Đánh giá học sinh lớp 1

+ Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. + Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn. + Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. - Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực + Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời. + Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân. + Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.

Đánh giá định kỳ

**Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục - Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong năm học 2022-2023, bậc tiểu học trên toàn quốc có 105.734 học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học. Trong đó, có hơn 50.000 học sinh lớp 1 bị đánh giá “chưa hoàn thành” (môn Tiếng Việt dẫn đầu các môn với 49.702 em chưa đạt). Những học sinh này, sẽ phải học bồi dưỡng trong hè và có nguy cơ ở lại lớp. [1]

Là giáo viên tiểu học công tác trong ngày đã gần 30 năm, người viết có đôi lời chia sẻ.

Đánh giá học sinh lớp 1

Học sinh lớp 1 có lực học yếu kém ở lại lớp sẽ là cơ hội cho các em học tốt hơn (Ảnh minh họa)

Bậc tiểu học, giáo viên đánh giá chất lượng giáo dục thế nào?

Năm học 2022-2023, ở bậc tiểu học học sinh khối lớp 1, 2, 3 được đánh giá theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT. Học sinh khối 4 và 5 được đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.

Điểm chung của 2 thông tư này, ngoài việc đánh giá bằng điểm số (qua 4 lần kiểm tra định kỳ (khối 1, 2, 3 chỉ 2 lần), giáo viên phải đánh giá bằng nhận xét thông qua việc theo dõi sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh.

Cuối học kỳ, học sinh sẽ phải làm bài kiểm tra đối với một số môn có điểm số như Toán, tiếng Việt.. Đề kiểm tra do chính các giáo viên giảng dạy của khối ra. Trên cơ sở đó, nhà trường sẽ căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng để ra một đề kiểm tra chung cho toàn khối.

Bởi thế, đề kiểm tra chắc chắn sẽ rất sát với chương trình học, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo yêu cầu mà không quá cao, không quá khó, không vượt sức đối với các em.

Nhiều câu hỏi thắc mắc: “105.734 học sinh bậc tiểu học trên cả nước (trong đó có 50.000 học sinh lớp 1 chưa hoàn thành) là nhiều hay ít? Vì sao, số lượng học sinh lớp 1 chưa hoàn thành chương trình nhiều như thế? Do chương trình quá nặng hay do giáo viên giảng dạy chưa hiệu quả?

Vì sao số lượng học sinh chưa hoàn thành ở lớp 1 lại chiếm tỉ lệ cao?

Cả 5 khối có 105.734 học sinh chưa hoàn thành lớp học nhưng đã có tới 50.000 học sinh lớp 1. Lý giải nguyên nhân này dưới góc nhìn của một giáo viên đang hằng ngày giảng dạy học sinh ở bậc tiểu học. Người viết cho rằng, có 2 nguyên nhân chủ yếu sau.

Thứ nhất, thông thường giáo viên lớp 1 sàng lọc học sinh kỹ hơn khối lớp khác. Bởi, nếu học sinh ấy học quá yếu mà vẫn cho lên lớp, các em sẽ mỗi ngày một yếu hơn và khó có cơ hội kéo dài con đường học tập.

Nếu được ở lại lớp 1, những học sinh yếu, kém sẽ có cơ hội nắm chắc kiến thức giúp cho việc học ở lớp trên một cách dễ dàng hơn.

Thứ hai, chương trình và sách giáo khoa mới của lớp 1 hiện nay khá nặng so với chương trình và sách giáo khoa cũ.

Ở môn tiếng Việt, mỗi ngày học sinh học 2 âm vần đan xen nhau. Học sinh chưa thuộc âm đã phải nhớ sang vần để ghép tiếng, ghép từ và đọc câu. Thế nên, đa phần học sinh lẫn lộn âm và vần nên không thể đọc được câu.

