Dầu dừa và cách sử dụng

Gần đây, dầu dừa ngày càng được sử dụng thịnh hành trên thế giới. Dầu dừa làm cân bằng lượng đường trong máu, kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ hấp thụ vitamin và khoáng chất, v,v.....Có thể thấy, tác dụng mà dầu dừa mang lại là rất lớn.

Dầu dừa có tác dụng gì? Dưới đây là 50 cách sử dụng dầu dừa mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp.

Dầu dừa và cách sử dụng

1. Mát xa

Dầu dừa giúp bạn làm dịu đi sự mệt mỏi và giảm đau cho các cơ bắp. Khi sử dụng, bạn nên thêm vài giọt tinh dầu để tăng hiệu quả.

2. Bệnh nấm chân

Các đặc tính kháng nấm mạnh mẽ của dầu dừa sẽ giúp bạn ngăn chặn những căn bệnh về nấm. Thêm vài giọt thảo mộc oregano hoặc tinh dầu trà giúp tăng khả năng chống nấm.

3. Trị mụn trứng cá

Trong dầu dừa chứa các axit béo chuỗi trung bình như axi lauric, axit capric,.. có tác dụng kháng khuẩn gây mụn trứng cá. Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị mụn, để khoảng 15 đến 20 phút sau đó rửa lại bằng sữa rửa mặt.

Dầu dừa và cách sử dụng

Tinh dầu dừa được sử dụng rộng rãi trong mát xa và spa

4. Chất tẩy rửa

Dầu dừa sẽ giúp bạn loại bỏ những vết bụi bẩn nhanh chóng và hiệu quả.

5. Trị chấy rận

Dầu dừa sẽ giúp bạn loại bỏ vấn đề khó chịu này.

6. Trị rạn da

Phụ nữ mang thai dùng dầu dừa sẽ giúp làm giảm và ngăn các vết rạn da. Dầu dừa sẽ giúp làn da của bạn trở nên mềm mại.

7. Mụn cơm và Nốt ruồi

Bôi dầu dừa vào khu vực da có mụn cơm hoặc nốt ruồi, sau đó băng lại. Thay băng và bôi dầu dừa mỗi ngày.

8. Kem dưỡng ẩm

Sử dụng dầu dừa dưỡng da là cách tuyệt vời để giữ ẩm cho làn da, đặc biệt với da khô hoặc da bị hư tổn

9. Tẩy da chết trên mặt

Trộn dầu dừa với thuốc muối (baking soda), đường hoặc quế, và bột yến mạch. Sau đó bôi hỗn hợp lên mặt và mát xa nhẹ nhàng.

10. Trị gàu

Mát xa da đầu với dầu dừa để giảm bớt các triệu chứng của gàu như ngứa, hay bong tróc da đầu.

Dầu dừa và cách sử dụng

11. Giảm cơn thèm ăn

Dùng 1 thìa dầu dừa trước khi ăn sẽ giúp bạn kiềm chế cơn thèm ăn.

12. Xóa mờ nếp nhăn

Mát xa dầu dừa vào các nếp nhăn sẽ khiến chúng mờ dần và biến mất

13. Đau họng

Ngậm 1 thìa dầu dừa sẽ giúp giảm đau và sưng họng, ngăn ngừa nhiễm trùng.

14. Bệnh vảy nến

Xoa dầu dừa lên vùng da bị tổn thương để diệt nấm. Thêm tinh dầu trà để giảm nhiễm trùng hiệu quả hơn.

15. Bệnh mụn rộp môi do vi rút herpes

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, giúp cơ thể tránh khỏi các loại vi khuẩn gây rộp môi. Thoa dầu dừa lên vùng miệng bị rộp, thêm giọt tinh dầu thơm oregano.

16. Son dưỡng ẩm

Dầu dừa cung cấp một số chất bảo vệ khỏi ảnh nắng mặt trời như SPF4.

17. Chất bôi trơn

Dầu dừa là một chất bôi trơn tự nhiên, không hóa chất.

