá thoáng cho hộ kinh doanh như không bị giới hạn số lao động, được mở nhiều chi nhánh và thuê người quản lý… khiến cho động lực chuyển đổi của các hộ kinh doanh hầu như không có.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm bao nhiêu phần trăm

Nhiều hỗ trợ vẫn chưa đến được doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh: N.BÌNH

Bà Vương Thanh Liễu, phó chủ tịch UBND quận 6, cũng cho biết trong 3 năm 2018-2022, quận đã vận động được 605 hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp. Thực tế mặc dù Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định tương đối toàn diện nhưng chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ chuyển đổi hộ kinh doanh sang hoạt động mô hình doanh nghiệp chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích người dân thực hiện.

Trường hợp chuyển lên doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp bị ràng buộc rất nhiều quy định pháp luật về thuế, chế độ kiểm toán trong khi xử phạt vi phạm hành chính lại cao gấp 2 lần hộ kinh doanh. Do đó bà Liễu cho rằng, các chính sách hỗ trợ với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải được cụ thể hóa để tăng động lực thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình hoạt động.

Ông Trương Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho biết quan điểm phát triển của nhiều quốc gia cho thấy nền kinh tế của họ thành công nhờ lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chứ không đi theo những tập đoàn lớn. Ngay cả các quốc gia như Nhật Bản, Đức... cũng xem đây là lực lượng xương sống của nền kinh tế.

"Việt Nam xác định phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ giải quyết câu chuyện việc làm, lao động mà còn là sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc hỗ trợ lực lượng này cần phải cụ thể và phải xem xét kịp thời, nêu rõ trách nhiệm của các ban, ngành, địa phương, đặc biệt trong dịp COVID-19 vừa qua", ông Nghĩa nói.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2017, trong tổng cố 517.900 doanh nghiệp (DN) đăng ký, số DN đang hoạt động, có doanh thu, nộp thuế vào ngân sách nhà nước là 505.000 DN. Số DN còn lại là mới đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dù số lượng DN tăng nhưng chỉ có 10.100 DN lớn, chiếm tỷ lệ khiêm tốn 1,9%. Số DNNVV chiếm tới 98,1%, trong đó, DN vừa có gần 8,5 nghìn DN, tăng 23,6% so với thời điểm 1/1/2012; DN nhỏ là 114,1 nghìn và DN siêu nhỏ là 385,3 nghìn. Bình quân năm giai đoạn 2012- 2017, số DNVVN tăng 8,8% cao hơn mức tăng bình quân của DN lớn là 5,4%.

Trong khi đó, số lượng DN nhà nước giảm 18,4% và lao động giảm tới 23,1% so với thời điểm 1/1/2012. Bình quân giai đoạn 2012- 2017 mỗi năm giảm 4% về số DN và 5,1% về số lao động. Điều này cho thấy, chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại các DNNN đã có tiến triển.

Như vậy, số DNNVV là 507.860 DN, tăng 52,1% (tương đương 174.000 DN) so với thời điểm 01/01/2012, chiếm 98,1%. Trong đó, DN vừa có gần 8.500 DN, tăng 23,6% (tương đương gần 1.600 DN), chiếm 1,6%; DN nhỏ là 114.100 DN, chiếm 22,0%, tăng 21,2% (tương đương gần 20 nghìn DN) và DN siêu nhỏ là 385.300 DN, chiếm cao nhất với 74,4%, tăng 65,5% (tương đương 152.000 DN).

Kết quản điều tra cũng cho thấy, có 216.200 DN, chiếm tới 41,7% tổng số DN của cả nước tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam bộ. Trong đó, tập trung nhiều nhất là ở TP. Hồ Chí Minh với 172.600 DN, chiếm tới 33,3% tổng số DN của cả nước.

Khu vực Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2, có 161.100 DN, chiếm 31,1% trong tổng số DN của cả nước. Vùng Tây Nguyên có ít DN nhất, khoảng 13.300 DN, chiếm khoảng 2,6%.

Mặc dù, tăng nhanh về số lượng, nhưng số lao động của DNNVV lại tăng thấp. Bình quân năm giai đoạn 2012-2017, số DNVVN tăng 8,8% cao hơn mức tăng bình quân của DN lớn là 5,3%.

Lao động trong các DN lớn tăng nhanh hơn so với các DNVVN, số lao động hiện đang làm việc trong các DN lớn tăng 33,8%, trong khi lao động trong các DNVVN chỉ tăng 22,1% so với thời điểm 1/1/2012. Bình quân năm giai đoạn 2012-2017 lao động trong DN lớn tăng 6% và DNVVN chỉ tăng 4,1%.

Theo nhận xét của ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nếu xét về quy mô lao động, xu hướng doanh nghiệp nhỏ đi cũng thể hiện nét đặc trưng của Việt Nam, như phù hợp với chuyến biến về khoa học ứng dụng công nghệ, đặc biệt là Cách mạng công nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm?

– Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê thực hiện trong thời gian vừa qua, có thể thấy các doanh nghiệp nước ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm trên 97% số doanh nghiệp cả nước, giải quyết việc làm khoảng 36% tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp, thu hút khoảng 32% tổng nguồn vốn, tạo ra ...

Năm 2023 Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp?

(Chinhphu.vn) - Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2023 (159.294 doanh nghiệp, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022) lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022 và tăng 4,6% so với ước thực hiện cả năm 2023.

Có bao nhiêu doanh nghiệp SME?

Số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình khoảng 107.221 doanh nghiệp (tăng trưởng 17.213 doanh nghiệp, tăng 16% so với tháng 2/2023).

Ở Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có hơn 600 nghìn doanh nghiệp, bao gồm gần 500 nghìn doanh nghiệp tư nhân. Trong số đó, hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và chỉ có 2% là doanh nghiệp lớn.