Dị ứng miễn dịch lâm sàng là gì

Các bệnh dị ứng có thể được phân loại theo: (1) Cơ chế miễn dịch liên quan trong quá trình sinh bệnh; (2) Hệ thống cơ quah bị mắc bệnh; (3) Bản chất và nguồn gốc dị nguyên. Phán loại theo miễn dịch được ưa chuộng hơn vì nó là cơ sở hợp lý cho chẩn đoán và điều trị.

Cơ chế miễn dịch

Hai quá trình chính của viêm nhiễm được gây ra có tính miễn dịch bao gồm phản ứng của kháng nguyên với các sản phẩm của tế bào T và của tế bào B (kháng thể). Trong 5 lớp globulin miễn dịch của các kháng thể chỉ có 3 lớp (IgG, IgM, IgE) được biết là bị lôi kéo và các phản ứng quá mẫn. Việc phân loại các rối loạn quá mẫn giúp hiểu rõ cơ chế sinh bệnh cơ bản của các triệu chứng lâm sàng. Phân loại của Gell và Coombs về các bệnh quá mẫn gồm các loại sau đây. Typ I: phản ứng qua trung gian IgE (như viêm mũi dị ứng, hen, phản vệ); Typ II: phản ứng quá mẫn qua trung gian kháng nguyên-kháng thể (như thiếu máu huyết tán hay bệnh huyết tán do Rh); Typ III: quá mẫn qua trung gian phức hợp kháng thể-kháng nguyên (như bệnh huyết thanh và phản ứng Arthus) và Typ IV: phản ứng trung gian tế bào. Không giống như ba typ đầu, phản ứng của typ IV được trung gian bởi lympho bào T giúp đỡ, chứ không phải qua kháng thể (thí dụ, viêm da tiếp xúc, phản ứng với tuberculin).

Typ I hay quá mẫn qua trung gian IgE tức thì

Kháng thể IgE chiếm vị trí thụ thể trên tế bào bón. Trong vòng mấy phút sau khi trình diện với dị nguyên, các chất trung gian vận mạch và viêm được hoạt hóa và được phóng thích từ các tế bào bón gây dãn mạch, co thắt cơ trơn ở các tạng và kích thích các tuyến tiết chất nhầy. Các chất trung gian khác gây đáp ứng viêm giai đoạn muộn sẽ xuất hiện chậm hơn sau nhiều giờ. Có hai dưới nhóm lâm sàng của dị ứng qua trung gian IgE lá tạng dị ứng và phản vệ.

Tạng dị ứng (Atopi). Thuật ngữ "atopi" biểu thị một nhóm bệnh (viêm mũi dị ứng, hen dị ứng, viêm da dị ứng và bệnh lý dạ dày-ruột dị ứng) gặp ở trên một số người có khuynh hướng di truyền phát triển kháng thể IgE đối với nhiều dị nguyên thông thường trong môi trường. Phản ứng được khu trú vào cơ quan đích nào đó, nhưng nhiều bệnh này có thể xuất hiện đồng thời trong một cá thể bị dị ứng. Đây là một khuynh hướng gia đình mạnh mẽ cố những yếu tố di truyền phức tạp.

Phản vệ. Một vài dị nguyên đặc biệt là thuốc, nọc độc côn trùng, thức ăn có thể gây ra một đáp ứng kháng thể IgE tạo ra sự phóng thích toàn thân các chất trung gian từ tế bào bón dẫn đến kết quả là phản vệ hệ thống. Bệnh đặc trưng bằng: (l) hạ huyết áp hay sốc do dãn mạch mạnh; (2) Co thắt phế quản; (3) Co thắt cơ tử cung, dạ dày-ruột; (4) Nổi mày đay hay phù mạch. Diễn biến dữ dội và là một cấp cứu nội khoa. Không như tạng dị ứng, tính nhạy cảm thường là ít khi phức tạp. Điều kiện mắc bệnh hoặc là người không có tạng dị ứng hoặc là tạng dị ứng. Mày đay và phù mạch là những thể ngoài da của phản vệ nhưng rất thường gặp. Giống như phản vệ, mày đay và phù mạch thường do một thứ thuốc, thực phẩm hay nọc độc côn trùng gây ra. Các bệnh này nói chung là nhẹ trừ khi phát triển rộng để gây hạ huyết áp hoặc phù mạch mạnh làm tắc thanh quản hay hạ hầu gây nghẽn đường hô hấp.