18. Loại bỏ bã kẹo cao su

Dầu dừa sẽ giúp bạn lấy bã kẹo cao su khỏi tóc hay quần áo dễ dàng hơn.

19. Tăng cường sức khỏe cho thú cưng

Bộ lông của thú cưng sẽ trở nên bóng mượt hơn với dầu dừa, diệt sạch bọ chét.

Dầu dừa và cách sử dụng

20. Lẹo mắt/ Đau mắt đỏ

Xoa một ít dầu dừa vào chỗ lên lẹo hoặc xung quanh mặt để tránh các bệnh nhiễm trùng mắt và giảm khó chịu một cách nhanh chóng.

21. Đau tai

Đau tai, viêm tai hoặc nhiễm trùng tai có thể sẽ khỏi rất nhanh chỉ với một vài giọt dầu dừa trộn với dầu tỏi.

22. Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Dầu dừa rất an toàn cho trẻ sơ sinh, giúp giảm ngứa, đau hay bong da ở trẻ sơ sinh

23. Vết hăm tã

Bôi dầu dừa lên vết hăm tã ở trẻ sẽ làm giảm các vết hăm rất hiệu quả.

24. Vết bầm tím

Chà dầu dừa lên vùng da bị thâm tím để làm tan vết máu bầm.

25. Đồi mồi ở người cao tuổi

Dầu dừa có tác dụng trên bất kỳ làn da có tỳ vết. Nó làm mờ đi các chấm đồi mồi và có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.

26. Kem cạo râu

Dùng dầu dừa khi cạo râu sẽ giúp bạn có làn da mịn màng và mềm mại.

27. Vết xước sau khi cạo râu

Sau mỗi lần cạo râu, bạn thấy da mặt hơi căng, khô, thậm chị có những vết xước. Dầu dừa sẽ giúp da bạn mềm hơn, và chữa lành các vết xước.

28. Kem đánh răng

Trộn một phần dầu dừa với một phần nước soda (viên sủi NaHCO3) và thêm vài giọt tinh dầu bạc hà. Hỗn hợp tạo ra kem đánh răng tự nhiên làm sạch và trắng răng mà không hề có chất bảo quản.

29. Bệnh thủy đậu

Dầu dừa làm giảm ngứa ở bệnh thủy đậu cũng nhưng các vết do muỗi hay côn trùng cắn.

30. Viêm nhiễm do nấm

Dầu dừa sẽ ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do nấm cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

31. Tẩy trang

Xoa dầu dừa lên mặt sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ lớp trang điểm. Giúp da bạn sáng và sạch hơn.

Dầu dừa và cách sử dụng

32. Dưỡng tóc

Dầu dừa sẽ giúp tóc bạn chắc khỏe và chăm sóc tóc bị hư tổn . Mát xa dầu dừa lên da đầu, sau 10 phút gội lại bằng nước sạch.

33. Đánh bóng đồ gỗ

Dầu dừa cũng được sử dụng sơn bóng một số loại đồ gỗ. Nó cũng cấp một lớp bảo vệ chống bụi bẩn.

34. Cung cấp nguồn năng lượng

Chất béo đặc biệt có trong dầu dừa là nguồn năng lượng tuyệt vời để cải thiện sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

35. Khử mùi

Trộn dầu dừa với bột bắp, thuốc muối, hoặc bất kỳ tinh dầu dừa mà bạn ưa thích, sẽ tạo ra chất khử mùi tự nhiên, không độc hại.

36. Xóa tan quầng thâm mắt

Trước khi đi ngủ, thoa dầu dừa lên vùng mắt bị thâm hoặc sưng, để qua đêm, sáng dậy rửa bằng nước sạch. Trong dầu dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin làm tăng độ đàn hồi cho da.

37. Bệnh Eczema

Dầu dừa làm giảm ngứa, bong da, hay khô da do bệnh eczema, vẩy nến hay viêm da gây nên.

38. Cháy nắng

Bôi dầu dừa lên cơ thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa cháy nắng hay giảm cảm giác bỏng rát khi da bạn bị cháy nắng.

