Đánh giá người khác qua lời nói

Đánh giá người khác qua lời nói
Khi phải đánh giá về một người, đừng chỉ tin vào những gì bạn nhìn thấy. Sẽ không quá lời khi nói rằng, các nhà lãnh đạo có thể tàn phá sự nghiệp của họ bằng các quyết định dựa trên sự phán đoán tồi về nhân lực. Đó là lý do tại sao để hạn chế sự mạo hiểm có liên quan đến các quyết định về nhân lực, sẽ rất quan trọng khi phát triển phương pháp phán đoán con người của bạn. Tìm kiếm sự thật về khả năng và tiềm năng của một cá nhân là một sự khởi đầu đúng cách. Sẽ không quá khó để hiểu vì sao nhiều nhà lãnh đạo lại mắc phải sai lầm khi phán đoán về con người. Họ thường nhìn thấy một các cá nhân làm việc gì đó tốt hoặc không tốt và xem nó như là bằng chứng của toàn bộ khả năng của người đó.

Một số trường hợp

Đây là một số trường hợp mà các nhà lãnh đạo có thể ra các phán đoán không chính xác về người khác: - Họ đọc một kế hoạch chiến lược và kết luận rằng tác giả có những điều cần để thực thi chiến lược đó. - Họ thấy một nhà quản lý bậc trung trình bày một bài diễn văn sôi nổi trước các đồng nghiệp - và chắc chắn một cách sai lầm rằng ông ta là một người động viên - người có thể hướng dẫn người khác làm việc ở cấp độ cao hơn. - Họ tìm một người chưa được thử thách mà họ cảm thấy họ có thể tin cậy, dựa trên một vài lần nói chuyện tích cực và tin tưởng ngay rằng người đó sẽ thành công trong một sáng kiến quan trọng của tổ chức. - Họ thấy một người tin tưởng vào thành công của một sản phẩm mới, nhưng rốt cuộc sản phẩm đó không bán được nhiều như ý muốn vì những lí do khách quan và họ kết luận ngay rằng người đó không có đủ khả năng lãnh đạo.

Phán đoán tồi nghĩa là xây dựng thất bại

Với vô số công việc nhưng thời gian có hạn, dường như không thể tránh khỏi nhiều phán đoán về nhân lực của lãnh đạo sẽ mất điểm. Tuy nhiên, các quyết định về nhân lực của tổ chức thường rất quan trọng, vì thế không thể đưa ra chúng chỉ dựa vào thông tin không đầy đủ hoặc đơn giản dựa trên các ấn tượng cá nhân. Có nhiều nhà lãnh đạo được nghĩ là phù hợp đến mức hoàn hảo cho một công việc nào đó, nhưng rốt cuộc, người đó lại thất bại thảm hại. Do vậy, sự thật về một cá nhân không phải lúc nào cũng hiển hiện, nhưng điều đó không có nghĩa là nó khó nắm bắt. Biết sự thật về một cá nhân là một vấn đề của việc giảm bớt những rào cản tâm lý hoặc các kết luận đột xuất mà bạn có thể đưa ra.

Đi tìm sự thật

Đưa ra những phán đoán tốt về con người đòi hỏi làm theo những điều sau đây:

* Tập hợp đầy đủ các thông tin

Sự hiểu biết của bạn về khả năng và tài năng thực sự của một người có thể có giới hạn. Ví dụ, bạn cho rằng cơ hội để thực sự thấy một nhà quản lý có khả năng hay không là trong khi ông ta đang điều hành môt cuộc họp, hoặc khi xem các báo cáo hay khả năng xoa dịu một khách hàng đang giận dữ. Nhưng với những người khác, những người bạn cần tìm ra, sẽ có những kinh nghiệm khác và sự liên hệ khác với người đó. Họ quan sát hành vi và tiếp cận các thông tin không theo góc độ bạn bạn nhìn thấy.

