Đánh giá sơ đồ tư duy sinh học 8

Trong số này, Tạp chí GDTĐ xin giới thiệu SKKN của cô giáo Nguyễn Thị Huyền Anh – trường THCS Cầu Giấy đạt giải C cấp ngành với đề tài “Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học Sinh học 8”.

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy sinh học 8

BĐTD (Mindmap) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích giúp học sinh và giáo viên trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới…

Đánh giá sơ đồ tư duy sinh học 8

Nội dung chủ yếu của chương trình Sinh học 8 bao gồm kiến thức về cấu tạo và các hoạt động sinh lí của các cơ quan, các hệ cơ quan trong cơ thể người. Nội dung kiến thức chương trình sinh học 8 có mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức cấu tạo với chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể dưới sự ảnh hưởng của môi trường sống. Do vậy, khi dạy chương trình Sinh học 8 đòi hỏi giáo viên tham khảo nhiều tài liệu và đặc biệt cần sơ đồ hóa các kiến thức dưới dạng BĐTD mới có thể giải thích được mối quan hệ nhân quả trong các hiện tượng, các quá trình sinh lí.

Ứng dụng để kiểm tra bài cũ:

Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra bài cũ giúp giáo viên kiểm tra được cả phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Các BĐTD thường được sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm. Ví dụ: Trước khi học bài 33 (Sinh học 8), giáo viên yêu cầu một học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện BĐTD về chuyển hóa vật chất và năng lượng (Phần I – Bài 32). Việc hoàn thiện thông tin ở các nhánh còn thiếu là một yêu cầu đơn giản, không mất thời gian nhưng nếu học sinh không học bài thì sẽ không điền được thông tin hoặc điền không chính xác. Sau khi đã hoàn thiện bản đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm. Đây chính là phần hiểu bài của học sinh mà giáo viên nên căn cứ vào đó để đánh giá và nhận xét.

Ứng dụng để học bài mới:

Sử dụng BĐTD là một gợi ý cho cách trình bày mới. Giáo viên thay vì gạch đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng BĐTD để thể hiện được 1 phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách trực quan. Toàn bộ nội dung cần truyền đạt đến học sinh được thâu tóm trên bản đồ mà không bị sót ý. Học sinh thay vì ghi chép thì chọn lọc các thông tin quan trọng, sơ đồ hóa chúng bằng các mối quan hệ và thể hiện lại theo cách hiểu của mình. Với cách học này cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trình dạy học tích cực hơn. Giáo viên vừa giảng bài vừa thể hiện trên BĐTD hoặc vừa tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức vừa hoàn thành BĐTD. Học sinh được nghe giảng, quan sát, trả lời câu hỏi, đọc sách giáo khoa, ghi chép… sự tập trung chú ý được phát huy, cường độ học tập được đẩy nhanh. Ví dụ: Bài 3 - Tế bào. Bài này đề cập các kiến thức về mô tả cấu tạo, thành phần và hoạt động sống của tế bào không khó hiểu nhưng nhiều thông tin nên khó nhớ và dễ nhẫm lẫn. Vì vậy, việc sử dụng BĐTD cho bài này là rất hợp lí, phù hợp với mọi đối tượng, thông tin đầy đủ, không mất nhiều thời gian, nội dung được thể hiện rõ ràng.

Xem thêm: Lịch Thi Đấu World Cup 2018 Ngày 28 6 Giờ Vn, Lịch Thi Đấu World Cup 2018 Ngày 28/6: Anh Vs Bỉ

Trước hết, giáo viên sẽ giới thiệu dàn ý của bài theo BĐTD. Sau đó có thể chia học sinh thành 4 nhóm: nhóm 1 và nhóm 3 sẽ hoàn thành BĐTD về nội dung nhánh 1 (Cấu tạo và chức năng ). Nhóm 2 và nhóm 4 sẽ hoàn thành BĐTD về nội dung nhánh 2 + nhánh 3 (Thành phần hóa học và hoạt động sống). Đáp án BĐTD dành cho nhóm 1 và 3: Đáp án BĐTD dành cho nhóm 2 và 4: BĐTD cho nội dung toàn bài.