39. Bệnh trĩ

Dầu dừa sẽ làm giảm đau và khó chịu mà bệnh trĩ gây nên.

40. Chảy máu cam

Nếu bạn thường xuyên chảy máu cam, xoa một ít dầu dừa vào trong lỗ mũi.

41. Nhiệt miệng

Thoa dầu dừa lên vết loét miệng để làm giảm đau và ngăn nhiễm trùng.

Dầu dừa và cách sử dụng

42. Bệnh trào ngược dạ dày

Ăn một thìa dầu dừa trong bữa ăn để tránh ợ chua và ợ nóng.

43. Đau răng

Dầu dừa giúp bạn giảm đau nhức và tăng cường chắc khỏe cho hàm răng. Trộn giọt dầu dừa với 1 giọt dầu đinh hương sẽ giúp bạn giảm đau ngay lập tức.

44. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Dầu dừa sẽ giúp điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu hoặc giảm đau ở bệnh sỏi thận

45. Dưỡng da

Dầu dừa là một nguyên liệu tự nhiên tự nhiên chống khô da, nứt nẻ. Các bà mẹ cũng có thể dùng dầu dừa xoa lên núm vú để tránh đau khi cho các bé bú.

46. Bệnh mất trí nhớ Alzheimer

Trong một vài nghiên cứu gần đây cho thấy dầu dừa sẽ làm chậm phát triển hoặc ngăn ngừa bệnh bệnh mất trí nhớ.

47. Chắc xương

Canxi và magie là hai khoáng chất quan trọng bảo vệ và giúp xương chắc khỏe. Dầu dừa hỗ trợ cơ thể bạn hấp thụ hai khoáng chất đó.

48. Bệnh động kinh

Dầu dừa sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh động kinh . Và cũng làm giảm cường độ của các cơn co giật.

49. Vóc dáng thon gọn

Dầu dừa làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể bạn, cải thiện chức năng của tuyến giáp và hỗ trợ giảm cân một cách an toàn.

50. Nấu ăn

Khi đun nóng, dầu dừa vẫn đảm bảo an toàn, không hề độc hại như hầu hết các loại dầu ăn khác và mỡ động vật. Dầu dừa sẽ đem đến cho bạn bữa ăn ngon miệng và đảm bảo chất chất dinh dưỡng.

Minh Trang (theo Sunwarrior)


Dầu dừa có thể được sử dụng trên toàn cơ thể vì hầu như không gây ra bất kì tác dụng phụ nào, cụ thể:

Cách sử dụng dầu dừa cho tóc

Dưỡng chất trong dầu dừa giúp mái tóc được phục hồi nhanh chóng, cải thiện tình trạng gãy rụng, uốn xoăn và khô rối một cách đáng kể. Bạn có thể dùng dầu dừa như:

Dầu xả: Trước tiên, bạn cứ gội đầu như hằng ngày. Sau đó, bạn mới dùng dầu dừa thay cho dầu xả, vuốt từ phần giữa cho đến ngọn tóc, khoảng 3 phút thì xả lại nước sạch.

Dầu dưỡng ẩm: Thay vì sử dụng như dầu xả, bạn có thể dùng dầu dừa như chất dưỡng ẩm. Nghĩa là bạn lấy một ít dầu dừa massage nhẹ lên da đầu, từ chân tóc cho đến ngọn khoảng 5 phút và xả lại nước sạch.

Mặt nạ tóc: Đầu tiên, bạn cần đảm bảo mái tóc bạn sạch, không bị bờn rít do mồ hôi tiết ra. Tiếp đó, bạn lấy lượng dầu dừa vừa đủ (tóc dài khoảng 2 muỗng canh còn tóc ngắn chỉ cần 1 muỗng canh hoặc 1 muỗng cà phê là được), thoa đều lên tóc, để yên trong vòng 1 - 2 tiếng rồi mới gội đầu lại.