* Phát triển và áp dụng một quy trình chặt chẽ

Trong việc tiếp cận những người có thể mang lại thông tin bạn thiếu, bạn cần đặt câu hỏi, tiến hành các kiểm tra và kết luận. Bạn cần thu thập thực tế và các bằng chứng và dựa vào đó để đưa ra kết luận. Vai trò thực sự của cô ta trong thay đổi đó là gì? Nhân tố nào tham gia vào việc tăng doanh thu của bộ phận kinh doanh của cô ta trong năm trước? Tại sao cô ta lại không hiệu quả? Hay, ban quản lý yêu quý anh ta, nhưng đồng nghiệp nghĩ gì về anh ta? Các nhà lãnh đạo giỏi trong việc đưa ra quyết định về nhân sự sẽ hình thành thói quen hỏi những câu hỏi này.

* Nhớ rằng không ai hoàn hảo cả

Nếu bạn đi đúng cách để thu thập thông tin, bạn sẽ thấy mọi người đều có những hạn chế mà có thể khiến bạn nghi ngờ về khả năng tiến bộ của họ. Bạn có thể làm cho cá nhân đó nhận thức về điểm yếu của anh ta/cô ta, nhưng đừng mong người đó loại bỏ chúng hoàn toàn. Thay vì thế, hãy tập trung vào khả năng và tài năng thực sự của người đó và đưa ra quyết định tuyển dụng, thăng tiến. Khi điểm mạnh tự nhiên của một người được xác định và phù hợp với công việc hoặc nhiệm vụ bạn giao cho họ, bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng cống hiến của người đó. Là lãnh đạo, bạn có bổn phận phải có được sự thật về một người, vì lợi ích của cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Bạn cần làm việc và cải thiện khả năng phán đoán. Nếu không, có thể chính các quyết định của bạn sẽ làm hạn chế hiệu quả và khiến nghề nghiệp cũng như công việc của bạn trượt dốc.

Tôi từng biết một chàng trai kiếm được rất nhiều tiền. Anh quan niệm cuộc sống là một chuỗi các tuyên bố giá trị. Mọi thứ từ việc chọn kỳ nghỉ nào, đến việc chọn loại bia nào ở nhà hàng, cho đến lý do mọi người thích hoặc không thích anh ta.

Nếu ai đó hành xử khiếm nhã với anh thì đó là vì họ đố kỵ hoặc cảm thấy bị tài năng hay thành công của anh đe dọa. Nếu ai đó tỏ ra tử tế thì đó là vì họ ngưỡng mộ tài năng và thành công của anh, và trong một số trường hợp, có thể họ đang cố gắng tiếp cận để lợi dụng anh.

Anh đánh giá bản thân dựa trên thành công tài chính của mình. Và một cách tự nhiên, anh cũng đánh giá thế giới và mọi người xung quanh dựa trên thành công tài chính.

Tôi từng biết một người phụ nữ xinh đẹp. Cô nhìn nhận cuộc sống dựa trên sự quyến rũ và lôi cuốn. Mọi thứ từ những buổi phỏng vấn xin việc đến việc được giảm giá ở nhà hàng hoặc đối diện với một bà mẹ hay cằn nhằn.

Nếu ai đó hành xử khiếm nhã với cô thì đó là vì họ mặc cảm trước nhan sắc của cô hoặc họ tự ti với vẻ ngoài của mình. Nếu ai đó tỏ ra tử tế thì đó là vì họ ngưỡng mộ nhan sắc của cô và muốn tiếp cận cô.

Cô đánh giá bản thân dựa trên sắc đẹp và sự quyến rũ của mình. Và một cách tự nhiên, cô cũng đánh giá thế giới và mọi người trên thế giới dựa trên vẻ đẹp và sự quyến rũ của họ.

Tôi từng biết một anh chàng thất bại. Anh vụng về trong giao tiếp và không ai thích anh. Anh quan niệm cuộc sống là một cuộc đua giành lấy sự nổi tiếng, và trong cuộc thi đó anh luôn thất bại. Mọi thứ từ thu nhập anh kiếm được tại nơi làm việc, đến dịch vụ kém anh nhận được tại nhà hàng, cho đến những người không cười đáp lại những câu nói đùa của anh.

Nếu ai đó hành xử khiếm nhã với anh thì đó là vì họ nhận thấy mình thú vị hơn anh. Nếu ai đó tỏ ra tử tế thì đó là vì họ nhận ra anh là một người thất bại và cảm thấy tội nghiệp cho anh. Hoặc, có lẽ họ còn thất bại hơn anh.

