Dấu hiệu sếp đánh giá cao bạn

Thật khó có thể tập trung 100% vào nhiệm vụ khi mà sếp có vẻ không còn hứng thú với công việc, với công ty và có thể là cả bạn.

“Nếu bạn có cảm giác rằng người quản lý của mình đang muốn bước ra khỏi công ty, phản ứng tự nhiên diễn ra ngay sau đó sẽ là mong muốn tìm hiểu nguyên do,” chuyên gia Lynn Taylor, giảng viên huấn luyện về nghệ thuật lãnh đạo và tác giả quyển sách “Tame Your Terrible Office Tyrant” đã nói. “Đây chính là lúc để cùng nhau đánh giá xem liệu có phải sếp đã bắt đầu bước một chân ra khỏi tập thể hay không.”

Dấu hiệu sếp đánh giá cao bạn
Đánh giá xem liệu có phải sếp đã bắt đầu bước một chân ra khỏi tập thể hay không

Lynn Taylor phân tích, nếu bạn đã nghi ngờ rằng sếp muốn nhảy việc và tiếp tục giữ sự dò xét đó, những dấu hiệu sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Sẽ có những hành vi khác lạ so với trước kia, như sếp đang không thể hiện hiệu suất tốt và cố dọn đường cho sự kết thúc, hay trái lại là mong muốn đi đến một môi trường có nhiều cơ hội và đãi ngộ hơn. Nhưng mẫu số chung, bất kể lý do của việc ra đi sắp tới, là sự thay đổi trong các thói quen. Lưu tâm đến trạng thái công việc của sếp là vấn đề quan trọng, bởi nó liên quan đến độ ổn định trong công việc cũng như tác động đến tương lai sự nghiệp của chính bạn, dù tốt hay xấu.

Dưới đây là 17 dấu hiệu cho thấy sếp của bạn đang có ý định nhảy việc: 1. Sếp có những thay đổi trong mô hình làm việc cũng như hành vi khác đi. 2. Công ty đang có hoạt động tái cơ cấu và tổ chức lại nhân sự. 3. Bạn nhận thấy sếp xao nhãng hoặc lơi lỏng trong cường độ làm việc. 4. Đột nhiên sếp thường xuyên nghỉ phép hoặc có nhiều chuyến đi xa. 5. Sếp hay lảng tránh những giao tiếp, hội họp hoặc trò chuyện. 6. Liên tục đưa ra cho bạn những câu hỏi “nếu như” về các vấn đề (có khả năng sếp đang cân nhắc về việc kéo bạn cùng chuyển sang công việc mới). 7. Sếp phàn nàn rất nhiều. 8. Năng lượng và nhiệt huyết của sếp có vẻ sụt giảm so với trước đây. 9. Sự khác biệt trong trang phục và cách ăn mặc (có thể là chỉnh chu hơn khi đóng bộ sơvin thay vì quần jean áo thun như mọi ngày để đi phỏng vấn). 10. Sếp mất tích khỏi văn phòng nhiều hơn hoặc không có mặt trong những giờ sinh hoạt chung với mọi người. 11. Trông sếp có vẻ “tội lỗi” hoặc hành xử chút gì đó “mờ ám”. 12. Trở nên hết sức bí mật khi làm việc. 13. Sắp xếp hoặc dọn dẹp lại bàn làm việc. 14. Sếp không còn tư vấn cho cấp dưới hoặc bớt cam kết với đồng nghiệp khác. 15. Sếp giao cho bạn nhiều việc hơn. 16. Họp hành với cấp trên và ban lãnh đạo nhiều hơn. 17. Bạn có một cảm giác mơ hồ gây bồn chồn rằng dường như sếp đang có những kế hoạch mới.

Dấu hiệu sếp đánh giá cao bạn

Sếp không còn tư vấn cho cấp dưới hoặc bớt cam kết với đồng nghiệp khác

Trên đây là một số dấu hiệu phổ biến, không nhất thiết nó sẽ luôn nói về vấn đề chúng ta vừa bàn bạc ở trên, nhưng rất đáng tin cậy mà bạn có thể dùng làm căn cứ để tìm hiểu về trạng thái của sếp đối với công việc. Tin rằng khi biết quan sát và tìm hiểu cặn kẽ, 17 dấu hiệu này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị phù hợp khi “tình thế đã đến”.