Cách sử dụng dầu dừa cho da mặt

Đối với tẩy trang bằng dầu dừa

  • Bước 1: Thấm bông tẩy trang vừa đủ ẩm bằng dầu dừa.
  • Bước 2: Thoa đều miếng bông tẩm dầu dừa lên mặt, đồng thời massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc.
  • Bước 3: Dùng bông tẩy trang khác để lau sạch lớp dầu dừa trên mặt.
  • Bước 4: Hãy thực hiện quy trình thêm lần nữa nếu như bạn cảm nhận chưa hết các lớp trang điểm. Cuối cùng, bạn dùng sữa rửa mặt và rửa lại nước sạch là xong.

Lưu ý: Chỉ nên dùng dầu dừa để tẩy trang cho lớp trang điểm mỏng nhẹ, còn đối với cách trang điểm đậm thì nên dùng nước tẩy trang chuyên dụng nhé!

Cách sử dụng dầu dừa cho môi

Để cải thiện tình trạng khô môi ngay tại nhà, bạn có thể thoa lớp mỏng dầu dừa. Nó sẽ giúp bạn giữ ẩm đôi môi trong vài tiếng, kể cả bảo vệ da môi trước sự tác động của ánh nắng.

Ngoài ra, bạn nên kết hợp với việc uống nước, hạn chế dùng son lì, đắp mặt nạ (khoảng 2 lần/tuần) và tẩy tế bào chết (1 lần/tuần) để cải thiện làn da cho đôi môi.

Cách sử dụng dầu dừa cho toàn thân

Dầu dừa thân thiện nên bạn có thể sử dụng cho toàn thân với công dụng như:

Giảm sự tác động của tia UV

Việc thoa dầu dừa lên da có thể tránh được sự gây hại của tia cực tím (UV) từ mặt trời, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ bị ung thư da, xuất hiện các đốm nâu và nếp nhăn. Theo kết quả nghiên cứu chứng minh dầu dừa ngăn chặn được khoảng 20% tia UV từ mặt trời.

Tuy nhiên, không phải vậy mà bạn thay dầu dừa bằng kem chống nắng nhé. Hãy cân nhắc và kết hợp sử dụng dầu dừa cho đúng cách, vì chỉ số chống nắng của dầu dừa vẫn còn khá thấp.

Dưỡng ẩm cho da

Bạn có thể thoa dầu dừa lên toàn bộ cơ thể, nhất là vùng khuỷu tay và gót chân vì hỗ trợ điều trị nứt nẻ rất hiệu quả. Thậm chí, với chị em phụ nữ mang thai khi bị rạn da đều có thể dưỡng ẩm bằng dầu dừa mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Làm dịu kích ứng

Vì dầu dừa có tác dụng chống viêm nên cải thiện đáng kể một số dấu hiệu liên quan đến bệnh viêm da, không thua gì so với chất dưỡng ẩm và dầu khoáng thông thường. Chẳng hạn, kết quả từ một nghiên cứu được tiến hành năm 2014 cho thấy đã cải thiện 47% tình trạng chàm ở trẻ đang mắc bệnh này.

Cách sử dụng dầu dừa trong nấu ăn

Không chỉ sử dụng trên bề mặt da, dầu dừa còn rất được ưa chuộng trong nấu ăn, như trở thành nguyên liệu làm món salad, chocolate và mayonnaise.

Bạn chỉ nên dùng lượng ít dầu dừa để giúp món ăn được tăng hương vị và hãy ưu tiên chọn dầu dừa nguyên chất để không chứa các hợp chất gây hại cho sức khỏe.

Cách sử dụng dầu dừa trong dọn dẹp nhà cửa

Dầu dừa cũng được tận dụng trong việc dọn dẹp nhà cửa, bạn đã từng làm điều này hay chưa? Hãy thử một số cách sau:

Loại bỏ vết bẩn

Bạn cần trộn baking soda với dầu dừa theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, dùng hỗn hợp sệt này chà nhẹ lên vết bẩn bám trên đồ nội thất hoặc thảm lót. Đợi khoảng 5 phút để các chất phát huy tác dụng và cuối cùng bạn lau sạch là được.

Đuổi côn trùng

Bạn có thể kết hợp dầu dừa với một số loại tinh dầu có khả năng xua đuổi côn trùng như bạc hà, oải hương, tràm trà, húng quế hay sả chanh.