Ứng dụng để củng cố kiến thức:

Sử dụng BĐTD để củng cố kiến thức bài học là vệc làm rất có hiệu quả. Giáo viên sử dụng BĐTD để thể hiện lại những nội dung cơ bản của bài học, tránh bị bỏ sót ý, khắc sâu những kiến thức trọng tâm. Học sinh sử dụng BĐTD để thể hiện lại sự hiểu biết của mình qua việc tiếp thu nội dung bài học. Như vậy, các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học.

Ứng dụng để giao bài về nhà:

Vì làm bài tập về nhà sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài liệu nên bài tập về nhà mà giáo viên giao cho học sinh (hoặc nhóm học sinh) trước hết phải gắn với nội dung bài học và trong điều kiện cho phép (trình độ học sinh, thời gian, kinh tế…) qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích cực tìm kiếm tài liệu học tập của học sinh. Ví dụ: Sau khi học xong bài 29, để chuẩn bị cho bài 30 - Vệ sinh tiêu hóa, giáo viên sẽ giao bài về nhà cho học sinh hoàn thành trước khi đến lớp (có thể làm cá nhân hoặc làm nhóm) theo BĐTD. Sự chuẩn bị ở nhà của học sinh theo cách này sẽ giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm được thời gian của tiết học, học sinh hiểu bài nhanh và rèn được các kĩ năng như thuyết trình, lập BĐTD, cách chọn và lưu thông tin tốt hơn.

Ứng dụng để ôn tập, tổng kết chương:

Dùng BĐTD có thể hệ thống kiến thức và thể hiện một lượng thông tin nhỏ đến lớn và rất lớn. Vì vậy, giáo viên có thể thiết kế bài tập BĐTD dạng thiếu thông tin để yêu cầu học sinh (hoặc nhóm học sinh) hoàn thành với mục đích ôn tập theo chủ đề hoặc tổng kết một chương kiến thức. Vấn đề là các nội dung này có điểm chung với nhau, có mối quan hệ với nhau thông qua từ khóa.

Nhìn chung, có thể sử dụng BĐTD trong tất cả các khâu của quá trình lên lớp từ kiểm tra bài cũ, triển khai bài mới đến củng cố kiến thức, giao bài về nhà; từ việc thể hiện lượng kiến thức nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp; từ việc học cá nhân đến nhóm, tập thể… Tuy nhiên, giáo viên cần có sự linh hoạt trong sử dụng BĐTD, cần xác định một số căn cứ để sử dụng BĐTD cho phù hợp, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị dạy học cho tương xứng.

Thông qua kết quả của việc ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học 8 cho thấy chất lượng trung bình bộ môn được nâng cao một cách rõ rệt, trong đó tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng cao, tỉ lệ học sinh yếu giảm rất nhiều. Đa số học sinh hứng thú trong việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình học tập, học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc xác định được nội dung trọng tâm trong bài học và trình bày kiến thức theo hệ thống. Qua sơ đồ tư duy học sinh đã xác định được trọng tâm vấn đề một cách dễ dàng, ghi nhớ kiến thức được lâu hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập. Việc sử dụng phương pháp thuyết trình dựa trên sơ đồ tư duy đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn kỹ năng mạnh dạn và tự tin khi trình bày trước đám đông. Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu và chuẩn bị bài học trước ở nhà, củng cố tóm tắt kiến thức một cách ngắn gọn, nhanh chóng. Đây là một phần hết sức quan trọng để hình thành những tư duy mới trong học sinh.

  • Lịch thi đấu của đt u23 việt nam tại vck u23 châu á 2016
  • Bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011
  • Giá điện thoại lg g3
  • Đèn mắt trâu rạng đông