De tài nghiên cứu ngôn ngữ văn học

Chia sẻ chuyên Mục Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ được Luận Văn Panda Cập nhập mới nhất hiện nay đến các bạn học viên. Hiện nay nhiều giáo viên yêu cầu rất khắt khe về đề tài cũng như là bài tốt nghiệp của học viên, còn chưa nói đến những giáo viên chấm điểm. Thế mới nói có được một đề tài hay, và được giáo viên và hội đồng chấm điểm duyệt đề tài khó đến cỡ nào. Hiểu được cảm giác của nhiều bạn học viên Luận Văn Panda đã tổng hợp được một Danh Sách Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ mới nhất năm 2022 này để các bạn học viên có thể tham khảo đề tài. Ngoài ra, Luận Văn Panda còn có Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ nhằm hỗ trợ các bạn học viên một cách hoàn hảo nhất về bài làm, cũng như hỗ trợ các bạn học viên bảo vệ thành công trong khi bảo vệ luận văn của mình.

Chia sẻ chuyên Mục Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

De tài nghiên cứu ngôn ngữ văn học
Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ
  1. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Câu Quan Hệ Có Từ Là Trong Tiếng Việt
  2. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Phân Tích Diễn Ngôn Có Nội Dung Kêu Gọi Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (Giai Đoạn 1941 – 1969)
  3. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu Chức Năng Tác Động Của Diễn Ngôn
  4. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Vị Từ Gây Khiến Trong Tiếng Việt
  5. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Logo Thương Mại Dưới Góc Nhìn Ký Hiệu Học
  6. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Thành Ngữ Tiếng Hán Có Yếu Tố Chỉ Con Số Trong Sự Đối Chiếu Với Thành Ngữ Tiếng Việt
  7. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Phân Tích Phân Bố Các Nét Âm Vị Học Trong Tiếng Hán Hiện Đại
  8. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Yết Hậu Ngữ Tiếng Hán
  9. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu So Sánh Đối Chiếu Âm Hán Hàn Với Âm Hán Việt (Các Vần Mở)
  10. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ:  Đặc Điểm Thành Ngữ Tiếng Hàn Có Yếu Tố Chỉ Con Vật – Trong Sự Đối Chiếu Với Thành Ngữ Tiếng Việt
  11. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Cách Biểu Thị Ý Phủ Định Trong Tiếng Hán Hiện Đại
  12. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Phương Thức Sử Dụng Ẩn Dụ Ngữ Pháp Trong Các Văn Bản Khoa Học Tiếng Việt
  13. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nhận Xét Về Đặc Điểm Ngôn Ngữ Của Văn Bản Hành Chính (Trên Ngữ Liệu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
  14. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Hệ Thuật Ngữ Tin Học – Viễn Thông Tiếng Việt
  15. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Hiện Tượng Mơ Hồ Nghĩa Câu Trong Tiếng Việt Và Tiếng Pháp
  16. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Cách Biểu Hiện Mối Quan Hệ Nhân Quả Trong Câu Tiếng Việt
  17. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Biến Thể Cú Pháp Của Câu Đơn Tiếng Việt Từ Bình Diện Cấu Trúc – Chức Năng
  18. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ:  Đặc Điểm Ngôn Ngữ Của Văn Bản Báo Chí (Trên Cứ Liệu Báo Chí Bình Dương)
  19. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Chiến Lược Hội Thoại Trong Một Số Truyện Ngắn Tiêu Biểu Của Somerset Maugham
  20. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Các Từ Chỉ Bộ Phận Cơ Thể Người Trong Tiếng Việt Và Các Từ Tương Đương Trong Tiếng Anh
  21. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Việc Sử Dụng Từ Ngữ Địa Phương Trong Thơ Tố Hữu
  22. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Ngôn Từ Nghệ Thuật Trong Xình Ca Cao Lan
  23. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Địa Danh Ở Thành Phố Thái Nguyên
  24. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Đặc Điểm Ngôn Ngữ Trên Quảng Cáo Thương Mại Ngoài Trời
  25. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Cấu Trúc Và Chức Năng Của Tiểu Đối Trong Truyện Kiều
  26. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ:  Hành Động Hỏi Trong Thơ Tố Hữu
  27. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu Phương Thức Chuyển Dịch Phát Ngôn Có Hàm Ý Từ Tiếng Anh Sang Tiếng Việt
  28. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Hỏi Và Câu Hỏi Theo Quan Điểm Ngữ Dụng Học
  29. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Câu Cảm Thán Trong Tiếng Việt
  30. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Thời, Thể Và Các Phương Tiện Biểu Hiện Trong Tiếng Việt
  31. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu Phương Tiện Nhấn Mạnh Trong Tiếng Anh Có Liên Hệ Với Tiếng Việt
  32. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Phương Thức Biểu Hiện Hành Vi Từ Chối Lời Cầu Khiến Trong Tiếng Anh
  33. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Dạng Bị Động Trong Tiếng Pháp Và Những Phương Thức Biểu Đạt Tương Đương Trong Tiếng Việt
  34. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Cấu Trúc Nghĩa Biểu Hiện Của Câu Có Vị Ngữ Là Vị Từ Mang Ý Nghĩa Trao-Tặng
  35. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Cú Phân Từ Định Ngữ, Trạng Ngữ Tiếng Anh Và Các Kết Cấu Tương Đương Trong Tiếng Việt
  36. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Ngôn Ngữ Kể Chuyện Trong Truyện Ngắn Của Nguyễn Khải Và Nguyễn Minh Châu
