Danh sách trắng của nhật bản có những nước nào năm 2024

Một binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) trình diễn quân sự ở Kisarazu, phía Đông Tokyo, ngày 16/6. (Ảnh: Reuters)

Về mặt kết cấu, Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2022 bao gồm 4 phần, trong đó phần 1 đề cập tới môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản, phần 2 nói về chính sách an ninh và quốc phòng của nước này, phần 3 mô tả về ba trụ cột quốc phòng và phần cuối đề cập tới các thành phần cốt lõi hình thành nên năng lực quốc phòng của Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Sách trắng còn có 4 chuyên đề đặc biệt, tập trung vào những chủ đề "các vấn đề an ninh hiện nay," "khả năng răn đe thúc đẩy hòa bình," "các nỗ lực trong các chiến trường và lĩnh vực mới" và "kiến tạo môi trường an ninh mong muốn."

Cuộc xung đột ở Ukraine và tác động lâu dài của nó đối với khu vực châu Á là một nội dung hoàn toàn mới trong Sách trắng Quốc phòng năm nay của Nhật Bản. Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới cuộc xung đột ở Ukraine, nơi cách xa hàng nghìn km với những đánh giá quan ngại về khả năng một cuộc xung đột tương tự có thể xảy ra trong tương lai tại châu Á.

Ngoài nội dung này, trong Sách trắng Quốc phòng năm nay, Nhật Bản tiếp tục nhấn mạnh bối cảnh cán cân quyền lực toàn cầu đang thay đổi, cạnh tranh chiến lược giữa các nước đang gia tăng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, trong đó nổi bật nhất là cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự cạnh tranh chiến lược như vậy đang diễn ra ngày càng phức tạp trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động và được tiến hành thông qua nhiều công cụ, trong đó có mạng xã hội, và đôi khi thông qua "chiến tranh lai" kết hợp giữa các biện pháp quân sự và phi quân sự.

Bên cạnh đó, theo Sách trắng, những tiến bộ công nghệ đã làm thay đổi về cơ bản bản chất của an ninh. Các nước tập trung vào việc phát triển và sử dụng cái gọi là "những công nghệ thay đổi cuộc chơi", đó là các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ siêu âm, và đã nhận ra tầm quan trọng của an ninh kinh tế như ngăn chặn sự thất thoát của các công nghệ tiên tiến đó.

Sách trắng cho rằng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, đang bị tác động mạnh bởi các thay đổi về cán cân quyền lực toàn cầu và đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh. Nhật Bản khẳng định sẽ tăng cường liên minh Nhật - Mỹ cũng như năng lực phòng thủ riêng của mình để đảm bảo hòa bình và an ninh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Ngày 27/6, Nhật Bản đã công bố quyết định đưa Hàn Quốc trở lại “Danh sách trắng” - các đối tác thương mại đáng tin cậy, đánh dấu việc kết thúc tranh chấp thương mại giữa 2 nước kéo dài suốt 4 năm, một động thái mới nhất nhằm cải thiện quan hệ kinh tế song phương.

Danh sách trắng của nhật bản có những nước nào năm 2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt tay trước khi tiến hành hội đàm tại Tokyo. (Ảnh: Yonhap).

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Nhật Bản nêu rõ, Bộ này đã sửa đổi quy định để đưa Hàn Quốc trở lại Nhóm A (nhóm các đối tác thương mại đáng tin cậy), theo đó, Seoul sẽ được hưởng các ưu đãi xuất khẩu mà nước này được hưởng trước năm 2019. Quyết định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 21/7 tới.

Theo đó, với việc chỉ định Hàn Quốc trở lại “Danh sách trắng”, thời gian xem xét giấy phép xuất khẩu đối với các công ty trong nước xuất khẩu nguyên liệu chiến lược sang Hàn Quốc giảm từ 2-3 tháng xuống còn khoảng 1 tuần.

Trước đó, năm 2019, Nhật Bản đã hạ cấp Hàn Quốc xuống Nhóm B, sau khi áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với 3 vật liệu chiến lược của Hàn Quốc, bao gồm polyimide flo hóa, chất quang dẫn và hydro florua để sản xuất chất bán dẫn và màn hình. Động thái này được cho là nhằm đáp trả phán quyết trước đó của Tòa án Tối cao Hàn Quốc yêu cầu 2 công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên (1910 - 1945).

Tháng 3 vừa qua, hai bên đã cam kết khôi phục quan hệ thương mại sau khi Hàn Quốc công bố kế hoạch bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức mà không yêu cầu phía Nhật Bản đóng góp.

Cũng trong tháng 3, Tokyo đã bãi bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với Seoul sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhất trí cùng nỗ lực cải thiện quan hệ song phương tại cuộc hội đàm giữa 2 nhà lãnh đạo tại Tokyo. Sau đó, trong tháng 4, Hàn Quốc đã đưa Nhật Bản trở lại danh sách đối tác thương mại đáng tin cậy.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc trong một thông báo đã hoan nghênh quyết định của Nhật Bản và nhấn mạnh sẽ hợp tác chặt chẽ với Tokyo để thúc đẩy các vấn đề thương mại song phương và đa phương.

Theo báo cáo từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc công bố hồi tháng 3, Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng 2,69 tỷ USD xuất khẩu sang Nhật Bản, đưa xuất khẩu trở lại mức của năm 2017 và 2018 – thời điểm trước khi Nhật Bản áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với nước này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Nhật Bản vào ngày 29/6 để thảo luận về các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực tài chính và thương mại./.