Để nhận ra việc cấp trên quý mến mình là điều không phải ai cũng cảm nhận được. Điều này rất quan trọng khi bạn biết được sếp đang đứng về phía mình. Hòa hợp với cấp trên là một phần khá quan trọng giúp bạn đạt được thành công trong công việc.

Một số người lãnh đạo sẽ thể hiện rõ sự đánh giá cao của họ thông qua các lời khen ngợi song không phải ai cũng cởi mở như vậy. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn được cấp trên quý mến ngay cả khi họ không thể hiện ra điều đó:

1. "Thương cho roi cho vọt"

Theo Suzanne Bates, CEO của Bates Communications, tác giả của cuốn All the Leader You Can Be, cho rằng rất khó để phát hiện liệu cấp trên có quý mến mình hay không.

"Một người sếp đánh giá bạn có tiềm năng sẽ đưa ra cho bạn nhiều nhận xét, không phải tất cả đều tích cực - một số có thể là kiểu “thương cho roi cho vọt”. Lý do là bởi họ coi trọng bạn và đánh giá bạn hoàn toàn có thể đảm đương được nhiều công việc, sẵn sàng nhận nhiều trọng trách hơn”, Bates phân tích.

2. Sếp thử thách bạn

Nếu đôi khi bạn cảm thấy công việc quá tải, mình có quá nhiều công việc, đừng cho rằng cảm giác đó thật tệ, mọi chuyện đều tiêu cực.

Suzanne Bates cho rằng: “Cấp trên có thể sẽ giao cho bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ mình có thể xử lý. Điều này không phải bởi họ muốn trừng phạt bạn hay đưa ra thử thách làm khó bạn. Điều họ muốn làm là kiểm tra khả năng của bạn thông qua những "bài tập" khó”.

3. Sếp chia sẻ lời khuyên giúp bạn thành công

Đừng ngại ngần hỏi sếp của mình về việc bản thân nên đặt điều gì lên vị trí ưu tiên hoặc vị trí ưu tiên của chính sếp bạn.

Hãy cho cấp trên thấy rằng, bạn thực sự đang hành động và muốn đạt được thành công. Đặc biệt nếu bạn đang làm dự án rất quan trọng, được anh ấy/cô ấy đánh giá cao, hãy cho sếp biết bạn đang làm gì.

4. Sếp có thể không thể hiện sự quý mến nhưng họ tôn trọng bạn

Dấu hiệu sếp đánh giá cao bạn

Đừng quá lo lắng về việc liệu sếp có quý mến mình hay không vì điều thực sự quan trọng nhất là liệu họ có tôn trọng bạn hay không, có đưa bạn vào những cuộc trò chuyện quan trọng hay không.

"Được yêu thích không quan trọng bằng việc được đóng góp, trở thành đối tác, cộng sự ăn ý và giúp nhóm của bạn cũng như công ty ngày càng phát triển”, CEO Bates chia sẻ.

5. Sếp yêu cầu bạn đóng góp ý kiến

Theo Bruce Tulgan, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của RainmakerThinking, tác giả cuốn “It’s Okay to Manage Your Boss”, các ông chủ có xu hướng bàn bạc công việc nhiều hơn với những nhân viên họ thích và tin tưởng.

"Nếu cấp trên thường xuyên hỏi ý kiến của bạn trong các cuộc họp và dành cho bạn nhiều thời gian để chia sẻ, phát biểu; đưa ra phản hồi tích cực với điều bạn nói - đó là những dấu hiệu tốt", ông nói.

6. Sếp kiệm lời khen

Bạn có thể nghĩ rằng những người cấp trên sẽ thường xuyên khen ngợi những nhân viên mà họ đánh giá cao. Tuy nhiên, Bates cho rằng, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

"Cấp trên có thể nghĩ rằng bạn đã biết rõ mình được vị trí vững chắc của mình. Họ không muốn thể hiện rõ sự ưu ái dành cho bạn hoặc đơn giản là họ quên khen vì bạn luôn hoàn thành mọi thứ rất tốt", cô phân tích.

Bates khuyên bạn nên chủ động hỏi ý kiến của sếp và nói rõ mình muốn được lắng nghe những đánh giá thật lòng. Về điều này, Tulgan cũng có cùng quan điểm. Ông cho rằng nhân viên không nên tự suy đoán mà hãy chủ động đề nghị được nhận phản hồi.