  37. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Từ Ngữ Một Số Tác Phẩm Hán Văn Đông Kinh Nghĩa Thục
  38. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Câu Điều Kiện Trong Tiếng Việt
  39. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu Sự Tự Do Hóa Ngôn Ngữ Thơ Tiếng Việt Hiện Đại Thế Kỷ XX
  40. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Đặc Trưng Ngôn Ngữ Của Pantun Tiếng Melayu
  41. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Trạng Từ Gia Ngữ Tiếng Anh Và Cách Biểu Đạt Tương Đương Trong Tiếng Việt
  42. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Đặc Điểm Thành Ngữ Hán – Nhật Trong Tiếng Nhật
  43. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Hành Vi Rào Đón Trong Giao Tiếp Tiếng Việt
  44. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu Chính Sách Ngôn Ngữ Ở Một Số Quốc Gia Đông Nam Á Hải Đảo – Trường Hợp Indonesia
  45. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Cấu Trúc Gây Khiến – Kết Quả Trong Tiếng Anh Và Tiếng Việt
  46. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Chức Năng Ngôn Ngữ Văn Bản Quản Lý Nhà Nước Qua Phương Pháp Phân Tích Diễn Ngôn
  47. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu Thành Ngữ Tiếng Việt Từ Bình Diện Ngôn Ngữ Học Nhân Chủng
  48. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Chủ Ngữ Tiếng Việt Dưới Góc Nhìn Của Lý Thuyết Điển Mẫu
  49. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Hành Động Hỏi Trong Ngôn Ngữ Phỏng Vấn Truyền Hình
  50. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Ngôn Ngữ Truyền Thông Qua Ba Sản Phẩm Truyền Thông Xã Hội
  51. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Loại Từ Tiếng Việt Và Các Phương Thức Chuyển Dịch Sang Tiếng INĐÔNÊXIA
  52. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Các Hành Động Thuộc Nhóm Cầu Khiến Tiếng Việt
  53. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ:  Ngữ Nghĩa – Ngữ Dụng Câu Hỏi Tu Từ Tiếng Việt
  54. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu Từ Vựng Tiếng Việt Trong Thiên Nam Ngữ Lục
  55. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Cấu Tạo Và Chức Năng Thông Báo Của Đề Trong Câu Đơn Tiếng Việt
  56. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu Sự Chuyển Đổi Chức Năng – Nghĩa Từ Vựng Trong Tiếng Việt
  57. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ:  Lối Nói Khoa Trương Trong Tiếng Hán
  58. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ:  Khảo Sát Hoạt Động Của Một Số Liên Từ Gốc Hán Trong Các Tác Phẩm Văn Chính Luận Của Hồ Chí Minh
  59. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Tìm Hiểu Đặc Điểm Ngữ Pháp – Từ Vựng Của Tổ Hợp Từ Có Trạng Từ Chỉ Mức Độ Cao Trong Tiếng Anh
  60. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ:  Khảo Sát Các Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Phản Thực Hữu (Counter – Factive) Trong Tiếng Việt
  61. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Khảo Sát Phương Thức Ngôn Ngữ Biểu Hiện Hành Vi Từ Chối Lời Cầu Khiến Trong Tiếng Hán Hiện Đại
  62. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Từ Ngữ Ẩm Thực Trong Tiếng Việt Và Cách Chuyển Dịch Sang Tiếng Anh
  63. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Những Từ Hán Việt Tự Tạo Với Các Từ Hán Tương Đương
  64. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Đặc Trưng Ngôn Ngữ – Văn Hóa Từ Ngữ Địa Phương Nam Bộ (Trong Thơ Ca Dân Gian Nam Bộ)
  65. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu Từ Ngữ Xưng Hô Qua Lời Thoại Nhân Vật Trong Tác Phẩm Gone With The Wind
  66. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Từ Ngữ Nghề Nghiệp Nghề Biển Ở Thanh Hoá (Từ Bình Diện Ngôn Ngữ Văn Hóa)
  67. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Những Vấn Đề Về Mạch Lạc Văn Bản Trong Bài Làm Văn Của Học Sinh
  68. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nguồn Gốc Hình Thành Và Đặc Điểm Cấu Trúc – Ngữ Nghĩa Của Thành Ngữ Thuần Việt
  69. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Định Danh Sự Vật Liên Quan Đến Sông Nước Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong Phương Ngữ Nam Bộ
  70. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Đặc Điểm Cấu Trúc, Ngữ Nghĩa Của Hành Động Chửi Qua Lời Thoại Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Việt Nam
  71. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Các Phương Tiện Ngôn Ngữ Biểu Thị Quyền Lực Trong Giao Tiếp Hành Chính Tiếng Việt
  72. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Đặc Điểm Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Chu Lai
  73. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Nghiên Cứu Đối Chiếu Hành Động Bác Bỏ Trong Tiếng Thái Và Tiếng Việt
  74. Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ: Sự Kỳ Thị Giới Tính Trong Ngôn Ngữ Qua Cứ Liệu Tiếng Anh Và Tiếng Việt

Trên đây là tổng hợp danh sách 100 + Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Lý Luận Ngôn Ngữ mà Luận văn Panda muốn giới thiệu đến cho các bạn học viên đang muốn tìm kiếm Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Lý Luận Ngôn Ngữ, ngoài ra tại Luận văn Panda còn có hỗ trợ các bạn học viên đang gặp khó khăn trong việc làm bài, hay chưa làm được đề cương thì có thể tham khảo bảng giá, hoặc xem chi tiết quy trình về bài làm tại đây:

====>>>> Viết thuê luận văn thạc sĩ

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT: CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT

De tài nghiên cứu ngôn ngữ văn học
Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

DẪN NHẬP

1 . Lý do chọn Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

Ngôn ngữ là một thành tựu vĩ đại nhất của loài người. Mỗi ngôn ngữ thể hiện trong nó không chỉ là bề dày lịch sử, nền văn hóa, mà cả trình độ văn minh của một quốc gia, một dân tộc. Ngôn ngữ học, ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ, có một vị trí rất quan trọng trong các khoa học xã hội và nhân văn. Nó giúp chúng ta tìm hiểu về ngôn ngữ nói chung và đặc trưng của các ngôn ngữ cụ thể. Việc nghiên cứu ngôn ngữ cũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ cách nhận thức thế giới, cách truyền đạt tri thức và cách giao tiếp của các cộng đồng ngôn ngữ. Hơn thế, nghiên cứu tiếng mẹ đẻ còn góp phần giữ gìn, bổ sung, trau dồi cho ngôn ngữ của mỗi người ngày càng trong sáng hơn, hoàn thiện hơn.

Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ, yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ, và suy nghĩ rằng nghiên cứu sâu tiếng Việt trên một bình diện nào đó cũng đều rất quan trọng, chúng tôi chọn nghiên cứu về câu quan hệ trong tiếng Việt. Trong ngữ pháp truyền thống, các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng cấu trúc chủ yếu khảo sát câu về cấu trúc hình thức. Gần đây khuynh hướng ngữ pháp chức năng đã đi sâu tìm hiểu câu từ góc độ ngữ nghĩa của câu, chẳng hạn dựa trên sự hình thành các quá trình (Process) để phân ra các loại câu như: các quá trình vật chất (các quá trình hành động), các quá trình tinh thần (các quá trình cảm giác) và quá trình quan hệ (các quá trình tồn tại). Trong các loại câu đó thì câu quan hệ là loại câu khá đa dạng, phong phú về ngữ nghĩa và được dùng phổ biến trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ khác. Từ trước tới nay, một số công trình về ngữ pháp tiếng Việt có đề cập đến câu quan hệ nhưng có lẽ chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và cụ thể vào một khía cạnh nào đó của câu quan hệ. Chúng tôi nhận thấy vấn đề “Câu quan hệ trong tiếng Việt” đặc biệt là “câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt” là một vấn đề lý thú và bổ ích nên quyết định chọn làm đề tài luận văn.

Để tiện cho việc khảo sát, chúng tôi dùng các ngữ liệu trên ngôn ngữ viết thuộc nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau như phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách hành chính, phong cách ngôn ngữ văn chương. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

Luận văn khảo sát câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt nhằm các mục đích sau đây :

  • Tiếp xúc với các vấn đề lý thuyết về ngữ nghĩa học, về ngữ pháp chức năng (đặc biệt là quan niệm của M.A.K. Halliday, S.C. Dik), vận dụng vào việc khảo sát, lý giải một loại câu quan hệ trong tiếng Việt.
  • Kết quả khảo sát, phân tích loại câu quan hệ có từ “là”trong tiếng Việt có thể có những đóng góp thiết thực vào thực tiễn nói, viết và thực tiễn giảng dạy tiếng Việt.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Như trên đã nói, có rất nhiều công trình nghiên cứu về các kiểu quá trình trong hệ thống chuyển tác của ngôn ngữ, trong đó có quá trình quan hệ.

Mỗi công trình các tác giả có thể có những cách tiếp cận khác nhau. Luận văn không có tham vọng bao quát đầy đủ quá trình nghiên cứu về câu quan hệ trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng. Thông qua tìm hiểu của bản thân, chúng tôi chỉ cố gắng điểm qua tình hình nghiên cứu câu quan hệ của những tác giả tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam.

Trên thế giới:

Các kiểu quá trình trong hệ thống chuyển tác của ngôn ngữ được rất nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Có nhiều cách tiếp cận các quá trình này với những quan điểm khác nhau. Công trình nghiên cứu được xem là đầy đủ, xứng đáng được xem là một cuốn sách giáo khoa cho những ai muốn tìm hiểu về các kiểu quá trình trong hệ thống ngôn ngữ, là của M.A.K.Halliday. Đó là cuốn “Dẫn luận Ngữ pháp chức năng”. Các quá trình mà M.A.K.Halliday miêu tả chủ yếu là trong tiếng Anh, nhưng xét thấy có nhiều điểm có thể vận dụng vào tiếng Việt nên luận văn của chúng tôi áp dụng những mô hình lý thuyết mà ông đưa ra để giải thích và nghiên cứu về câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt. M.A.K.Halliday khái quát về quá trình quan hệ (Relational processes) như sau: “để liên hệ mảng này với mảng kia của thế giới kinh nghiệm: cái này giống cái kia, cái này là một loại của cái kia là quá trình quan hệ” [24, 206]. Hệ thống các quá trình quan hệ trong tiếng Anh của M.A.K. Halliday hoạt động theo ba kiểu chính là: Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

  • Quan hệ sâu (intensive): ‘x is a’ à x là a
  • Quan hệ chu cảnh (circumstantial): ‘x is at a’à x ở a
  • Quan hệ sở hữu (possessive): ‘x has a’ à x có a

Mỗi kiểu như vậy xuất hiện dưới hai phương thức tách biệt mà Halliday gọi là phương thức đồng nhất (identifying) và phương thức định tính (attributive). Như thế, chiếu theo phương thức quan hệ và kiểu quan hệ mà ông đưa ra, sẽ có sáu cặp phạm trù quan hệ tương ứng. Những đóng góp của Halliday về các quá trình chuyển tác có giá trị rất lớn với tiếng bản xứ (Anh) và cả với các ngôn ngữ khác trên thế giới, chẳng hạn tiếng Việt.

