Đánh giá cậu bé ma 2

Một tác phẩm đứng giữa lằn ranh của phim kinh dị và phim ma nhưng vẫn đủ sức hấp dẫn, gây tò mò cho cả những kẻ gan dạ và yếu tim nhất.

Đánh giá cậu bé ma 2

Một bộ phim ma-kinh dị chỉ được dán nhãn PG 13 hẳn sẽ khiến cho nhiều “mọt” phim cảm thấy chán ngán. Hơn nữa, Cậu bé ma (The Boy) còn thuộc dòng ma búp bê truyền thống nếu không khéo sẽ tạo ra một tác phẩm chỉ dùng để hù trẻ con với tình tiết dễ đoán, rẻ tiền. May mắn thay, bằng sự khéo léo và thông minh, Stacey Menear đã dần dẫn dắt người xem vào câu chuyện của cậu bé Brahms bí ẩn.

2/3 đoạn phim đầu khán giả hoàn toàn bị “dắt mũi” bởi sự tài tình của biên kịch Stacey Menear và những góc máy “đau tim” của đạo diễn William Brent Bell, khi ai cũng lầm tưởng thực sự có một linh hồn tồn tại trong búp bê Brahms. Bồi đắp cho cái niềm tin mơ hồ mà mãnh liệt ấy trong khán giả là những lần sởn gai ốc, giật thót tim của cô nàng vú em bất đắc dĩ – Greta.

Khủng hoảng về tài chính lẫn tình cảm, Greta chia tay người bạn trai cũ vũ phu và ôm một món nợ lớn đi về vùng quê hẻo lảnh nước Anh và nhận chăm sóc cậu con trai nhà Heelshire với mức lương hậu hĩnh. Hóa ra số tiền cao bất ngờ đó là để dành cho một điều kì quái – chăm sóc và đối xử với một con búp bê bằng gỗ như người sống. Song, Greta đã cố tình phớt lờ các quy tắc chăm sóc cho Brahms và phải gánh chịu màn tra tấn tinh thần từ những điều kỳ quái xảy ra trong căn nhà liên quan đến con búp bê.

Với kinh nghiệm diễn xuất trong series kinh dị dài hơi, ăn khách – The Walking Dead, Lauren Cohan hóa thân thành cô nàng Greta một cách dễ dàng. Từng cung bậc cảm xúc vui vẻ, bất ngờ, sợ hãi, vỡ òa của Lauren khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn ảnh. Cô nàng hoàn lôi kéo được người xem vào “trò ú tim” với búp bê kì quái Brahms.

Đánh giá cậu bé ma 2

Đối lập với khả năng “nhát ma” bằng diễn xuất trưởng thành của Lauren Cohan thì tạo hình dành cho Brahms – nhân vật chính và là công cụ dọa ma chủ yếu trong Cậu bé ma lại dễ thương chẳng hề dễ sợ như mong đợi. Ở búp bê Brahms không có sự kì quặc, nhếch nhác và hoang dại đậm chất kinh dị như Annabelle, bởi thế mà những màn hù dọa khán giả cũng được giảm nhẹ.

Đánh giá cậu bé ma 2

Nhiều “mọt” phim của thể loại kinh dị nặng đô, mê mẩn những màn thảm sát đẫm máu và tra tấn cực độ sẽ không thể thỏa mãn với The Boy. Có lẽ vì thế mà tác phẩm chỉ dừng ở mức 6,2/10 trên trang đánh giá phim IMDb và 32% trên Rotten Tomatoes. Nhưng điểm số thấp không đồng nghĩa với việc đây là bộ phim đáng vứt vào sọt rác. Nếu như William Brent Bell cố tình thay thế búp bê Brahms bằng một Annabelle có khuôn mặt “quái gở” và lôi những tình huống “jump scare” mamg hơi thở The Forest vào thì hiển nhiên Cậu bé ma sẽ là một tác phẩm hổ lốn, lệch lạc và thiếu dấu ấn cá nhân.