Anh đánh giá bản thân dựa trên địa vị xã hội của mình. Và một cách tự nhiên, anh cũng đánh giá thế giới và mọi người trên thế giới dựa trên địa vị xã hội.

Trong chúng ta, có người đánh giá cuộc sống dựa trên tiền bạc và sự công nhận. Có người đánh giá cuộc sống dựa trên sắc đẹp và sự nổi tiếng. Có người đánh giá cuộc sống dựa trên gia thế và các mối quan hệ. Có người đánh giá cuộc sống dựa trên sự phục vụ và những việc làm tốt đẹp.

Nhiều khả năng bạn sẽ đánh giá cuộc sống của mình dựa trên sự kết hợp của tất cả các tiêu chuẩn này, ngoài tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng nhất với bạn. Một tiêu chuẩn nổi bật và quyết định hạnh phúc của bạn hơn những tiêu chuẩn khác.

Đánh giá người khác qua lời nói

Trong bài viết này, tôi cho rằng việc đánh giá bản thân theo các tiêu chuẩn nội tại của riêng mỗi người càng nhiều càng tốt là rất quan trọng. Càng đo lường giá trị bản thân từ yếu tố bên ngoài, ta càng làm mọi thứ thêm xáo trộn.

Nhưng chưa hết.

Cách bạn đánh giá bản thân chính là cách bạn đánh giá người khác, và bạn cũng cho rằng đó là cách người khác đánh giá bạn.

Nếu đánh giá cuộc sống của mình dựa trên các mối quan hệ gia đình, bạn sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn tương tự – mức độ gần gũi giữa họ với gia đình. Nếu họ sống xa gia đình hoặc không thường gọi điện thoại về nhà, bạn sẽ cho rằng họ là một kẻ lười biếng, vô ơn hoặc thiếu trách nhiệm, dù cuộc sống hay quá khứ của họ thế nào đi nữa.

Nếu đánh giá cuộc sống của mình dựa trên sự vui đùa và những buổi tiệc mình tham gia, bạn sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn như thế – sự vui đùa và những buổi tiệc họ tham gia. Nếu họ thích ở nhà và xem lại phim vào mỗi cuối tuần, bạn sẽ cho rằng họ là người rụt rè, nhút nhát, buồn tẻ và thiếu sức sống, dù tính cách và các nhu cầu của họ là gì đi nữa.

Nếu đánh giá cuộc sống của mình dựa trên việc đi du lịch đó đây và trải nghiệm cuộc sống, bạn cũng sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn đó – họ đã chu du đến những đâu. Nếu họ thích ở nhà và tận hưởng sự thoải mái của cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ cho rằng họ là người thiếu sự hiếu kỳ, thiếu hiểu biết, thiếu tham vọng, dù khát khao của họ là gì đi nữa.

Tiêu chuẩn ta dùng để đánh giá bản thân chính là tiêu chuẩn ta dùng để đánh giá cuộc sống.

Nếu tin mình là người làm việc siêng năng và mọi thứ ta có là do ta đã nỗ lực gặt hái, ta sẽ tin rằng những gì người khác có cũng là do họ đã nỗ lực để đạt được. Và nếu họ chẳng có gì, đó là vì họ đã không làm gì.

Nếu tin mình là nạn nhân của xã hội và xứng đáng có được công lý, thì ta sẽ tin rằng người khác cũng là nạn nhân của xã hội và đáng được đối xử công bằng. Nếu tin giá trị của mình nằm ở đức tin, ta sẽ nhìn nhận người khác dựa trên việc họ có (hoặc không có) đức tin. Nếu đánh giá bản thân dựa trên sự hiểu biết và khả năng lập luận, ta sẽ đánh giá người khác qua lăng kính tương tự.

Đây là lý do vì sao những doanh nhân có xu hướng cho rằng người khác cũng nên trở thành doanh nhân. Đó là lý do vì sao những người phân biệt chủng tộc thường bảo người khác cũng phân biệt chủng tộc. Họ chỉ không nhận ra thôi. Đó là lý do vì sao những người đàn ông phân biệt giới tính biện minh cho thành kiến giới tính của mình bằng cách cho rằng phụ nữ kém cỏi hơn và những phụ nữ phân biệt giới tính thì biện minh ngược lại.