Cùng với M.A.K. Halliday, các nhà chức năng luận khác như Fawcett, V.Z. Panfilov, C. Fillmore, Simon C.Dik … cũng đề cập đến câu quan hệ hay loại câu tương tự câu quan hệ.

Nhà ngôn ngữ học Simon C. Dik trong Functional Grammar (Ngữ pháp chức năng-1978), đã dùng thuật ngữ “sự tình” (cái có thể là tình huống trong một thế giới nào đó). S.C. Dik dựa trên hai thông số cơ bản là tính động (Dynamism) và tính có chủ ý (Control) để xác lập ra bốn loại hình sự tình: hành động, quá trình, trạng thái, tư thế (xem bảng trình bày các sự tình của S.C. Dik) trong đó không có loại hình sự tình quan hệ. Đến năm 1989, S.C. Dik đưa thêm Tính thành quả (Telicity) vào bộ thông số và cho ra một bảng phân loại gồm sáu sự tình: Tư thế (Position), Trạng thái (State), Hành động hoàn thành (Accomplishment), Hành động diễn tiến (Activity), Quá trình biến đổi (Change), Quá trình biến động (Dynamism). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khiếm khuyết như Siewierska (1991) thừa nhận: “Những loại hình sự thể lọt ra ngoài bảng phân chia loại nhỏ này thì không được nêu tên gọi.” [54, số 10, tr.14]. Diệp Quang Ban cho rằng ngoài lĩnh vực các quan hệ, cách phân loại sự thể của S.C. Dik khá thỏa đáng nhưng rất khó để tìm kiếm được một giải pháp khả thi mới để kết hợp cả hai cách phân loại của S.C. Dik và M.A.K. Halliday.

Sự tình quan hệ ở đây được S.C. Dik xem là một thể loại của sự tình trạng thái và cũng dựa trên những phân biệt trong các chỉ định của kết cấu vị ngữ hạt nhân.

Theo S.C. Dik “ Nếu một kết cấu vị ngữ trạng thái chỉ có một tham tố, tôi cho rằng tham tố đó có chức năng nghĩa là zero. Tôi thấy không có lý do gì để quy gán bất kỳ một chức năng ngữ nghĩa cụ thể nào cho các tham tố như thế. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

Các tham tố kết cấu vị ngữ trạng thái hai vai thường có hai tham tố chức năng zero, và thậm chí có thể có sự tình trạng thái ba vai với ba tham tố chức năng zero. Tuy nhiên, tham tố thứ hai trong các kết cấu vị ngữ trạng thái cũng có thể có chức năng thời gian hay vị trí.” [29; 54]

Theo nhận định của Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng thì tiêu chí (+Động, – Động) và (+Chủ ý, -Chủ ý) của Simon C.Dik rất quan trọng đối với nhiều loại ngôn ngữ trên thế giới. S.C.Dik đã đưa ra được một lược đồ khá cơ bản, thế nhưng sự đơn giản ấy lại làm cho lược đồ của ông trở nên khó ứng dụng, chẳng hạn ô tư thế (+chủ ý,-động)

không cân bằng với ba ô còn lại. Các vị từ làm hạt nhân cho loại câu này như đứng, ngồi, nằm, quỳ… có thể đếm trên đầu ngón tay, theo thống kê không tới 0,2% trong số các vị từ làm hạt nhân cho các loại câu nằm ở ô hành động, trạng thái, quá trình. Không chỉ vậy, lược đồ của Dik khó có thể chia ra chi tiết hơn nữa, chẳng hạn không thể xếp các câu tồn tại, câu định vị (ví dụ như câu: “Cá nằm trên thớt” không được xếp vào ô loại tư thế vì thiếu tiêu chí (+ chủ động).), hay câu đẳng thức .v.v… không xếp vào ô nào trong bốn ô phân loại các loại sự tình của Dik). Như vậy, không thể dựa vào bảng phân loại sự tình của S.C. Dik để miêu tả câu quan hệ tiếng Việt.

John Lyons, nhà ngôn ngữ học truyền thống ở Anh, tiếp cận vấn đề từ quan điểm logic. Ông cũng đã đưa ra các kết cấu tồn tại, định vị và sở hữu tương tự thuật ngữ “các quá trình quan hệ” mà luận văn đang đề cập. John Lyons cho rằng trong rất nhiều ngôn ngữ có những tương tự hiển nhiên giữa những câu định vị và câu tồn tại, chẳng hạn:

John Lyons, tiếp cận vấn đề từ quan điểm logic học, với các câu tồn tại câu định vị, và câu sở hữu, ông phân ra làm hai xu hướng “vị ngữ tính” (tương đương với câu tả trong tiếng Việt) và “vị ngữ danh” (tương đương với câu luận trong tiếng Việt). Tuy nhiên, vì sự phân tích cú pháp của các câu có “vị ngữ danh” phức tạp nên ông quyết định bỏ qua tất cả những điểm khác nhau giữa các tiểu loại và phân tích tất cả như những “vị ngữ danh từ”.