Đánh giá cậu bé ma 2

Annabelle

Cứ nghĩ mà xem, một kẻ “tâm thần” bẩm sinh, vẫn mang tâm hồn và đầu óc của một đứa trẻ thì sao có thể mang một khuôn mặt “ai nhìn cũng hoảng” như của Annabelle. Chính sự chỉn chu và đạo mạo của búp bê Brahms cũng giúp khán giả hiểu phần nào tình yêu thương và sự bất lực của cặp vợ chồng Heelshire trước cậu con trai “điên loạn” của mình.

Các màn nhát ma, hù dọa dễ đoán và trẻ con của The Boy được củng cố bởi âm thanh phù hợp, đủ kinh sợ để khiến cho mọi người giật mình. Căn nhà rộng lớn theo phong cách Gothic những năm 70, không wifi, không điện đóm, gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, và người duy nhất mà cô nàng Greta “có thể” giao lưu đó là anh chàng vận chuyển thực phẩm Malcom, tất cả những chi tiết vụn vặt ấy đã làm thành một bộ phim ma búp bê truyền thống, kinh điển, “sạch sẽ” và dọa dẫm vừa phải.

Đánh giá cậu bé ma 2

Đúng, The Boy (Cậu bé ma) dành cho những kẻ yếu tim vẫn có thể “ngủ ngon” sau khi ra về từ rạp, còn những fan của thể loại nặng đô vẫn có thể “tham khảo” như một cách “giải trí” sau khi thưởng thức các bộ sưu tập kinh dị “nặng đô” của mình. Có lẽ bởi thế mà chỉ với kinh phí sản xuất vỏn vẹn 10 triệu USD, Cậu bé ma giúp nhà sản xuất thu về con số 41,6 triệu USD. Còn gì tuyệt vời hơn một bộ phim ma-kinh dị dễ “thẩm thấu” nhưng không gây ám ảnh trở thành tiết mục giải trí mới mẻ, lẩn trong số đông các “bom tấn, bom tạ” cũng như phim hài-lãng mạn đang nhan nhản ngoài rạp?

Lấy mốc thời gian một thời gian sau sự kiện diễn ra ở phần 1, Cậu Bé Ma 2 (Brahm: The Boy II) theo chân một gia đình vừa trải qua biến cố dọn đến ở trong một ngôi nhà gần ngôi dinh thự ám ảnh Heelshire Mansion. Người mẹ Liza (Katie Holmes) muốn nhân dịp này hàn gắn gia đình, cũng như ổn định lại tinh thần của con trai Jude, người rơi vào trạng thái trầm cảm sau sự cố dữ dội của gia đình. Tại đó, cậu bé ngây thơ tìm được một con búp bê được chôn sâu trong rừng. Tiếp xúc với món đồ chơi kỳ lạ, Jude trở nên cởi mở hơn, nhưng rồi những điều từ kỳ lạ cho đến nguy hiểm liên tiếp xảy đến với các thành viên khác.

Đánh giá cậu bé ma 2

Điều an ủi là Brahm ánh lên vẻ ma mị hơn Annabelle (Nguồn: ScreenGeek)

Cậu Bé Ma 2 gặp phải nhiều vấn đề. Có 2 bộ phận khán giả sẽ hình thành 2 dòng ý kiến khác nhau về phim: những ai chưa từng xem qua phần 1 và ai đã xem phần 1. Đối với đối tượng đầu, bộ phim là một câu chuyện ma quen thuộc về một món đồ hắc ám bám lấy con người. Câu chuyện có những yếu tố điển hình của thể loại này: bầu không khí u ám, một ngôi nhà hoang tàn, gia đình nhân vật chính thì ở nơi vắng vẻ, một đứa trẻ lầm lì hay nói chuyện với món đồ chơi mà nó luôn bám dính…vô tình là một con búp bê sứ kiểu Victoria, và một nhân vật kỳ lạ biết hết quá khứ đen tối đang bủa vây gia đình mới chuyển đến. Nhìn dưới góc độ của bộ phận khán giả này, bộ phim như một phiên bản làm lại của Annabelle và không tránh được những điểm tương đồng. Điều an ủi là Brahm ánh lên vẻ ma mị hơn Annabelle.

