Xu hướng khu vực hóa kinh tế là gì năm 2024

Toàn cầu hóa kinh tế có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến

trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế

làm lu mờ khái niệm biên giới quốc gia, làm thay đổi tính chất và vị trí của thị trường. Nếu như trước đây, thị trường mang tính quốc

gia thì từ khi toàn cầu hóa kinh tế xuất hiện, thị trường đã mang tính quốc tế hay tính toàn cầu.

Nguyên nhân xuất hiện toàn cầu hóa thế giới: Do quy mô sản xuất tăng cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.Đồng thời,

nhu cầu về các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên tăng lên.

Ví dụ: Mỹ và Nhật Bản là hai cường quốc kinh tế của thế giới phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp dầu thô của OPEC.

Có thể nhận biết toàn cầu hóa kinh tế thông qua biểu hiện nền kinh tế thế giới được vận hành nhờ các mạng lưới mang tính toàn

cầu.

Ví dụ: Trong Iĩnh vực thông tin, các máy tính cá nhân được nối mạng với nhau ở trong nước và nước ngoài, tạo nên một mạng lưới

thông tin toàn cầu.

Trong lĩnh vực tiêu dùng, người tiêu dùng có thể tiêu dùng hàng hóa được nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới.

Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, hàng hóa được sản xuất trên cơ sở chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế.

Trong lĩnh vực tài chính, luồng vốn quốc tế được dịch chuyến giữa các quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng kết nối với nhau,

hàng ngàn tỉ USD được chu chuyển trên khắp thế giới qua các thị trường chứng khoán với tốc độ tính bằng giây suốt 24/24 giờ

trong ngày... Các mạng lưới toàn cầu này không ngừng làm thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới.

Toàn cầu hóa kinh tế đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mỗi quốc gia. Tác

động này mang tính hai mặt:

  1. Tác động đến biên giới: Toàn cầu hóa thị trường

là việc thị trường quốc gia riêng biệt và đặc thù đang hội nhập dần hình thành thị trường toàn cầu. Việc dỡ bỏ các rào cản thương

mại qua biên giới đã làm cho việc kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên dễ dàng. Thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước khác

nhau cũng có xu hướng tiệm cận lại gần với nhau và với chuẩn mực toàn cầu, góp phần tạo thị trường toàn cầu. Các sản phẩm

tiêu dùng như thẻ tín dụng của hãng Citigroup, đồ uống Coca-cola, thiết bị chơi game Sony PlayStation, bánh kẹp McDonald’s ...

đang được coi là những ví dụ điển hình minh chứng cho xu hướng này. Các doanh nghiệp quốc tế, công ty đa quốc gia không chỉ

là chủ thể hưởng lợi từ xu hướng này mà còn tích cực khuyến khích cho xu hướng này mở rộng và phát triển. Bởi việc cung cấp

cùng một sản phẩm trên toàn thế giới, các doanh nghiệp này góp phần tạo ra thị trường toàn cầu.

  1. Tác động đến cơ cấu hàng hóa: Toàn cầu hóa quá trình sản xuất

là quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ các nơi trên toàn cầu để khai thác, tận dụng được sự khác biệt quốc gia về chi phí và

chất lượng của các yếu tố sản xuất, như lao động, năng lượng, đất đai và vốn. Thông qua việc toàn cầu hóa quá trình sản xuất, các

doanh nghiệp kinh doanh quốc tế kỳ vọng sẽ giảm được tổng cơ cấu chi phí hoặc tăng cường được chất lượng hoặc tính năng của

sản phẩm họ cung ứng ra thị trường, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường toàn cầu được hiệu quả hơn.

  1. Tác động đến cạnh tranh

Toàn cầu hóa đã làm cho vấn đề cạnh tranh toàn cầu trở nên ngày càng quyết liệt. Nền kinh tế của các nước đang phát triển dễ bị

thua thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không ngang sức này. Càng phải phá bỏ hàng rào bảo hộ thì thách thức đối với các

nước đang phát triển càng lớn. Chính sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ, vốn, kỹ năng tổ chức nền kinh tế của các nước đang

phát triển sẽ làm cho chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển sẽ ngày càng cách xa

hơn. Từ đó cho thấy rằng: việc áp dụng nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng cho các nước có trình độ kinh tế khác xa nhau thực chất

là một sự bất bình đẳng. Trên một sân chơi ngang bằng, cạnh tranh ‘’bình đẳng’’ những nền kinh tế lớn mạnh, những công ty có

sức mạnh nhất định sẽ chiến thắng những nền kinh tế còn kém phát triển, những công ty còn nhỏ yếu.

Ví dụ: khi vào WTO các nước yêu cầu Việt nam phải giảm thuế nhập khẩu nông sản xuống còn 23% thấp hơn rất nhiều so với các

nước vào trước đây, còn gọi là quy chế WTO cộng. Do phải tuân thủ “luật chơi” theo quan điểm của các nước phương tây.

XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA

Xu hướng khu vực hóa kinh tế (hội nhập kinh tế khu vực) là xu hướng theo đó các nước/các vùng, lãnh thổ đồng ý tự do hóa

thương mại toàn bộ hoặc một phần giữa chúng với nhau, tạo ra sự phân biệt đối xử với phần còn lại của thế giới. Khu vực hóa kinh