Đánh bóng đồ gỗ

Thay vì chọn dung dịch đánh bóng, bạn sử dụng dầu dừa lên đồ gỗ và đánh bóng như thông thường. Cách làm này sẽ giúp cho đồ gỗ sáng bóng và có mùi thơm dễ chịu hơn.

2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dầu dừa

Nhiệt độ

Khi dầu dừa ở dạng lỏng thì nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 18 - 25 độ C (theo nhiệt độ phòng). Còn với dầu dừa ở dạng rắn thì bảo quản ở nhiệt độ 1 - 8 độ C, tốt hơn là với dạng dầu dừa ở thể rắn bạn nên cho vào ngăn mát tủ lạnh sẽ để được lâu hơn.

Ánh sáng mặt trời

Dầu dừa rất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao dù là ở thể rắn hay thể lỏng. Chính vì thế bạn nên để dầu dừa tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay ở những nơi có nhiệt độ quá cao.

Dụng cụ bảo quản sạch

Việc bảo quản dụng cụ như hũ, chai để đựng dầu dừa cũng rất quan trọng, bởi nếu những dụng cụ đó không được lau khô hay khử trùng sạch sẽ thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng làm dầu dừa bị mốc, hư hỏng và không còn sử dụng được nữa.

Thời gian bảo quản dầu dừa

Đối với những loại dầu dừa đã được đóng chai sẵn thì ở trên bao bì nhà sản xuất cũng ghi rõ rằng dầu dừa để được 2 năm kể từ ngày sản xuất. Hoặc đối với dầu dự tự làm tại nhà bạn cũng chỉ nên dùng trong 2 năm sẽ tốt nhất.

Ngoài ra, nhớ lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến dầu dừa như nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, bảo quản dụng cụ trong quá trình sử dụng dầu dừa để bảo quản được tốt hơn.

3 Dầu dừa để được bao lâu?

Dầu dừa trung bình sẽ để được khoảng vài năm nếu được bảo quản đúng cách và tránh xa ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, thời gian hết hạn còn tùy thuộc vào việc đó là dầu dừa nguyên chất hay là dầu dừa tinh luyện.

Vì dầu dừa nguyên chất đã được ép hết nước và không chứa thêm bất kì các chất nào khác. Vậy nên dầu dừa thường sẽ để được từ 1 - 2 năm và khi bảo quản đúng cách sẽ để thêm được trên 2 năm.

Còn với dầu dừa tinh luyện, do trong quá trình sản xuất chưa được ép hết nước và còn bổ sung thêm những chất hóa học khác nữa nên sẽ nhanh bị oxy hóa hơn và thời gian hết hạn sẽ khoảng 18 tháng.

4 Cách bảo quản dầu dừa tại nhà

Bảo quản dầu dừa cũng rất đơn giản, bạn có thể áp dụng cách mà Điện máy XANH gợi ý ngay phía dưới với một số mẹo nhỏ đi kèm như sau:

Đảm bảo dụng cụ sạch

Bạn cần chắc chắn rằng các dụng cụ đựng dầu dừa cần phải sạch và không bị ám mùi các thực phẩm khác trong suốt quá trình bảo quản. Điều này sẽ giúp cho cho dầu dừa tránh bị hỏng mốc, ảnh hưởng đến chất lượng dầu dừa.

Nên dựng trong chai lọ kín và tối màu

Dầu dừa nên được đựng trong chai lọ hủ thủy tinh kín và có màu tối để tránh được sự tác động từ ánh sáng bên ngoài môi trường, nhất là ánh nắng mặt trời.

Không nên dùng lọ chai bằng kim loại, vì dễ khiến cho dầu dừa có mùi hôi khó chịu.

Chiết nhỏ để sử dụng

Nếu bạn mua dầu dừa với số lượng lớn, thì hãy chiết ra bình nhỏ. Cách làm này tiện cho bạn vừa sử dụng vừa bảo quản dầu dừa tốt hơn mà không bị mất chất.