Typ II: Qúa mẫn qua trung gian kháng thể (độc tế bào)

Những phản ứng độc tế bào gồm những phản ứng đặc hiệu của hoặc là kháng thể IgG hoặc là kháng thể IgG với các kháng nguyên gắn trên tế bào. Điều này làm hoạt hóa bổ thể liên tiếp và phá hủy tế bào trên đó kháng nguyên được gắn vào. Những thí dụ của tổ chức bị phá hủy bởi cơ chế này gồm có thiếu máu huyết tán miễn dịch và bệnh huyết tán do yếu tố Rh ở trẻ sơ sinh. Cường giáp trạng tự miễn trong đó những kháng thể kích thích sẽ kích thích tổ chức tuyến giáp hay những kháng thể ức chế gắn TSH ức chế hiện tượng TSH vào các thụ thể của chúng cũng đều là các phản ứng typ II, mặc dù tiêu bào không phải là một bộ phận cấu thành của những phản ứng này.

Typ III. Quá mẫn qua trung gian phức hợp miễn dịch

Những kháng thể của cùng một typ (isotyp) IgG và IgM có thể tạo thành các phức hợp của dị nguyên và do vậy hoạt hóa bổ thể để sinh ra các chất trung gian của viêm. Dưới điều kiện của nồng độ cao của cả dị nguyên và kháng thể những biểu hiện lâm sàng của bệnh phản ứng Arthus, một đáp ứng viêm ở da và dưới da tại chỗ tiêm dị nguyên, bệnh huyết thanh, một bệnh toàn thân đặc trưng bằng sốt, đau khớp và viêm da, và một thể cấp của viêm phổi quá mẫn do hít phải dị nguyên.

Typ IV. Quá mẫn qua trung gian tế bào T (Quá mẫn chậm, quá mẫn qua trung gian tế bào)

Biểu hiện thường gặp nhất của dị ứng qua trung gian tế bào T là viêm da tiếp xúc dị ứng tăng do dị nguyên gây viêm nhiễm da tiếp xúc trực tiếp với da. Viêm da xuất hiện sau một giai đoạn tiềm tàng 1 - 2 ngày từ lúc tiếp xúc. Viêm phổi quá mẫn (viêm phế nang dị ứng) trong thể mạn tính chủ yếu là một bệnh phổi quá mẫn qua trung gian tế bào T.

Hệ thống cơ quan

Người bệnh nhận đến với thầy thuốc có những triệu chứng và dấu hiệu thực thể khu trú hoặc toàn thân. Biết được cơ quan mắc bệnh có thể giúp xác định typ dị ứng và bản chất của dị nguyên.

Dị nguyên và kháng nguyên

Bất kỳ chất ngoại nào (ở môi trường xung quanh) về lý thuyết cũng có thể gây dị ứng. Nhưng một vài chất này thường hay gây hơn những chất khác. Để giúp cho chẩn đoán, tiện lợi và phân loại chúng theo đường tiếp xúc.

Các chất hít phải

Phấn hoa, nấm mốc, các sản phẩm súc vật (vẩy da, nước bọt, nước tiểu), bụi nhà, côn trùng và vật thải loài tiết túc (đặc biệt là bọ bụi nhà), là các dị nguyên thường gặp và hay gây dị ứng. Bọ bụi nhà (Dermatophagoides) có thể là dị nguyên gây bệnh dị ứng nhiều nhất trên thế giới. Vai trò quan trọng của chúng trong hen dị ứng và viêm da dị ứng đã được khẳng định trong một số công trình nghiên cứu mới đây. Viêm phổi quá mẫn có thể bị gây ra bởi nhiều loại bụi hữu cơ trong không khí, các vi sinh vật, một số hóa chất hữu cơ và một số thuốc như mynocyclin. Đôi khi những dị nguyên gây viêm da tiếp xúc có thể tiếp cận da thông qua các hơi bốc trong khí quyển các phân tích về miền dịch học các lympho phế nang phế quản ở những bệnh nhân bị viêm phổi qúa mẫn do thuốc cho thấy vai trò trung tâm của lympho bào trong bệnh sinh của bệnh này.

Các chất ăn vào

Thức ăn gây ra dị ứng dạ dày ruột và có thể gây ra viêm da dị ứng, hen, phản vệ và mày đay hay phù mạch. Phản ứng dị ứng với thuốc phần lớn thường là mày đay và phản vệ. Viêm da không có mày đay do thuốc hay ban đỏ cố định do thuốc lúc đầu thường bị nghi nghờ là bị dị ứng dù rằng cơ chế miễn dịch học không chắc chắn. Bệnh huyết thanh thường do tiêm protein lạ gây ra (như globulin chống lympho bào), nhưng các phản ứng trung bình có thể gặp sau khi uống các thuốc như penicillin.

Các chất tiêm

Các thuốc, nọc độc của bọ cánh cứng và các di nguyên tiêm giải thích cho cho phần lớn các trường hợp phản vệ và mày đay cấp hay phù mạch.

Các chất tiếp xúc

Dầu thực vật, các mỹ phẩm, và dầu thơm, nicken trong các đồ trang sức kim hoàn hay các khoá và dây buộc quần áo lót, thuốc nhuộm tóc, các thuốc bôi tại chỗ, gồm cả những chất phụ gia và các họá chất bảo quản thường là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc qua trung gian tế bào T (typ. IV).

