Đề văn so sánh người lái đò sông đà năm 2024

Bản quyền bài viết này thuộc vềhttps://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn

-Cảm nhận đoạn: “Con sông Đà tuôn dài…nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. (Chủ yếu là vẻ đẹp trữ tình) Dạng 4: Cảm nhận về hình tượng Sông Đà, hình tượng ông lái đò. Với tác phẩm này, các em chú ý phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, đây cũng là nội dung cơ bản thường xuất hiện trong đề thi

Một số đề bài tham khảovề Người lái đò sông Đàcủa Nguyễn Tuân

Đề 1 : Về nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên ? Các em đáp án ở đây :

Hình tượng người lái đò sông Đà -Nguyễn Tuân

Đề 2 :So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945

Đáp án :

So sánh Huấn Cao và Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

Đề 3 :Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động.

Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân Đáp án :thứ vàng mười trong nhân vật người lái đò sông Đà(Nguyễn Tuân )

Đề 4 :Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.

Đáp án :So Sánh sông Đà và Sông Hương

Đề 5 :Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà trong đoạn trích . Từ đó, anh (chị) hãy đánh giá sự độc đáo trong quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân được thể hiện qua hình tượng trên.

Đáp án:Đề thi về Người lái đò sông đà Nguyễn Tuân

Đề 6 :Có ý kiến cho rằng:“Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình”.Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cảm nhận của anh/chị về những đoạn văn sau:

…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng… …Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…(Nguyễn Tuân– Người lái đò Sông Đà) và …Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng… …Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả …” (Hoàng Phủ Ngọc Tường– Ai đã đặt tên cho dòng sông?) Đáp án :https://vanhay.edu.vn/so-sanh-phong-cach-nghe-thuat-cua-nguyen-tuan-va-hoang-phu-ngoc-tuong-qua-hai-doan-van Đề 7 : Đề bài :Anh/chị hãy phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến với con sông hungdữ trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao,trong con mắt của tác giả, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắcmới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.