Chú ý đến thời gian sử dụng dầu dừa

Thông thường, dầu dừa có thời hạn sử dụng 2 năm tùy theo phương pháp bảo quản và sản xuất. Vì thế, hãy ưu tiên chọn và sử dụng dầu dừa hợp lý, để tránh dùng dầu đã quá hạn.

Bảo quản thoáng mát và có nhiệt độ ổn định

Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

Đối với dầu dừa ở thể rắn thì việc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (1 - 8 độ C) là tốt nhất, như vậy giúp dầu dừa giữ được nguyên vẹn chất lượng và mùi hương, hạn chế việc bị oxy hóa.

Còn với ở thể lòng bạn có thể bảo quản ở nơi thoáng mát hay ở trong ngăn mát tủ lạnh đều được. Tuy nhiên, với thể lỏng bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 - 2 tiếng trước khi sử dụng.

Bảo quản ở nhiệt độ thường

Bạn đừng lo khi mà không cho dầu dừa vào tủ lạnh bảo quản thì dầu dừa cũng sẽ để được rất lâu nhé. Chỉ cần để dầu dừa ở nhiệt độ phòng (18 - 25 độ C), ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp thì chất lượng của sản phẩm vẫn được duy trì ở trạng thái tốt và giữ nguyên được chất lượng.

Cách bảo quản dầu dừa với số lượng lớn

Để bảo quản dầu dừa với số lượng lớn thì dầu dừa ở thể lòng bạn chiết ra những chai nhỏ, lọ nhỏ rồi bảo quản ở nơi thoáng mát hoặc ở ngăn mát tủ lạnh.

Còn với ở thể rắn, bạn có thể làm tương tự là chiết ra hũ nhỏ rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Hoặc đun chảy ra cho dầu dừa tan hết, để nguội rồi bảo quản như với thể lỏng đều được nha.

Sử dụng vật múc sạch

Khi cho dầu dừa vào trong các hũ đựng, thì khi sử dùng bạn nên dùng vật múc sạch, khô ráo như muỗng hay cho ra cốc đong. Tránh dùng các vật dùng bị ướt để múc vì sẽ làm cho dầu dừa nhanh tiếp xúc với vi khuẩn, rút ngắn thời gian bảo quản của dầu dừa xuống và nhanh hết hạn hơn.

Tránh dùng các vật đựng dùng 1 lần

Bạn không nên đựng dầu dừa vào trong những chai lọ hay hũ đựng được gắn nhãn chỉ dùng 1 lần. Bởi chất liệu của các vật dụng này sẽ không an toàn khi dùng lại và cũng đã dính những chất khác, cũng như bạn không thể đảm bảo rằng vật đựng đó đã được rửa sạch, hết vi khuẩn để tái sử dụng lại lần nữa hay chưa. Nhờ vậy đảm bảo dầu dừa không bị hư và bảo vệ sức khỏe của bạn khi dùng.

Đun lại dầu dừa

Với các loại dầu dừa được bảo quản tốt và được đun nấu ở thời gian, nhiệt độ vừa đủ thì sau khoảng 6 tháng đến 1 năm bạn có thể bỏ qua bước đun lại dầu dừa. Do dầu dừa sẽ không bị thay đổi và không gây độc khi ở nhiệt độ cao như một số các dầu thực vật khác.

Tuy nhiên nào bạn thấy dầu dừa có mùi hắt hoặc dầu dừa có mùi quá thơm (không phải mùi thơm tự nhiên của dầu dừa), bạn có thể cho dầu dừa lên bếp và đun nóng lại khoảng 5 phút, sau đó để nguội và dùng như bình thường nhé.

Cấp đông dầu dừa

Khi nào cần cấp đông dầu dừa?

Các loại dầu dừa bị đông thường dùng trong nấu ăn hoặc dùng như một loại kem dưỡng, loại này thường không ảnh hưởng đến chất lượng tự nhiên của dầu dừa, tuy nhiên khi dầu dừa bị nguội thường sẽ khó tách hơn nhiều, vậy nên lúc này bạn cần phải cấp đông lại dầu dừa.