Đôi khi, mày đay hay phản vệ có thể do da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyện gây ra. Trong những năm gần đây, số những trường hợp phản vê và mày đay do tiếp xúc với găng tay, ống thông, răng giả và các dụng cụ y tế khác đã tăng lên đáng kể. Các rối loạn này do dị ứng với protein trong latex gây ra và làm tổn thương cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế.

Dị ứng miễn dịch lâm sàng là gì

Khi xã hội phát triển, đất nước ngày càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu gia tăng là xu hướng tất yếu. Điều đó cũng kéo theo việc gia tăng sự xuất hiện các yếu tố gây dị ứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người. Dị ứng là một bệnh lý phổ biến ở nước ta và trên toàn thế giới nói chung với tần suất ngày càng tăng. Ước tính hiện nay, bệnh dị ứng chiếm khoảng 20% trong dân số trên toàn thế giới. Bệnh dị ứng là một tình trạng quá mẫn của hệ miễn dịch chống lại các yếu tố trong môi trường khi cơ thể tiếp xúc như thức ăn, mỹ phẩm, thuốc, lông súc vật…Các biểu hiện của bệnh dị ứng đa dạng, thay đổi từ nhẹ như ngứa, nổi ban đỏ trên da, hắt hơi, chảy mũi đến nặng như sốc phản vệ có thể đe dọa tính mạng. Các bệnh lý dị ứng thường gặp như mày đay, chàm, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...luôn gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà hầu như ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc phải.

Hiện nay, các bệnh lý tự miễn cũng đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta và  thế giới. Cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý tự miễn nói chung là sự rối loạn ở hệ miễn dịch của cơ thể với nhiều cơ chế còn chưa được biết rõ. Nguyên nhân gây bệnh phức tạp, nhưng có nhiều yếu tố góp phần liên quan đến bệnh như yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, nhiễm trùng… Đặc điểm chung của bệnh tự miễn là diễn tiến mạn tính theo thời gian, ảnh hưởng đến toàn thân và tổn thương đa cơ quan trong cơ thể, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Việc điều trị cho các bệnh nhân tự miễn hiện nay ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Phần nhiều là bệnh nhân chưa có ý thức quan tâm cũng như là sự thiếu hiểu biết về các bệnh lý này, mặt khác, chúng ta hiện vẫn chưa có và chưa phát triển đúng mức chuyên ngành Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, mà chuyên ngành này đã rất phát triển tại các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Hàn…

Do đó chúng tôi nhận thấy Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng là một chuyên ngành không thể thiếu nếu không nói là quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Với những lý do trên, chúng tôi thấy rằng nhu cầu thật sự cấp thiết cần có một môi trường để các bác sĩ, cán bộ y tế quan tâm đến các  bệnh lý thuộc chuyên ngành Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, cùng nhau học tập, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức. Và đó là cơ sở để Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP.HCM được ra đời.

Vào tháng 7/2014, được sự đồng ý của Hội Y Học TP.HCM, Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP.HCM chính thức được thành lập. PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan được bầu giữ chức chủ tịch Hội trong giai đoạn hoạt động của nhiệm kỳ đầu tiên 2014 – 2019. Với phương hướng hoạt động của Hội là tập hợp những người làm công tác liên quan đến chuyên ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng để cùng nhau học tập, trau dồi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức; tạo mối quan hệ hữu cơ với các đồng nghiệp trong gia đình y tế hầu làm tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

CHỦ TỊCH HỘI HEN – DỊ ỨNG – MIỄN DỊCH LÂM SÀNG TP.HCM

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan 


Page 2

Ban chấp hành Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng nhiệm kỳ 2014 - 2019

  1. PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan - Chủ tịch hội -Trưởng ban đối ngoại
  2. BS.CKI Huỳnh Khắc Cường - Phó chủ tịch hội -Trưởng ban đào tạo
  3. ThS.BS Trần Thị Thanh Mai - Phó chủ tịch hội - Trưởng ban tài chính
  4. BS Trần Thiên Tài - Tổng thư ký hội
  5. PGS.TS.BS Nhan Trừng Sơn - Ủy viên
  6. ThS.BS Nguyễn Như Vinh - Ủy viên
  7. TS.BS Lê Thái Vân Thanh - Ủy viên
  8. BS.CKI Cao Thanh Ngọc - Ủy viên
  9. BS.CKI Trần Thị Thanh Hồng - Ủy viên
  10. BS.CKI Nguyễn Công Huyền Tôn Nữ Cẩm Tú - Ủy viên
  11. BS.CKI Lương Hữu Đăng - Ủy viên
  12. ThS.BS Bùi Thị Hạnh Duyên - Ủy viên
  13. ThS.BS Phùng Minh Thịnh - Ủy viên
  14. BS.CKII Lâm Hoàng Yến - Ủy viên
  15. ThS.BS Hoàng Đình Hữu Hạnh - Ủy viên