Đã thế, môn học vần có tốc độ dạy học chữ rất nhanh. Một bài học sẽ gồm nhận biết mặt chữ cái, ráp âm, vần, học thuộc chữ, viết chữ và đọc câu văn cuối bài. Cứ một buổi học 2 âm, sau đó ghép vần và viết chính tả luôn. Mới sang tuần thứ 5, thứ 6 các em đã phải đọc một đoạn văn dài và viết câu.

Với những em có phụ huynh quan tâm kèm cặp thêm ở nhà còn đỡ. Những học sinh mà ba mẹ bận việc giao phó cho nhà trường, thầy cô rất khó khăn khi theo kịp chương trình. Bài cũ chưa kịp nhớ đã phải học tiếp bài mới, và cứ thế đuối dần đến lúc không biết gì.

Tín hiệu đáng mừng khi giáo dục tiểu học giảm căn bệnh vì thành tích?

Năm 2016, dư luận hết sức bàng hoàng trước thông tin một học sinh lớp 6 ở thành phố Sóc Trăng bị một trường trung học cơ sở trả về học lại chương trình lớp 1 nơi em đã từng theo học 5 năm vì không biết đọc và biết viết. Em đã không thể viết được tên của mẹ mình, dù được mọi người xung quanh đánh vần cho từng chữ. [2]

Người ngoài nghề bàng hoàng, bất ngờ nhưng người trong nghề như chúng tôi chỉ thầm nói với nhau “trong thực tế, vẫn còn không ít học sinh như thế, chỉ là chưa bị đưa ra “ánh sáng” thôi”.

Chuyện học sinh khó có cơ hội “được” ở lại lớp không chỉ diễn ra ở một lớp, một trường hay một địa phương nào đó mà đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” do giáo viên, nhà trường bị áp lực lớn từ căn bệnh thành tích.

Vì thế, trước thông tin năm học 2022-2023 có tới 105.734 học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học (trong đó lớp 1 chiếm tới 50.000 học sinh), bản thân là nhà giáo, người viết cảm thấy mừng.

Mừng vì, học sinh yếu kém đã có cơ hội được ở lại lớp học cho chắc. Mừng vì, chúng ta chấp nhận có một số lượng học sinh không đạt yêu cầu thì cần phải được học lại, chứ giáo viên không phải cố "đôn" lên lớp để chạy theo chỉ tiêu thành tích.

Giáo dục đang có tín hiệu trở về với việc đánh giá thật. Việc cần làm nhất hiện nay, tránh lên án trường lớp, thầy cô có số lượng học sinh chưa hoàn thành môn học. Cần động viên, khuyến khích và có chế độ hợp lý để các thầy cô bồi dưỡng kiến thức cho học sinh trong thời gian nghỉ hè.

Ở nhà, phụ huynh cũng tăng cường kèm cặp, nhắc nhở các em ôn tập. Khi có sự phối kết hợp cả 2 môi trường giáo dục thì kết quả học tập của học sinh sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://tienphong.vn/hon-50000-hoc-sinh-lop-1-bi-xep-loai-chua-hoan-thanh-post1554318.tpo

[2] https://giaoduc.net.vn/hoc-sinh-lop-6-phai-ve-lop-1-vi-khong-biet-doc-biet-viet-dau-phai-chuyen-hiem-post171288.gd

Cấp 1 bao nhiêu điểm là học sinh giỏi?

Loại giỏi:ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó ĐTB của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên; Không có môn học nào ĐTB dưới 6,5; Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Lớp 1 năm 2023 sinh năm bao nhiêu?

1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

Bao nhiêu tuổi đi học lớp 1?

1- Trẻ em 6 tuổi phải được học lớp 1 ngay từ đầu năm học. 2- Trẻ em vì lý do sức khoẻ, vì hoàn cảnh gia đình có khó khăn đặc biệt hoặc ở những vùng quy định tại Điều 6 của Luật này, có thể bắt đầu học lớp 1 sau 6 tuổi.

Theo thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học đánh giá của ai là quan trọng nhất?

2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.