Đặc biệt, trong Nhập môn ngôn ngữ học ông nói nhiều đến “động từ là” và “động từ có”, ông cho rằng đó là những câu tồn tại, định vị và sở hữu có quan hệ qua lại trong nhiều ngôn ngữ “…cái thường được gọi là “động từ là”, và “động từ có” trong tiếng Anh và các ngôn ngữ khác là một yếu tố ngữ pháp, vô nghĩa, chỉ dùng để “mang” các dấu hiệu về thời, thức, thể ở cấu trúc nổi của câu.” Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

Theo mô hình của Fawcett, giao điểm của kiểu quá trình và kiểu đương thể cho ra 12 kiểu quá trình quan hệ trong tiếng Anh.

Kiểu quá trình

Hoàng Văn Vân cho rằng “ … đây là một mô hình chi tiết và đã đi sâu vào việc tìm hiểu bản chất của quá trình quan hệ trong tiếng Anh … Mô hình của Fawcett quan tâm đến những kiểu quá trình cụ thể hơn là đến sự khái quát hóa các quá trình quan hệ”. [40, 276]. Cũng theo Hoàng Văn Vân, mô hình các quá trình quan hệ của Fawcett đã không thể hiện được sự khái quát hóa các quá trình quan hệ; đồng thời trong công trình nghiên cứu về các quá trình quan hệ của Fawcett cũng không hề đề cập đến hệ thống Dạng (là một hệ thống mà chính Fawcett khẳng định không thể thiếu khi nghiên cứu các công trình ngữ pháp) đồng thời “… nếu chấp nhận một mô hình như vậy sẽ làm cho vấn đề trở nên phức tạp vì người ta phải xây dựng lại các tiêu chí định nghĩa” [40, 277] cho tất cả các quá trình trong hệ thống chuyển tác của ngôn ngữ.

Từ việc tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu theo hướng chức năng luận, chúng tôi nhận thấy mô hình miêu tả quá trình chuyển tác quan hệ của M.A.K. Halliday là mô hình lý thuyết phù hợp nhất để miêu tả câu quan hệ tiếng Việt.

Tại Việt Nam

Đã có khá nhiều công trình ngữ pháp đề cập trực tiếp đến câu quan hệ như Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Kim Liên … Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu về những kiểu câu tương tự câu quan hệ như câu tả, câu luận, trong sách Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việ t Nam (1983), hay những những động từ chỉ các trạng thái tâm lý hướng tới đối tượng, biểu thị trạng thái tồn tại, sở hữu có thể có thành tố phụ sau là một danh từ, cụm danh từ chỉ đối tượng như : có, còn, xuất hiện, diễn ra … trong Ngữ pháp Việt Nam của Nguyễn Thị Ly Kha, hay những bài viết cùng bàn về cấu trúc “Danh là Danh” và các mối quan hệ của nó của Lê Xuân Thại, Nguyễn Đức Dân, Trần Ngọc Thêm, v.v… Từ những năm 2000 trở lại đây, cũng có một số bài viết đề cập đến một số tiểu loại của câu quan hệ trong tiếng Việt trên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, của các tác giả Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Thế Lịch …, hoặc so sánh đối chiếu câu quan hệ tiếng Việt với tiếng Anh của Hoàng Tuyết Minh nhằm tìm ra một số lỗi người Việt thường mắc khi sử dụng động từ quan hệ tiếng Anh … Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

Cao Xuân Hạo kế thừa lược đồ phân loại các loại sự tình cơ bản của S.C. Dik nhưng ông xếp loại câu quan hệ và câu trạng thái vào một loại câu, đó là câu chỉ tình hình : “Trong các câu chỉ tình hình có thể phân biệt câu chỉ trạng thái với câu chỉ quan hệ. Trạng thái là một tình hình có mặt trong bản thân chủ thể (thực thể mang nó, hay ở “trong trạng thái” đó). Quan hệ là một tình hình mà nội dung là một cái gì ở giữa hai sự vật, dù đó là một sự tiếp xúc, một khoảng cách, một mối dây nhân quả, hay một sự so sánh.” [13, 430]. Cao Xuân Hạo đưa thêm sự tình tồn tại (hiện hữu), mà S.C.Dik còn thiếu, vào hàng sự tình cơ bản bậc một ngang hàng với biến cố và tình hình. Cao Xuân Hạo đã thay ô sự tình tư thế (bậc hai) của S.C. Dik bằng loại quan hệ và xem vị trí của nó tương đương với vị trí của sự tình trạng thái trong những sự tình tĩnh [-Động].