Các bước cấp đông dầu dừa

Bước 1: Đun chảy dầu dừa

Bắc chảo lên bếp, cho một lượng dầu dừa vừa đủ dầu, bật bếp ở lửa nhỏ riu riu và đun nóng đến khi dầu dừa chảy ra hết, tắt bếp.

Bước 2: Cho vào khay đá

Đổ từ từ dầu dừa đã đun chảy vào trong khay đá, khoảng 2/3 khuôn. Vì khi dầu dừa đông lại sẽ nở ra, thế nên bạn hãy chừa một khoảng nhỏ để dầu nở ra nhé.

Bước 3: Cho vào ngăn đá

Sau đó, cho khay đựng dầu dừa vào trong ngăn đông tủ lạnh hoặc tủ đông từ 1 - 2 giờ cho dầu dừa đông lại hoàn toàn.

Bước 4: Chuyển vào túi đông lạnh

Khi dầu dừa đã đông lại hoàn toàn, bạn lấy ra khỏi tủ lạnh, tách dầu dừa ra khỏi khay và cho vào trong túi đông lạnh, đậy kín miệng túi và ghi lên túi thời gian hoàn thành để bạn canh được thời gian hết hạn, đảm bảo sử dụng dầu dừa an toàn.

Bước 5: Cho vào lại ngăn đá

Cho túi đông lạnh vào lại ngăn đá, khi dùng bạn chỉ cần lấy ra một lượng vừa đủ rồi đậy kín miệng túi lại là được nhé.

Lưu ý khi đông lạnh và sử dụng

Khi đông lạnh dầu dừa, bạn nên đông một lượng vừa đủ dùng và khi lấy ra khỏi tủ lạnh, bạn nên kiểm tra xem trên viên dầu dừa có các dấu hiệu như bong tróc, khô, hư hỏng hoặc có mùi khó chịu không trước khi sừ dụng. Bên cạnh đó, để làm tan chảy dầu dừa đông lạnh, bạn chỉ cần cho vào lò vi sóng rồi khuấy nhẹ.

Dầu dừa đông lạnh để trong ngăn đá thường sẽ có thời hạn khá lâu từ 2 đến 5 năm nên bạn có thể an tâm sử dụng rồi đấy nhé!

5 Cách nhận biết dầu dừa bị hư

Dù cho đã áp dụng các cách bảo quản trên mà Điện máy XANH đã chia sẻ với bạn, thế nhưng bạn cũng đừng nên chủ quan mà nhớ kiểm tra dầu dừa khoảng 2 tháng/lần (nếu ít sử dụng) để tránh sử dụng phải dầu dừa bị hỏng nhé.

Khi thấy dầu dừa chuyển sang màu vàng nhạt, ngửi thấy có mùi lạ hoặc xuất hiện các đốm nâu, xanh lá trên chai dầu dừa thì đây chính là dấu hiệu cho thấy dầu dừa đã bị hỏng và bạn nên bỏ ngay.

Bộ 6 hũ đựng sữa chua thủy tinh BHX TT-02

Bộ 3 hũ đựng gia vị thủy tinh BHX SE-53067

Bộ 2 hũ đựng gia vị thủy tinh BHX SE-53125

Hũ đựng gia vị thủy tinh BHX SE-54011

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh BHX SE-15017

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh Rondo Smile

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh Luminarc Rondo Smile

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh BHX AC-AY91019D

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh Rondo

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh BHX AC-AY91019D

Hũ đựng thực phẩm thủy tinh Luminarc Rondo Smile

Bộ 6 hũ sữa chua thủy tinh BHX TT-01

Xem thêm

Vậy là Điện máy XANH đã giới thiệu đến các bạn những mẹo cực kì hữu dụng trong cách sử dụng dầu dừa, cách bảo quản dầu dừa sao cho an toàn và hiệu quả nhất rồi đấy. Hãy nhớ thường xuyên truy cập chuyên mục Mẹo vào bếp để bỏ túi thêm nhiều mẹo hay khác trong bếp nhé!

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 23/08/2021