Đánh giá người khác qua lời nói

Tôi không bảo phán xét là sai. Có nhiều giá trị đáng phán xét. Tôi lên án người dùng bạo lực và lòng dạ nham hiểm. Nhưng đó chính là hình ảnh phản chiếu chính con người tôi. Tôi lên án bạo lực và sự nham hiểm trong chính bản thân mình. Đó là những tính cách tôi sẽ không chấp nhận trong con người mình, vì thế tôi không chấp nhận những tính cách đó ở người khác.

Tuy nhiên, đó là lựa chọn mà tôi đưa ra. Đó là lựa chọn mà tất cả chúng ta đưa ra, dù ta có nhận ra hay không. Và ta nên lựa chọn một cách có ý thức, chứ không phải vô thức.

Đó là lý do vì sao những người nghĩ mình xấu xí cố tìm ra khuyết điểm của những người xung quanh. Đó là lý do vì sao những người lười biếng và chểnh mảng cố tìm cớ để nghĩ là người khác cũng xuề xòa và chểnh mảng. Đó là lý do vì sao những quan chức tham nhũng chọn ăn hối lộ: vì họ cho rằng người khác cũng tham nhũng như họ. Đó là lý do vì sao những tên bịp bợm chọn làm những việc gian dối: vì họ cho rằng người khác cũng sẽ gian dối nếu có cơ hội.

Đó là lý do vì sao người không thể tin tưởng người khác là người không đáng tin.

Nhiều người trong chúng ta chọn các tiêu chuẩn đánh giá nội tại không dựa trên lựa chọn có ý thức mà dựa trên khuyết điểm của bản thân. Tôi rất thích câu, “Mọi người đang cố chứng minh hoặc xóa bỏ con người trong quá khứ của mình,” vì đối với nhiều người, các tiêu chuẩn đánh giá được xác định dựa trên cách mọi người nhìn nhận họ khi họ lớn lên. Ta đeo đẳng ý nghĩ ở một khía cạnh nào đó trong cuộc sống vì đó là khía cạnh mà ta cảm thấy mọi người đánh giá mình nhiều nhất. Cô nữ sinh cấp 3 trong đội cỗ vũ sợ đánh mất vẻ trưởng thành của mình. Đứa trẻ nghèo bị ám ảnh bởi việc trở nên giàu có. Người thua cuộc muốn tổ chức những bữa tiệc linh đình nhất. Kẻ lười biếng lại muốn chứng tỏ mình rất thông minh.

Điều quan trọng trong quá trình phát triển là nhận ra nỗi ám ảnh đó, nhận ra cách ta đánh giá bản thân và lựa chọn chuẩn đo lường một cách có ý thức cho chính mình.

Nhưng một điều quan trọng khác trong quá trình phát triển là hiểu rằng mọi người đều có chuẩn đo lường của riêng họ. Và chuẩn đó có thể không giống của ta. Và điều đó (thông thường) không sao cả. Hầu hết các chuẩn đo lường mà mọi người chọn đều tốt. Dù nó không giống với chuẩn đo lường mà bạn chọn cho mình.

Có thể bạn nhìn nhận cuộc sống dựa trên các giá trị gia đình, nhưng đa số mọi người thì không. Có thể bạn nhìn nhận cuộc sống dựa trên sự quyến rũ, nhưng đa số mọi người thì không. Có thể bạn nhìn nhận cuộc sống dựa trên sự tự do và trải nghiệm cuộc sống, nhưng đa số mọi người thì không. Có thể bạn nhìn nhận thế giới dựa trên sự tích cực và thân thiện, nhưng đa số mọi người thì không.

Và đơn giản đó là một phần của con người. Việc chấp nhận người khác đánh giá bản thân họ và cuộc sống khác với bạn là một trong những bước quan trọng để chọn lựa một cách có ý thức các mối quan hệ phù hợp cho bản thân. Việc thiết lập những ranh giới rõ ràng và lựa chọn những người mà bạn muốn và không muốn họ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn là cần thiết. Có thể bạn không chấp nhận những quan niệm và hành vi của một người nào đó. Nhưng bạn phải chấp nhận rằng mình không thể thay đổi các giá trị của họ. Cũng như ta phải tự lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá cho riêng mình. Và họ cũng thế.


Nguồn: https://markmanson.net/how-we-judge-others

Dịch: Ubrand.cool