Theo khảo sát trên tư liệu tiếng Việt của tác giả Bùi Minh Toán và Lê Thị Lan Anh thì bên cạnh những nét cơ bản phù hợp hệ thống các quá trình mà M.A.K. Halliday nghiên cứu “…có thể nhận thấy chỉ có một số kiểu sự tình quan hệ là được tổ chức theo cả hai phương thức đồng nhất và định tính” [2, 1], chẳng hạn quan hệ cảnh huống (chỉ có loại quan hệ vị trí và quan hệ nguyên liệu là tổ chức theo hai phương thức đồng nhất và định tính; còn các quan hệ cảnh huống khác như: quan hệ mục đích, quan hệ so sánh, quan hệ tương hỗ, quan hệ nguyên nhân, quan hệ nguồn gốc, quan hệ vai diễn thì không tồn tại cả hai phương thức trên.), hay quan hệ sở hữu (chỉ tổ chức theo một phương thức định tính). Trong bài viết “Câu quan hệ tiếng Việt: sự hiện thực hóa các thành tố của sự tình quan hệ ”, tác giả Bùi Minh Toán và Lê Thị Lan Anh đã đưa ra 13 loại sự tình quan hệ trong tiếng Việt theo quan niệm của M.A.K. Halliday. Tiếc là bài viết này không coi “câu quan hệ có từ là” như là một đối tượng nghiên cứu mà chỉ nói chung chung đến các loại sự tình quan hệ trong tiếng Việt.

Sách Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam cũng nhắc đến câu quan hệ nhưng dưới thuật ngữ câu tả và câu luận. Đây cũng chính là hai loại câu chính của câu đơn hai thành phần được làm thành từ một cụm chủ ngữ (C)- vị ngữ (V), chủ ngữ và vị ngữ có quan hệ qua lại với nhau.

Câu tả là loại câu để biểu thị một quá trình miêu tả đối tượng trong hoạt động, trạng thái hay tính chất của nó. Câu tả có nghĩa về trạng thái tồn tại của sự vật (câu tồn tại) có phần đề do từ loại danh từ, phần thuyết do tiểu loại động từ tồn tại đảm nhận (có, còn, hết…), đây là loại câu khá đặc biệt, tương đương câu quan hệ mang đặc điểm “không có từ là”. Vì ở luận văn này chúng tôi nghiên cứu loại “câu quan hệ sâu có từ là” trong tiếng Việt, nên chúng tôi sẽ nhắc nhiều đến loại câu luận là loại câu tương đương câu quan hệ đặc biệt “có dùng động từ là”.

Câu luận là kiểu câu biểu thị một quá trình tư duy và thông báo mang tính suy luận, phán đoán. Nó có thể đưa ra một nhận xét, một ý kiến đánh giá và đôi khi mang tính triết lý. Vị từ “là” trong câu luận có thể coi là động từ mang trọng trách đặc biệt, làm “chính tố”, “động từ thuyết tính của câu luận”.

Câu luận trong tiếng Việt là loại câu tương đương “câu quan hệ sâu có từ là”. Đó là một loại câu có cách thể hiện khá đa dạng.

Ví dụ: Câu luận “A là B” Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

(10) Cuốc cày là vũ khí. [39, 185] à có thể thay đổi vị trí A và B

  • Nguyên tắc là nguyên tắc. [39, 185] à có thể thay đổi vị trí A và B.
  • Hà là một cán bộ nhà nước.[39, 183]à không thể thay đổi vị trí A và B

Như trên có thể thấy loại câu luận có mô hình “A là B” tương đương câu quan hệ sâu đồng nhất và định tính,“là” ở câu luận đóng vai trò là động từ (vị từ) chứ không phải trợ từ.

Diệp Quang Ban đã đưa ra cách phân loại chi tiết và khá bao quát cho các loại câu tồn tại. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm ấy, cách phân loại của ông không đưa ra được “một mô hình toàn diện nhất để giải thích các kiểu quá trình quan hệ.” tức là phải đáp ứng “… ba điều kiện: (i) nó phải xem ‘quan hệ’ như là một đặc điểm của cả cú chứ không phải chỉ là một đặc điểm của động từ; nghĩa là, nó phải được trừu tương hóa để có đủ sức giải thích cho những đặc điểm cụ thể của các quá trình quan hệ trong tiếng Việt; và (ii) nó phải được kiểm chứng bằng sự phù hợp của cả hai tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ pháp-từ vựng’’[40, 271].

Lê Thị Lan Anh bàn nhiều về sự tình quan hệ trong bài viết “Đặc trưng ngữ nghĩa của sự tình quan hệ so sánh trong tiếng Việt”. Tác giả đã đưa ra vị tố biểu thị quan hệ so sánh trong tiếng Việt gồm: như, như thể, in như, như, giống, khác, khác biệt, bằng, hơn, kém, tựa, hệt, sánh, ví, tày … và tổ hợp của các vị tố này: như là, hệt như, giống như là, y hệt như là …, đồng thời đưa ra khá đầy đủ những ví dụ để phân tích, chứng minh làm nổi bật các đặc trưng ngữ nghĩa của sự tình so sánh trong tiếng Việt. Tuy nhiên bài viết không nhắc đến vị từ “là”, trong khi “là” cũng có thể là một vị từ so sánh trong một số trường hợp. Bài “Phương thức định tính và đồng nhất trong sự tình quan hệ thâm nhập” của Lê Thị Lan Anh dùng thuật ngữ “thâm nhập” thay vì thuật ngữ “sâu” của M.A.K. Halliday, nhưng về cơ bản cũng dựa trên mô hình “x is a”, dựa trên cơ sở lý thuyết của M.A.K. Halliday để xem xét loại sự tình quan hệ thâm nhập ở hai phương thức: định tính và đồng nhất trong tiếng Việt “Đồng nhất thể và định tính là hai phương thức quan hệ hoàn toàn khác nhau, mỗi phương thức sẽ cho chúng ta một loại sự tình riêng với những đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa đặc thù của nó” [54,số 2, tr.62].