So với phần đầu. độ kinh dị của phim lại mỏng hơn. Các pha hù dọa của phim dựa vào và quá phụ thuộc vào các mức độ âm thanh, kiểu dọa đặt sự việc khuất khỏi tầm mắt nhân vật, và những cử động hạn chế của con búp bê mà chỉ người xem mới nhận biết được. Lâu lâu, phim lại nhấn nhá vào pha jump-scare. Phong cách kinh dị này đã lỗi thời và chắc chắn không thể tác động đến những mọt phim dày dặn hay những người xem gan dạ hơn.

Tuyến truyện của các nhân vật vừa nông, một chiều, vừa vô vị, nhất là ở nhân vật người mẹ Liza. Đạo diễn William Brent Bell đã thêm thắt yếu tố chấn thương tâm lý vào cô không chỉ để giải thích lý do gia đình phải chuyển nhà từ London xuống một vùng đất quái đản, mà còn để thế giới quan của nhân vật duy nhất nhận ra sự thất thường của con búp bê không đáng tin cậy. Thêm một phần nữa là ông muốn vận dụng mớ lý thuyết theo dân ta hiểu là những người “bị tổn thương” thường yếu bóng día, nên dễ bị ám hơn. Nhưng sau cùng, chi tiết này lại được làm quá hời hợt và nhanh chóng mất đi trọng lượng. Có thể Bell đã lật bài quá sớm, hoặc ông cũng giống như khán giả: nếu không nhờ nhân vật Joseph cuối phim, khán giả cũng quên luôn cô bị sang chấn tâm lý. Còn Jude thì chỉ được chú ý khi cậu ẵm Brahm đi vòng vòng. Ngay cả cậu bé cũng bị một chiều hóa.

Đối với bộ phận khán giả đã xem qua phần 1, Cậu Bé Ma 2 có thể gỡ gạc chút đỉnh. Với họ, thứ giữ chân họ lại với kịch bản khiếm khuyết là câu hỏi ai là kẻ đứng sau Brahm. Liệu đó là người hay một thế lực ma quỷ thật sự? Về phương diện làm bộ phim hiện lên như một câu đố khiến khán giả căng mắt đi tìm những bằng chứng cho suy đoán của mình, Brent đã làm khá tốt. Sự tò mò có thể khiến họ bỏ qua các điểm yếu của phim. Nhưng đó là vì họ đã xem qua phần 1. Còn bộ phận người xem còn lại sẽ không cần suy đoán làm gì. Vì họ đã biết câu trả lời rồi. Thế nhưng, cả hai bộ phận đều sẽ cảm thấy phim muôn phần dễ đoán, bình bình, không có gì xuất sắc hay đột phá cả. Ít nhất thì ý định làm phần 3 của nhà sản xuất được thể hiện khá rõ.

Đánh giá cậu bé ma 2

Liệu đó là người hay một thế lực ma quỷ thật sự? (Nguồn: Bloody Disgusting)

Với kỹ thuật làm phim bài bản, Cậu Bé Ma 2 (Brahm: The Boy II) không thể coi là dở được, nhưng cũng không được coi là hay. Đúng hơn, phim lọt vào nhóm những kẻ ở giữa. Dù câu chuyện của búp bê Brahm an toàn và rập khuôn, nó vẫn có thể đáp ứng nhu cầu giải trí nhất định. Phim không thể làm hài lòng các tín đồ kinh dị, nhưng vẫn có thể lọt vào lịch trình của những ai rảnh rỗi cuối tuần.