7. Sếp tìm đến bạn đầu tiên

Tulgan cho rằng, sẽ là điều rất hứa hẹn khi cấp trên dường như luôn tìm đến bạn đầu tiên. Khi có công việc cần hoàn thành, cho dù đó là nhiệm vụ bình thường hay đặc biệt, họ sẽ giao cho bạn trước.

8. Đừng băn khoăn khi sếp giao thêm trách nhiệm cho bạn

Dấu hiệu sếp đánh giá cao bạn

Các nhà quản lý thường giao việc cho những nhân viên tài năng nhất của họ. Bạn có thể sẽ không nhận được những tấm bằng khen song bạn sẽ được giao phụ trách các dự án trọng yếu và thậm chí được quản lý những đồng nghiệp khác của bạn.

9. Sếp chuyển giao trách nhiệm cho bạn

Khi nhân viên khác gặp rắc rối, quản lý sẽ gửi họ tới cho bạn. "Nếu sếp bảo người khác đến gặp bạn để xin hướng dẫn, hoặc ý kiến, hoặc học hỏi tấm gương sáng, đây chính là dấu hiệu tốt", Tulgan nêu ví dụ.

10. Sếp trao cho bạn nhiệm vụ quan trọng

Theo Tulgan, một dấu hiệu lớn của sự tin tưởng là sếp yêu cầu bạn làm việc với những khách hàng quan trọng.

11. Sếp tìm hiểu về bạn

Quản lý thường chịu khó tìm hiểu cặn kẽ về những nhân viên ưa thích. Họ sẽ hỏi bạn hài lòng hay không, bạn có ý định chuyển công ty hay không, và làm thế nào để công ty giữ được bạn.

Làm vậy không có nghĩa là hỏi cung bạn. Sếp chỉ đang chủ động tìm hiểu những bước cần thiết để tiếp tục có được nhân viên tốt là bạn.

12. Sếp yêu cầu bạn đào tạo người khác

Nếu cấp trên liên tục đề nghị bạn hướng dẫn người mới, hoặc giải thích công tác cho đồng nghiệp khác, bạn có thể cảm thấy mình đang bị giao thêm việc, mọi thứ thật nặng nhọc.

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cho thấy sếp muốn người khác học hỏi điểm tốt ở bạn. Thay vì coi những yêu cầu này là thêm gánh nặng, bạn nên xem là cơ hội để rèn dũa năng lực lãnh đạo, và bộc lộ bản lĩnh.

Dấu hiệu sếp đánh giá cao bạn

Trong quá trình giao tiếp hàng ngày với sếp, khó có thể tránh khỏi việc bạn bị rơi vào những tình huống bối rối, khi cấp trên đưa ra câu hỏi khó trả...

Làm thế nào khi bị sếp ghét?

Vậy cần làm gì khi bị sếp ghét?.

Xác định rõ bạn có đang thực sự bị sếp ghét. ... .

Trao đổi trực tiếp với sếp. ... .

Thu thập bằng chứng bị “bắt nạt” ... .

Nói chuyện với nhân sự và các cấp quản lý cao hơn. ... .

Làm tốt công việc của bạn và không để bị ảnh hưởng bởi sếp. ... .

Cân nhắc chuyện thay đổi công việc..

Làm sao để biết sếp thích mình?

Vậy, làm thế nào để biết chắc chắn rằng sếp mến bạn để có cách ứng xử thuận lòng..

Nói với bạn về cuộc sống cá nhân. ... .

Liên tục gọi điện, nhắn tin vào điện thoại cá nhân của bạn. ... .

Thường mua tặng bạn những món quà bất ngờ mà lãng mạn. ... .

Yêu cầu bạn (chỉ mình bạn) làm việc thêm giờ.

Làm sao để được sếp yêu quý?

10 điều khiến sếp “yêu” bạn.

Bất kỳ vị sếp nào cũng quý mến những nhân viên biết cách làm việc, biết nghe lời và có kỷ luật. ... .

Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp. ... .

Có khả năng nghe hiểu tốt. ... .

Khả năng hợp tác. ... .

Xây dựng các mối quan hệ trong công việc. ... .

Biết rõ những mong muốn của sếp. ... .

Biết rõ những điều sếp không thích..