Theo tác giả, trong tiếng Việt, các vị tố : là, biểu hiện, biểu đạt, minh họa, thể hiện… thường chỉ xuất hiện trong câu biểu thị sự tình quan hệ thâm nhập định tính.

Ví dụ: Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

(13) Cây nguyệt quế biểu hiện sự vinh quang. (Yêu thơ văn em tập viết)[54, số 2; tr.62]

  • Sài Gòn tức Thành phố Hồ Chí Minh một thành phố đầy nắng gió phương Nam với những chiều mưa về hối hả. (Yêu thơ văn em tập viết) [54; số2, tr.62]

Còn các vị tố : là, tức là, nghĩa là, có nghĩa (có nghĩa là), đồng nghĩa, đóng vai, làm … là những vị tố quan hệ xuất hiện trong câu quan hệ thâm nhập đồng nhất.

Ví dụ:

  • Vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ chủ nghĩa cá nhân. (Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục) [1, 61]
  • Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.(Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục) [1, 61]

Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh chưa trình bày được hết những vấn đề của “câu quan hệ thâm nhập” (theo cách gọi của tác giả), câu quan hệ sâu (cách gọi của Halliday). Tuy nhiên, bài viết đã gợi ra một số vấn đề cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

Hoàng Văn Vân, người trực tiếp dịch công trình “Dẫn luận ngữ pháp chức năng” của M.K.A. Halliday, … Trong công trình “Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống”, Hoàng Văn Vân đã tiếp thu quan điểm của M.A.K. Halliday: quan điểm chức năng hệ thống. Công trình của Hoàng Văn Vân nghiên cứu bình diện kinh nghiệm của cú tiếng Việt, dựa vào mô hình kinh nghiệm của Halliday để mô hình hóa các khu vực chuyển tác khác nhau trong cú tiếng Việt. Tuy nhiên, chuyên khảo của Hoàng Văn Vân mới chỉ nghiên cứu giải thích các phạm trù ngữ pháp trong hệ thống chuyển tác (hay hệ thống các kiểu quá trình) trong tiếng Việt, còn ở cấp độ chi tiết hơn như “câu quan hệ sâu có từ “là” trong tiếng Việt” thì Hoàng Văn Vân chưa khảo sát đến.

Bàn thêm về cấu trúc “Danh + là + Danh” của Trần Ngọc Thêm có phân ra hai kiểu:

“Danh + là + Danh” kiểu 1: tự bản thân hoàn toàn là một câu độc lập, không phụ thuộc bên ngoài cả cấu trúc và nội dung. Cấu trúc này có thể tham gia vào câu lớn hơn với tư cách như một mệnh đề, hay một đối tượng. Đặc biệt, nó không kết hợp được với đại từ chỉ định.

“Danh + là + Danh” kiểu 2: không bao giờ là một câu độc lập, và chỉ có thể là một thành phần của một câu độc lập khác. Cấu trúc câu kiểu này luôn kết hợp được với các đại từ chỉ định.

Theo Trần Ngọc Thêm, cấu trúc kiểu 1 khi nghĩa của từ “là” biểu hiện quan hệ đồng nhất giữa Danh 1 và Danh 2. Danh 1 là tập hợp được xác định, có thể đơn nhất hay trên một phần tử. Quan hệ ngữ pháp của cấu trúc kiểu 1 là quan hệ chủ – vị.

Ví dụ: (17) Em tôi là công nhân. Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

Cấu trúc kiểu 2 khi nghĩa của từ “là” chỉ sự phụ thuộc của Danh 2 vào Danh

  1. Danh 1 ở kiểu 2 là tập hợp không đơn nhất và không được xác định. Quan hệ ngữ pháp của kiểu cấu trúc 2 là quan hệ chính – phụ.

Ví dụ: (18) Những cô gái là sinh viên.

Đỗ Thị Kim Liên trình bày các nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc biểu thị quan hệ so sánh trong các câu tục ngữ Việt cũng có nhắc đến từ so sánh “là”. Tuy nhiên, tác giả cho rằng khi câu tục ngữ chỉ quan hệ thân tộc có từ so sánh “là” thì “luôn vắng yếu tố cơ sở so sánh”, ở một số trường hợp có thể lược bỏ “là”.

Nguyễn Thị Thanh Hương với bài viết “Bước đầu tìm hiểu về kiểu câu vị ngữ danh từ tiếng Việt” đã phân ra làm 5 tiểu loại ( câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về số lượng; câu vị ngữ danh từ nêu lai lịch; câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về màu sắc, mùi vị, hình thể; câu vị ngữ danh từ xác định thời gian, không gian; câu vị ngữ danh từ nêu quan hệ phân phối). Bài viết này cho thấy khá rõ tác giả đồng quan điểm với John Lyons, khi cho là cách dùng động từ “có” và động từ “là” trong các “câu vị ngữ động” khi chuyển qua kiểu “câu vị ngữ danh” của tiếng Việt có thể loại bỏ hoặc ngược lại khá thú vị. Tiểu loại câu vị ngữ DT xác định thời gian cho rằng “Tất cả các câu xác định thời gian, không gian cũng có thể được diễn đạt theo cấu trúc câu vị ngữ động từ, mà trong đó từ “là” làm thành tố chính” [55,số 4, 10] nhưng nếu diễn đạt theo cấu trúc vị ngữ DT (tức là lược bỏ vị từ “là”) thì sẽ cho ra cấu trúc câu ngắn gọn hơn, độc đáo hơn, mang đậm sắc màu Á Đông hơn.

Ví dụ: Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

  • Lạt theo chân Keng đi luôn. Đến đầu ngõ thì gặp Ngọ. Hôm nay chủ nhật. (…) Cô lên phố huyện chơi với bạn làm công trường trên đó. (Anh Keng- Nguyễn Liên) [55,số 4; tr.9]
  • Đây suối Lê-nin, kia núi Mác. (Hồ Chí Minh) [55,số 4, tr.9]

Với tiểu loại “câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về số lượng” thì “trừ các câu nêu số lượng tuổi, các câu nêu số lượng khác của tiếng Việt đều có thể kết hợp được với động từ có hay các tính từ khác mà không tạo ra sự khác biệt với người giao tiếp” [55, số 4; tr.8]

Ví dụ:

  • Chiếc xe này ba bánh. à Chiếc xe này có ba bánh. [55,số 4; tr.8]
  • Vườn nhà tôi hai sào. à Vườn nhà tôi rộng hai sào. [55,số 4; tr.8]

Tiểu loại “câu vị ngữ danh nêu lai lịch của con người” đều có thể kết hợp với động từ “là” để tạo thành câu có nghĩa tương đương.

Ví dụ:

– Cháu tên gì?

  • – Tui tên Nhọn. [55,số 4,8] à – Tui tên Nhọn.
  • – Anh ấy kỹ sư. [55,số 4,8] à – Anh ấy kỹ sư.

Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu trên ở những mức độ khác nhau đều đã đề cập đến câu quan hệ, hay tương tự “câu quan hệ sâu có từ là trong tiếng Việt”, nhưng vẫn chưa có sự phân tích kỹ lưỡng về kiểu câu này và chưa đưa ra đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của “câu quan hệ có từ là” trong tiếng Việt.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Câu quan hệ của tiếng Việt là một loại câu rất phong phú và đa dạng. Điều kiện của một luận văn thạc sĩ không cho phép nghiên cứu toàn bộ những kiểu câu quan hệ như câu quan hệ sở hữu, câu quan hệ chu cảnh và các phương thức quan hệ của chúng nên chúng tôi chỉ xin giới hạn đề tài trong một phạm vi nhất định. Mục đích của luận văn là tìm hiểu câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt theo quan niệm ngữ pháp chức năng; xác định cái nhìn tổng quan về câu quan hệ trong tiếng Việt; thống kê, khảo sát các dữ liệu về câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt nhằm nêu lên được đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của chúng, tần số xuất hiện của kiểu câu này trong các loại phong cách văn bản.

Về cơ sở lý thuyết luận văn này dựa trên quan điểm của M.A.K. Halliday trong “ Dẫn luận ngữ pháp chức năng”. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm tương đồng giữa kiểu và hai phương thức quan hệ định tính và đồng nhất của “câu quan hệ sâu” trong tiếng Anh mà Halliday nghiên cứu với câu quan hệ trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo thêm các công trình nghiên cứu của các nhà ngữ pháp trong và ngoài nước khác như S.C. Dik, John Lyons, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Lan Anh, các tác giả quyển Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam ….

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

0.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như: thu thập dữ liệu, phân loại, luận văn chủ yếu sử dụng những phương pháp sau:

  • Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – cú pháp : Phương pháp này dùng để phân tích ngữ nghĩa, cấu trúc của các loại câu quan hệ trong tiếng Việt.
  • Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được dùng khảo sát, miêu tả các loại câu quan hệ trong tiếng Việt.
  • Phương pháp thống kê: Thống kê ngữ liệu về mặt số lượng nhằm xác định tần số xuất hiện của loại “câu quan hệ có từ là” trong tiếng Việt trong văn bản thuộc những phong cách khác nhau.

0.4.2. Nguồn ngữ liệu

  • Về ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi cũng giới hạn cụ thể như sau:
  • Một số bài nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), các bài nghiên cứu trong tạp chí nghiên cứu và phê bình văn học (phong cách ngôn ngữ khoa học)
  • Truyện ngắn của các tác giả như Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Lý Biên Cương …. (phong cách ngôn ngữ văn chương)
  • Các tin tức trên một số báo điện tử, báo viết, truyền hình, lời kêu gọi của Bác … (phong cách ngôn ngữ chính luận)
  • Một số nghị quyết, nghị định, thông tư, hợp đồng, báo cáo, thông báo …(phong cách ngôn ngữ hành chính)

5. Bố cục Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Lý Luận Ngôn Ngữ

Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội dung của luận văn được cấu trúc thành hai chương.

Chương 1: Chương này tóm tắt quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước như Simon C. Dik, M.A.K. Halliday, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân …. về câu quan hệ, chủ yếu là quan điểm của M.A.K. Halliday về câu quan hệ. Đây là chương làm tiền đề cho việc miêu tả và khảo sát câu quan hệ trong tiếng Việt ở chương sau.

Chương 2: Chúng tôi đi vào chức năng ngữ nghĩa của từ “là” trong câu quan hệ (câu quan hệ sâu theo Halliday), hình thức các tham thể xung quanh vị từ “là” trong câu quan hệ, thống kê và đưa ra tần số xuất hiện của kiểu câu này trong văn bản mà chúng tôi chọn làm ngữ liệu, có chú ý khảo sát trong một số phong cách văn bản. Chương này thông qua những dữ liệu thu thập, làm nổi rõ chức năng ngữ nghĩa và đặc điểm cấu trúc của loại câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt.