Đánh giá canon 500d site tinhte.vn năm 2024

24/10/2009 6:30Phản hồi: 12

Thông báo cho anh em tinhte....! Anh em nào có nhu cầu mua canon 500D chính hãng thì ra Nguyễn Kim mua ngay...Nguyễn Kim đang có chương trình giảm giá mua máy 500D+Len 18-55 IS chỉ có 15,750,000 tặng đồng hồ đeo tay OES+ Túi đựng máy và phụ kiện+thẻ nhớ 4gb lại được BH chính hãng 2năm...bằng giá xách tay đó. Nhanh lên kẻo hết

đồng hồ đeo tay OES nó trông thế nào hả bác 😃

Noi chung là cũng đẹp đơn giản- mặt tròn-đen- dây da trên mặt đồng hồ có chử OES

Khi nào hết hạn vậy bạn 😃 30 chữ 30 chữ Giá Khánh Long khoảng 785 USD (kit) khoảng 14,4 triệu đồng (25/10), dĩ nhiên không có những món khuyến mại trên : ) Cái bảo hành chính hãng thì... hấp dẫn thật...

Mình rất quan tâm, khi nào hết hạn vậy để còn tích đạn ...... 😃

Hong biết khi nào hết hạn nhưng mình nghĩ chắc cũng gần hết rồi đó. Mình đọc báo Tuổi Trẻ sáng thứ Sáu thấy thế nên làm ngay vì chuẩn bị để tậu lâu rồi nhưng lúc trước chính hãng tới 22.5 chai ghê quá....Mua chính hãng giá khuyến mãi còn gì bằng được bảo hành full + nhiều quà tặng.... Mấy bạn hỏi tổng đài 1080 để biết số điện thoại của Nguyễn Kim rồi liên hệ coi sao. Mong mọi người mua được cái mình thích với giá hời

Sao mình search vòng vòng trên mạng thấy chỉ tầm 13 den 14 triệu thôi mà, nhưng đa số thấy ghi bảo hành 12 tháng (ko biết bảo hành chính hãng hay sao). Có chỗ rao double lens luôn (double lens (EF-S18-55mm F3.5-5.6 IS, EF-S55-250mm F4-5.6 IS kit) ) mà chỉ khoảng 14.6 triệu. Mấy bồ cho ý kiến giúp, mình cũng đang tính tậu em này.

nguyễn kim bảo hành cũng chỉ là 12 tháng chứ ko phải 24 tháng

Uh, đúng là chỉ có 12 tháng, mới call len Nguyen Kim hỏi lại.

Nói vậy mà mấy bồ hong tin cứ bàn hoài, coi thử đi thẻ BH chính hãng LBM 2 năm + quà tặng: túi đựng đồ nghề và đồng hồ +thẻ 4Gb. Tui cũng mới mua cái này tập chơi thôi hong rành lắm, ai có kinh nghiệm gì thì chia sẽ dùm.

Đánh giá canon 500d site tinhte.vn năm 2024

Đánh giá canon 500d site tinhte.vn năm 2024

Bạn mua ở Nguyễn Kim ah , thế chương trình khuyến mại đã hết hạn chưa

Hong bít nữa mình mua cung được 10 ngày thôi, chạy lên Nguyễn Kim coi thử đi

mình có ở HN đâu mà chạy đc sao trên website của NK ko thấy thông báo nhỉ

Chào các bác, em là lính mới tập tọe thôi ạ, không phải hạng cao siêu gì. Em thấy đa số anh em khi mua máy Canon EOS xxxD đều thuộc diện lần đầu được sờ đến dòng máy ảnh DSLR. Nên em mạo muội lập topic này để các ACE những người đã cầm máy được một thời gian, tranh thủ chút thì giờ, vào chia sẻ các kinh nghiệm sử dụng máy thì có lẽ sẽ giúp cho các bạn đi sau đỡ tốn thời gian hơn thời gian cho việc làm quen với máy mà tập trung vào việc nâng cao khả năng sáng tác ảnh.

Em xin mở đầu với Cân bằng trắng

  1. Cân bằng trắng

Mỗi loại nguồn sáng đều phát ra một màu sắc khác nhau, ví dụ như với mỗi loại nguồn sáng như nến, mặt trời, đèn huỳnh quang đều phát ra các loại màu sắc khác nhau. Và người ta thường gọi đó là „màu ánh sáng“ hay „nhiệt độ màu“ với độ đo là Kelvin (K). Khi chúng ta nói đến „ánh sáng ấm“ hay „ánh sáng lạnh“ thì có nghĩa chúng ta đang chỉ đến một nhiệt độ màu nhất định nào đó. Các nguồn sáng cho ánh sáng ấm như ánh sáng của nến hay bóng đèn tròn thường rơi vào dải màu từ đỏ đến vàng, và ánh sáng lạnh thường rơi vào màu xanh nước biển đến xanh lá cây (blue-green).

https://lh3.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdGp_5E6owI/AAAAAAAADZo/FitwR5y9Qqk/nhiet%20do%20mau.jpg

Thông thường, chúng ta khó phân biệt được màu của ánh sáng do sự điều chỉnh của mắt. Và máy ảnh sẽ dựa vào cân bằng trắng để điều chỉnh với mục đích màu sắc của các đối tượng luôn đúng với màu trong thực tế.

Với máy 500D thì khi thiết lập chức năng cân bằng trắng là AWB (Automatic White Balance) thì máy sẽ tự động tính toán nhiệt độ màu và đưa ra một thông số phù hợp. Tuy nhiên trong một số điều kiện ánh sáng, AWB không cho ra tính toán đúng, và kết quả là hình ảnh chúng ta thu được không cho màu đúng với thực tế. Do đó chúng ta chọn một trong các tùy chọn và 500D cung cấp: https://lh6.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdGqAMKEUGI/AAAAAAAADZs/tyKYXhJO0Ms/white%20balance%20setting.jpg

https://lh6.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdGqBGuIFEI/AAAAAAAADZw/eJ9DaLsIcK8/white%20balance%20symbol.jpg

(Ai bảo 500D không chỉnh được với nhiệt độ K nào, từ 3000K đến 7000K nhé, ka ka)

II. Tùy chỉnh cân bằng trắng

Thông thường thì chúng ta chỉ cần chế độ cân bằng trắng tự động AWB hoặc các chế độ khác có sẵn trên máy là được. Tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt thì các chế độ trên vẫn không cho ra màu đúng với thực tế. Để khắc phục điểm trên, chúng ta dùng đến Custom WB. Để tùy chỉnh cân bằng trắng, chúng ta cần một tấm card màu xám (gray) giống như tấm thẻ của vnphoto tặng cho member nhân dịp sinh nhật lần thứ 6 (mà em không có vì không biết). Đặt tấm card vào nơi mà ánh sáng trùng với ánh sáng mà bạn sẽ chụp ảnh. 1. Chọn một trong các chế độ sau: P, Tv, Av, M, or A-DEP 2. Đặt chế độ cân bằng trắng là tự động (AWB) 3. Đặt chế độ lấy nét bằng tay, và lấy nét vào tấm card 4. Điều chỉnh để cho tấm card nằm trong vùng trung tâm của ảnh (ít nhất phải nằm trong điểm lấy nét trung tâm và 6 điểm lấy nét xung quanh) 5. Đảm bảo độ sáng của ảnh là chính xác (không quá sáng hay quá tối). Tốt nhất chụp ở chế độ P cho nó lành. 6. Nhấn nút chụp để lưu lại bức ảnh (Bức ảnh này dùng để cân bằng trắng) 7. Mở menu số 2 và chọn Custom WB như trong hình ở dưới 8. Nhấn nút Set, chúng ta sẽ thấy hình chúng ta vừa chụp nằm ở phía bên phải, nếu không phải hình mà chúng ta muốn dung để cân bằng trắng, nhấn nút trái hoặc phải để chọn ảnh đúng (giống như khi duyệt ảnh) https://lh3.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdGqBSVM3GI/AAAAAAAADZ0/6zwz_TWUJ7E/custom%20WB.jpg

9. Nhấn Set để xác nhận ảnh được chọn sẽ dùng để cân bằng trắng 10. Chọn OK -> Set và Set thêm lần nữa để hoàn tất https://lh4.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdGqBtl4FjI/AAAAAAAADZ4/UdS-n5UMGbk/custom%20WB%20set.jpg

Bài này dựa theo cuốn Rebel T1i_500D for Dummies

Xin mời các bác tiếp tục!!!


tam77

17-05-2011, 12:43 PM

"Bài này dựa theo cuốn Rebel T1i_500D for Dummies" Cuốn này em cũng có. lên mạng tìm cái có ngay ấy mà, có topic Góc ảnh 500D đó bác vào đó thảo luận cũng được mà.


S0n0fLucy

17-05-2011, 01:54 PM

Cảm ơn bác, bài viết dễ hiểu dễ đọc :D. Dù tự viết hay dịch lại thì mong bác cứ tiếp tục post lên cho anh em nhé.


Son Tran

17-05-2011, 02:06 PM

"Bài này dựa theo cuốn Rebel T1i_500D for Dummies" Cuốn này em cũng có. lên mạng tìm cái có ngay ấy mà, có topic Góc ảnh 500D đó bác vào đó thảo luận cũng được mà.

Đâu phải ai cũng biết tiếng anh đâu bác. Bác chủ dù dịch lại thì cũng đã tâm huyết rồi. Topic này là hướng dẫn làm chủ 500d thì em thấy tạo topic mới là ổn, bên kia chỉ là góc ảnh thôi


hungmikado

17-05-2011, 02:08 PM

Để tùy chỉnh cân bằng trắng, chúng ta cần một tấm card màu xám (gray) giống như tấm thẻ của vnphoto tặng cho member nhân dịp sinh nhật lần thứ 6 (mà em không có vì không biết).

Để tờ giấy trắng mà


đường còn dài

17-05-2011, 02:38 PM

Để tùy chỉnh cân bằng trắng, chúng ta cần một tấm card màu xám (gray) giống như tấm thẻ của vnphoto tặng cho member nhân dịp sinh nhật lần thứ 6 (mà em không có vì không biết).

Để tờ giấy trắng mà

Xin lỗi mọi người, em bị sót: Dùng tấm màu xám hoặc màu trắng đều được, nhưng yêu cầu là phải trắng tuyệt đối.

Nguyên văn của nó đây:

you need a piece of card stock that’s either neutral gray or absolute white — not eggshell white, sand white, or any other close-but-not-perfect white. (You can buy reference cards made just for this purpose in many camera stores for under $20.)


DoanVTN

18-05-2011, 08:28 AM

Xin lỗi mọi người, em bị sót: Dùng tấm màu xám hoặc màu trắng đều được, nhưng yêu cầu là phải trắng tuyệt đối.

Nguyên văn của nó đây:

Sử dụng tờ giấy trắng A4 được ko? Bác chủ cứ up cho mọi người học hỏi. Trong đó có tui Thank


đường còn dài

19-05-2011, 01:31 AM

500D hỗ trợ quay video ở các kích thước: [1920x1080] : Full HD (Full High-Definition 20 hình trên 1 giây (20fps) [1280x720] : HD (High-Definition). 30 hình trên một giây (30fps) [640x480] : 30 hình trên một giây (30fps). Ở kích thước này, tỉ lệ của màn hình là 4:3 Với một thẻ nhớ 4Gb, bạn có thể lưu trữ tổng độ dài của phim tùy theo chất lượng như sau: [1920x1080] 12 phút. (một đoạn phim dài 12 phút có dung lượng 4GB) [1280x720] 18 phút. [640x480] 24 phút. Dung lượng của mỗi đoạn phim tối đa là 4GB, khi đã quay một đoạn phim đủ 4GB, máy tự động ngừng quay. Với kích thước khác lớn nên để chia sẻ qua mạng, chúng ta thường phải nén phim lại trước khi chia sẻ, xin giới thiệu với các bạn một phần mềm Any Video Converter bản miễn phí có thể download tại http://www.any-video-converter.com/products/for_video_free/ Phần mềm này hỗ trợ khả năng nối nhiều clip thành một clip cũng như cắt bỏ một số đoạn trong clip. Tuy nhiên nó không hỗ trợ chức năng trộn âm thanh, tuy nhiên bạn có thể điểu chỉnh mức âm thanh (Bạn không thể đòi hỏi quá nhiều vào các sản phẩm miễn phí). Mình đã thử nối 15 đoạn phim ngắn dung lượng tổng cộng 1.2GB dài 8.25 phút sang định dạng FLV 640x480 (định dạng chuẩn của Youtube) thì còn có 36Mb.

Khi chuyển sang chế độ quay, chúng ta có thể nhấn nút DISP để thay đổi cách trình bày của màn hình. Nhìn vào hình sau, chúng ta có thể thấy một số thông số có thể thay đổi: https://lh6.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdQMzAcxCqI/AAAAAAAADbA/4c-NiinFnAo/option.jpg

Để thay đổi tùy chọn, nhấn nút Set, sau đó nhấn nút mũi tên lên xuống để chọn mục cần thay đổi, quay bánh xe để thay đổi thiết lập của mục đang được chọn và nhấn nút Set sau khi đã hoàn thành.

Ngoài ra một số tùy chọn cũng có thể thay đổi trong menu quay phim.

Tuy nhiên lý do mà mình viết bài này là ở phần tiếp theo:

Trong khi quay phim - Lấy nét: Máy không tự động lấy nét mà bạn phải bấm vào nút * để lấy nét (Giống như khi chụp ở chế độ Live view) -Độ mở ống kính: Thông thường máy sẽ tính toán điều kiện ánh sáng của môi trường và điều chỉnh độ mở ống kính cho phù hợp, tuy nhiên bạn có thể thay đổi độ mở ống kính trong khi quay bằng cách nhấn giữ phím Av+/- và quay bánh xe, lúc đó độ mở ống kính sẽ thay đổi tùy vào chiều quay của bánh xe. Khi bạn thả nút Av+/- máy sẽ lại tự động điều chỉnh độ mở của ống kính (Ai bảo 500D không điều chỉnh được độ mở ống kính khi quay phim, ka ka)


thinhint

19-05-2011, 11:07 AM

bài viết hay và bổ ích cho mình, cảm ơn bạn


đường còn dài

20-05-2011, 06:42 PM

Giới thiệu Histograms là một trong các công cụ hữu dụng nhất của nhiếp ảnh kỹ thuật số. Bài viết này sẽ trình bày những thông tin mà histograms có thể mang đến cho người chụp ảnh và làm thế nào để sử dụng các thông tin một cách có hiệu quả. Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số từ P&S đến DSLR đều có chức năng hiển thị biểu đồ Histograms trực tiếp trên màn hình LCD, và thường là hiển thị bên cạnh bức ảnh vừa mới chụp.

https://lh6.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdZO42cM85I/AAAAAAAADgQ/rNIwVd2iD6M/02.jpg

Biểu đồ này cho thấy sự phân phối gần như là hoàn hảo của bốn cấp độ ánh sáng, từ tông màu tối phía bên trái đến một đoạn ngắn của tông màu sáng phía bên phải. Điều này phù hợp với hầu hết các chíp cảm biến của máy ảnh kỹ thuật số. Khi chụp một card đo sáng màu xám (18% gray) histograms sẽ sẽ đưa ra một biểu đồ có đa số giá trị tập trung ở trung tâm. Histogram của các bức ảnh không nói lên rằng đây là một bức ảnh hoàn hoản, mà đơn giản chỉ là thể hiện sự phân bố của các tông ánh sáng trong phạm vi chíp cảm biến có thể thu nhận được.

Dải ánh sáng Các chíp cảm biến (Sensor) có khả năng ghi nhận ánh sáng trong một phạm vi nhất định, nếu ánh sáng quá ít thì ảnh sẽ bị đen hoặc ngược lại nếu ánh sáng quá nhiều thì ảnh sẽ toàn là màu trắng (ảnh bị cháy). Một bức ảnh có thể xem được các chủ thể xuất hiện trong đó nếu ánh sáng rơi vào trong phạm vi khoảng 5 f-stop (5 mức độ sáng). Trong thực tế, mắt của chúng ta có thể quan sát trong khoảng 10 f-stop từ mức độ ánh sáng thấp nhất đến ánh sáng cao nhất mà bạn còn có thể nhìn thấy.

https://lh5.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdZO5U4l8tI/AAAAAAAADgQ/e38H-pnsmtI/01.jpg

Trong một hình chụp ở chế độ 8 bit, có 256 cấp độ sáng, từ màu đen(0) và trắng(255), màu xám có giá trị vào khoảng 128, nằm giữa giá trị đen và trắng. Từ đó có thể thấy, để chụp một bức ảnh để mọi người có thể „nhìn thấy“ các chủ thể trong bức ảnh như người, cây cối, núi non,... thì các chủ thể này phải có mức sáng nằm trong phạm vi này. Tại sao tại sao lại như vậy? Bởi vì nếu một chủ thể có mức ánh sáng quá thấp hoặc quá cao thì sẽ dẫn đến khả năng ánh sáng đó nằm bên ngoài khả năng cảm ứng chíp cảm biến, nếu gần với 0 (quá đen) thì sẽ không có hình ảnh hoặc rất tối và nhiễu (noise), và nếu gần với 255 (quá sáng) thì sẽ không có gì ngoài một màu trắng.

Histogram Histogram là một đồ thị đơn giản, thể hiện các cấp độ sáng tìm thấy trong ảnh, từ tối nhất đến sáng nhất. Những giá trị này được vẽ trên đồ thị từ trái (tối nhất) sang phải (sáng nhất). Các trục dọc (chiều cao của các điểm trên biểu đồ) cho thấy có bao nhiêu hình ảnh được tìm thấy ở mỗi cấp độ sáng.

https://lh6.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdZO5h6l1gI/AAAAAAAADgQ/F-qDwbrZjys/03.jpg

Lưu ý rằng, các máy ảnh kỹ thuật số hiện tại có thể ghi lại hình ảnh ở năm mức sáng (5 f-stop): Rất tối/Tối/Trung bình/Sáng/Rất sáng. Ở mỗi mức sáng (f-stop) có khoảng hơn 50 cấp độ sáng khác nhau.

https://lh4.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdZO52zOPrI/AAAAAAAADgQ/IHdAHJ1yXyk/04.jpg

Màn hình LCD ở trên hiển thị histogram của một hình đã chụp, nó nói lên rằng hầu hết các chủ thể trong ảnh đều nằm trong bóng tối hoặc quá sáng, có một ít thuộc mức sáng trung bình. Như vậy histogram cho chúng ta biết một ít thông tin về ánh sáng của bức ảnh, giống như đồng hồ cho chúng ta biết bây giờ là mấy giờ, ngay cả khi chúng ta không biết giá trị chính xác của các con số ghi trên mặt đồng hồ, tương tự như vậy, khi bạn „đọc“ histogram thành thạo, bạn có thể đánh giá chất lượng ánh sáng của bức ảnh ngay khi nhìn vào histogram. Điều này đặc biệt đúng khi histogram xuất hiện ngay bên cạnh bức ảnh, nó làm cho histogram mang nhiều ý nghĩa hơn.

Ví dụ Như đã đề cập ở phía trên, ngoại trừ histogram cho thấy ảnh quá tối hoặc quá sáng, còn lại trong thực tế không có histogram „tồi“, cũng như không có histogram „tốt“. Histogram đơn giản chỉ là một cách trình bày thông tin ánh sáng của bức ảnh, và dựa vào đó bạn có những lựa chọn cho những bức ảnh tiếp theo. Sau đây là một vài ví dụ.

https://lh5.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdZO6EQa_iI/AAAAAAAADgQ/WgcVxifSj3w/05.jpg

Ở đây chúng ta thấy có 2 bức ảnh chụp ở cùng độ mở ống kính là f/9 và tấm bên trái chụp với tốc độ 1/2000s và tấm bên phải chụp với tốc độ 1/200s. Histogram của tấm bên trái có các giá trị tập trung vào khoảng tối (thiếu sáng) và tấm bên phải tập trung vào khoảng sáng (dư sáng). Trong thực tế của cảnh này, ánh sáng nằm trong khoảng 8 bước sáng (8 mức độ sáng hay 8 f-stop), trong khi các máy ảnh hiện nay chỉ có thể ghi nhận trong phạm vi 5 f-stop, vì vậy với cảnh này bạn có các lựa chọn sau:

Sử dụng flash để tăng ánh sáng vùng tiền cảnh Sử dụng kính lọc 2 phần (một nửa sáng, một nửa tối) Chụp nhiều bức ảnh ở nhiều mức sáng khác nhau và ghép chúng lại bằng phần mềm (HDR) Về nhà

Dùng flash trong trường hợp này là không khả thi, vì tiền cảnh quá rộng và xa, flash không thể bao phủ hết. Bộ lọc thì không phải ai cũng đủ tiền để mua, còn về nhà thì lại bỏ qua một cảnh đẹp, do đó giải pháp tối ưu cho trường hợp này có lẽ là chụp 3 hoặc 7 tấm ở các mức độ từ tối đến sáng và ghép lại bằng HDR. Dưới đây là hình minh họa (Dùng kỹ thuật blend)

https://lh4.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdZO6tEruTI/AAAAAAAADgQ/l7pXxJXBdMI/06.jpg

Histogram chỉ là một cách trình bày thông tin về ánh sáng của bức ảnh và cho thấy ánh sáng trong bức ảnh có bị vượt ra ngoài phạm vi cảm ứng hay không, ngoài ra không có histogram „xấu“.

https://lh5.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdZO6sN0ieI/AAAAAAAADgQ/kT_P6kOf7pk/07.jpg

Trong hình trên hầu hết chủ thể trong bức ảnh đều tối, histogram thể hiện hàu hết giá trị đều nằm phía bên trái của biều đồ(thiếu sáng) và chỉ có một phần nhỏ nằm trong vùng sáng thể hiện ánh sáng của mặt trăng. Nhưng mức độ tối không vượt ra ngoài phía bên trái của biểu đồ, và vùng tối trong bức ảnh không cần phải làm sáng lên để cho histogram nhìn có vẻ „cân bằng“ vì trong bức hình này, ý tưởng của tác giả muốn nhấn mạnh là mặt trăng.

https://lh4.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdZO6_vWRkI/AAAAAAAADgQ/PHykVZpxVoE/08.jpg

Tương tự như vậy, trong bức ảnh trên, hầu hết chủ thể trong bức ảnh đều nằm trong khoảng sáng, và histogram cho thấy các giá trị tập trung về phải bên phải của biểu đồ và mức sáng không vượt ra ngoài phạm vi của biểu đồ. Và đây cũng không phải là bức ảnh tồi.

Xem histogram của ảnh đã chụp với máy 500D Trong chế độ xem lại các ảnh đã chụp, bạn nhấn nút DISP để ẩn hoặc hiện các thông tin về ảnh trên màn hình. Và hiển thị ảnh cùng với histogram cùng các thông tin khác sẽ có dạng như sau:

https://lh4.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdZPKURcdTI/AAAAAAAADgQ/p05GLtxGOb0/31%20image%20infor%20full.jpg

Bài viết này được dịch từ http://www.luminous-landscape.com/tutorials/understanding-series/understanding-histograms.shtml . Trong đó có một số đoạn được viết theo cách hiểu của cá nhân nên có thể không chính xác với ý của tác giả.


đường còn dài

27-05-2011, 04:08 AM

1. Khi bạn đang chụp ở chế độ P, nếu ảnh thu được quá sáng, hãy nhấn nút Set -> chọn Exposure Comp.-> vặn bánh xe phái trên để đưa con trỏ về phía bên trái (giảm sáng). Ngược lại, nếu ảnh quá tối, hay di chuyển tron trỏ vế phía bên phải 2. Khi bạn chụp người đứng trong vùng đổ bóng như dưới tán cây, mái che mà phía sau là ánh nắng (nền sáng hơn chủ thể), khi đó người trong ảnh thường bị tối, hoặc người đủ sáng thì phía sau là một màu trắng xóa. Giải pháp cho lúc này là dùng Flash, kể cả flash cóc, bạn có thể giảm cường độ flash vừa phải để ảnh được tự nhiên hơn. 3. Với hoàn cảnh tương tự như trên, trong một số trượng hợp không thể dùng flash (chụp trẻ em hoặc muốn chụp một cảnh tự nhiên của mọi người - flash sẽ làm mọi người mất tự nhiên). Lúc này hãy di chuyển vị trí của bạn để chọn một hậu cảnh có cường độ sáng bằng hoặc tối hơi người cần chụp. 4. Để chuẩn bị một buổi chụp hình ngoài trời cho bạn gái, người yêu hoặc bà xã, bạn nên chuẩn bị trước một tấm phản sáng tự chế (cách chế khá đơn giản mà hiểu quả, lại dễ mang theo). Khi gặp các điều kiện ở trường hợp thứ 2 hoặc khi bạn muốn chụp ảnh ngược sáng, hãy nhờ một người bê tấm phản sáng hộ, hoặc bạn một tay cầm phản sáng, một tay cầm máy. Ảnh sẽ đẹp hơn mà tình cảm cũng nhiều hơn, he he :-) 5. Thông thường, khi chụp một vật đang chuyển động, đầu tiên bạn sẽ nghĩ là hãy tăng tốc độ chụp lên. Tuy nhiên bạn vẫn có thể chụp với tốc độ thấp với kỹ thuật lia máy. Với cách chụp này ảnh sẽ cho một cảnh với phần nền bị mở đi và chủ thể nổi bật trên nền mờ ảo đó. Ví dụ, khi chụp người đi xe đạp, hãy đặt tốc độ chụp khoảng 1/20 hoặc 1/30. Chế độ lấy nét là AI SERVO. Bấm nửa nút chụp và rê máy theo chủ thể đang chuyển động, đến vị trí thích hợp thì bấm chụp, hoặc ngang vị trí mà bạn đã tính toán trước, hoặc được 1/2 vòng xoay của người bạn (lúc này tốc độ lia máy đang đều nhất và có khả năng cho ảnh rõ nhất). Tuy nhiên đây là một kỹ thuật cần được tập luyện nhiều để cho những bức ảnh đẹp. 6. Khi chụp cảnh mà người đứng sau một thác nước, hay suối nước đang chảy, nếu muốn có một ảnh với dòng nước mềm mại và người có thể chịu khó đứng yên (Cái này hơi khó, vì thường là sau khi bấm chụp thì người sẽ di chuyển ngay, bạn phải trao đổi ý tưởng của mình với người được chụp trước) thì hãy kê máy vào một vị trí chắc chắn hoặc nếu có chân máy thì càng tốt. Chuyển chế độ chụp sang TV, chọn tốc độ chụp khoảng 0"3, chỉnh ISO về 100, ngắm nghía cẩn thận, sau đó yêu cần người chụp không nhúc nhích và bấm chụp. 7. Tương tự với kỹ thuật trên, bạn có thể chụp cảnh trên phố mà người được chụp thì rõ nét, còn mọi người xung quanh thì mờ đi do đang bước đi. 8. Khi chụp người vào buổi tối, cũng tương tự như vậy, tuy nhiên lúc này bạn nên tăng ISO lên một chút, cộng thêm một ít Flash và tốc độ chụp chậm hơn một giây, ảnh sẽ cho một cảnh với phần nền sáng lung linh bởi ánh đèn. 9 Một kỹ thuật khác rất phù hợp để sáng tác với bạn gái, người yêu hoặc bà xã. Bạn hãy chuẩn bị một ít pháo sáng (Loại cầm trên tay, khi đốt hay tung tóe tia sáng khá đẹp mắt, thường hay đốt trong các dịp sinh nhật). Chân máy (hoặc bạn phải chọn được nơi kê máy chắc chắn). Một buổi tối lãng mạn, một vị trí đẹp, ít ánh sáng (Tốt nhất là bạn nên có buổi luyện tập trước một mình). Chọn chế độ chụp M, tốc độ khoảng 10 giây, ISO 100, độ mở ống kính F>10 (tùy theo cường độ sáng nơi bạn chụp). Bật Flash lên (Chọn cường độ Flash vừa phải). Nhớ lấy nét cho chính xác. Xong xuôi đâu đấy, đốt pháo hoa, bấm nút chụp, và ngay lập tức chạy đến bên cạnh bạn gái/người yêu và nhảy múa xung quay với pháo hoa trên tay. (Bạn sẽ có một kỷ niệm tuyệt vời đấy - Nhớ cẩn thận, đừng làm cháy tóc hoặc áo người ta) 10. Khi chụp trẻ em, nên ngồi xuống để cho máy ngang hoặc thấp hơn tầm mắt của trẻ, ảnh sẽ đẹp hơn. 11. Đôi khi để cho người được chụp tự cầm tấm phản sáng và bạn chụp từ phần vai trở lên, cũng có thể thu được những kết quả tốt bất ngờ.

Bài viết này được tham khảo từ: http://www.youtube.com/watch?v=_L8bqPKSpyw


đường còn dài

27-05-2011, 05:18 AM

Chọn một Picture Style giống như chọn một thể loại film, Canon 500D cung cấp 6 loại Picture Style khác nhau, trong đó mỗi một loại Picture Style đáp ứng mong muốn ghi lại một bức ảnh như bạn đã nhìn thấy.

Standard: Màu cơ bản của 500D Portrait: Cho ảnh với làn da trơn, mịn khi chụp phụ nữ và trẻ em Lanscape: Cho ảnh sắc nét với bầu trời trong xanh cùng cây cối đầy màu sắc và sức sống Neutral: Cho ảnh với các chủ thể được ghi lại đầy đủ chi tiết, hỗ trợ khả năng phân tích và xử lý ảnh Faithful: Ghi lại các chủ thể nhiều màu sắc, sát với cảnh được nhìn thấy bằng mắt thường Monochorome: Ghi lại các bức ảnh trắng đen

Để chọn Picture Style, bấm vào nút mũi tên hướng xuống dưới trên máy. Có hình bông hoa và chọn Picture Style cần để chụp.

Ngoài ra Canon còn cung cấp thêm một số Picture Style mở rộng mà bạn có thể tải về và cài đặt thêm trên máy. Studio Portrait: Thể hiện tinh tế các chi tiết của gương mặt và tương cường khả năng làm mịn da Snapshot Portrailt: Làm mịn da với mức độ tương phản được điều chỉnh một cách hợp lý Reference Portait: Làm mịn da với tông màu sáng cùng độ tương phản hợp lý và màu sắc sống động Nostalgia: Cho ảnh được tăng cường tông màu xanh lục và xanh dương Clear: Độ tương phản được nâng cao nhằm làm tăng chiều sâu và rõ ràng của bức ảnh TWilight: Để ghi lại các bức ảnh với các cảnh có ánh sáng lung linh huyền ảo Emerald: Cho hình ảnh nhiều ánh sáng và màu sắc sống động ở trên không và màu xanh ở dưới nước Autumn hue: Để ghi lại màu sắc tuyệt vời của mùa thu

Và các Picture Style bạn có thể tải về từ: http://www.canon.co.jp/imaging/picturestyle/file/index.html Click vào từng Picture Style và click vào Download ở phía dưới để tải về máy tính.

Sau khi tải về máy, bạn có 3 cách để sử dụng chúng 1. Dùng với chương trình Digital Photo Professional 2. Dùng với chương trình ZoomBrowser EX 3. Dùng với chương trình EOS Utility. Với 2 cách ở trên, khi chỉnh sửa ảnh RAW bạn có thể chọn một Picture Style và áp chúng cho bức ảnh mà bạn sửa. Còn với cách thứ 3 này, bạn có thể nạp 3 Picture Style trong số các Picture Style mà bạn đã tải vào trong Camera và dùng chúng ngay khi chụp. Khi kết nối 500D với máy tính và chạy chương trình EOS Utility. Trong cửa sổ chính, chọn Camera setting/Remotr shooting. Ở cửa sổ tiếp theo click vào "Register User Defined style" http://www.canon.co.jp/imaging/picturestyle/file/images/b-10a-12.gif

Tiếp theo chọn "Register User Defined style" http://www.canon.co.jp/imaging/picturestyle/file/images/b-10a-13.gif

Cửa sổ tiếp theo sẽ cho bạn đưa vào 3 Picture Style cho ba tab User Def. (1,2,3) http://www.canon.co.jp/imaging/picturestyle/file/images/b-10a-14.gif

Click vào biểu tượng thư mục ở bên cạnh để chọn file Picture Style. Sau khi đã hoàn thành việc nạp 3 Picture Style vào máy, bạn có thể tinh chỉnh thêm Độ nét, độ tương phản, mức màu và tone màu cho mỗi loại Picture Style. http://www.canon.co.jp/imaging/picturestyle/file/images/b-10a-18.gif

Bài này tham khảo từ website của Canon


đường còn dài

27-05-2011, 06:35 PM

Để hoàn toàn làm chủ máy ảnh, bắt buộc chúng ta phải biết ảnh hưởng của bộ ba F-stop, Shutter speed và ISO đến bức ảnh.

https://lh3.googleusercontent.com/-I3eJBuL49D0/TdZPKiMuXGI/AAAAAAAADnI/vV_8qCgi12Y/s800/32%252520lens-fstop-shutterspeed-iso.jpg

Một bức hình được tạo bởi máy ảnh KTS là do ánh sáng đi qua Lens (Độ mở ống kính f-stop) -> Màn trập(Shutter speed)->Đập vào cảm biến (ISO)->Cảm biến sẽ chuyển các thông tin ánh sáng thành tín hiệu điện tử và truyền đến chip xứ lý ảnh (500D có chíp xử lý là Digic IV) -> Dựa vào các thông số cài đặt như cân bằng trắng, Giảm noise, khử mắt đỏ... Chíp xứ lý sẽ áp dụng các thuật toán xử lý ảnh lên bức ảnh vừa nhận, sau đó ảnh sẽ được lưu vào thẻ nhớ. 1. Độ sáng của ảnh - Độ mở ống kính càng lớn (giá trị f-stop càng nhỏ)-> Ánh sáng đi vào càng nhiều-> ảnh càng sáng và ngược lại https://lh5.googleusercontent.com/-i56w1peoSkQ/TdZPK6dfqMI/AAAAAAAADnI/huY_5CBvtgE/s800/33%252520fstop.jpg

- Thời gian phơi sáng càng lâu (tốc độ chụp càng chậm) -> càng nhiều ánh sáng đi vào cảm biến -> ảnh càng sáng và ngược lại - ISO càng lớn -> độ nhạy sáng càng cao -> có thể cảm nhận được nhiều áng sáng -> ảnh càng sáng và và ngược lại

2. Cân bằng sáng cho ảnh

https://lh6.googleusercontent.com/-PxcAcwxYxGk/TdZPFw6cEZI/AAAAAAAADnI/HQUvF372YNg/s800/14%252520viewfinder%252520detail.jpg

Một ảnh có chất lượng đầu tiên là phải đủ sáng (nếu sáng quá thì ảnh sẽ gây chói mắt và một số vùng trong ảnh sẽ trắng xóa, ngược lại ảnh thiếu sáng sẽ làm cho một số vùng trong ảnh bị tối đen). Thường một ảnh thừa sáng hoặc thiều sáng sẽ làm cho một số chi tiết trong ảnh bị mất (một màu trắng trắng hoặc một màu đen đen). (Các bác chụp hình nghệ thuật chắc chả vào đây làm gì, he he) Do đó, với một ảnh thiếu sáng thì giải pháp là tăng ISO, giảm f-stop (tăng độ mở ống kính), tăng thời gian phơi sáng(giảm tốc độ chụp). Có thể tăng 3 yếu tố hoặc chỉ 1,2 yếu tố trong 3 cái tùy mục đích người chụp. Và với một ảnh thừa sáng thì chúng ta làm ngược lại như trên.

Các máy ảnh DSLR hiện nay đều có chức năng đo sáng, thông thường khi bấm một nửa nút chụp máy sẽ lấy nét đồng thời báo cho chúng ta ảnh hiện tại có đủ sáng hay không. (Trên màn hình LCD hoặc kính ngắm có cái thanh ngang được đánh số -2...-1...0...1...2) . Thông thường ảnh đủ sáng thì máy sẽ báo độ sáng là 0.

Khi chụp ở chế độ P, và ISO tự động máy sẽ tính toán cường độ sáng của môi trường và đề xuất một bộ giá trị ISO,shutter speed,f-stop sao cho độ sáng chỉ về giá trị 0. Lúc này bạn có thể điều chỉnh mức sáng của ảnh bằng cách nhấn nút AV +/- và vặn vòng quay -> máy sẽ tính toán và đưa ra một bộ ba ISO,shutter speed,f-stop mới. Nếu bạn chọn một giá trị ISO cụ thể máy sẽ dựa vào giá trị ISO này để tính toán 2 giá trị còn lại.

Nếu chụp ở chế độ TV và ISO tự động thì máy sẽ dựa vào tốc độ chụp mà bạn đã chọn để tính ra f-stop và ISO sao cho ảnh đủ sáng (AV +/- == 0), nếu bạn cố định giá trị ISO thì chỉ còn f-stop thay đổi. Như chúng ta đã biết ống kính có một độ mở tối đa và tối thiểu, ví dụ với ống EF 55mm f1.8. Thì độ mở tối đa là f1.8(mở to nhất) mà độ mở tối thiểu là 22. Vấn đề sẽ nảy sinh khi chúng ta chụp với tốc độ chậm (ví dụ 10 giây) trong môi trường nhiều ánh sáng với một ISO cố định => máy sẽ cố gắng khép khẩu (tăng f-stop) sao cho ảnh vửa đủ sáng tuy nhiên nếu ánh sáng quá nhiều thì dù máy đã khép khẩu tối đa thì ảnh vẫn thừa sáng. Giải pháp lúc này là giảm ISO xuống mức thấp nhất, lắp thêm kính lọc giảm sáng hoặc chấp nhận tăng tốc độ chụp lên. Trong chế độ này, ở cùng một hoàn cảnh, càng tăng tốc độ chụp thì ISO càng tăng và độ mở ống kính càng tăng (f-stop giảm). Lý do là vì tốc độ chụp tăng=> ánh sáng vào ít=>ống kính mở to nhận nhận nhiếu ánh sáng hơn và ISO tăng để có thể cảm nhận ánh sáng tốt hơn. Nhằm đảm bảo cho ảnh đủ sáng

Tương tự như vậy, khi chụp ở chế độ AV, dựa vào f-stop mà chúng ta chọn, máy sẽ tính toán tốc độ chụp và ISO phù hợp.

Vậy M dùng để làm gì khi mà 3 chế độ trên đã là quá đủ? Không phải lúc nào máy cũng đoán được ý đồ của người chụp, do đó trong một số trường hợp người chụp phải điều khiển cả ba thông số trên nhằm ghi lại những bức ảnh theo đúng ý của mình.

3. Ngoài ánh sáng ba yếu tố trên còn ảnh hưởng gì đến bức ảnh - ISO: ISO càng thấp thì cho ảnh càng mịn, ít nhiễu và ISO cao thì làm cho ảnh có nhiều hạt làm giảm chất lượng của ảnh. Do đó các cụ thường khuyên không nên xem máy ảnh cho phép ISO cao bao nhiêu mà nên xem ở các chế độ ISO cao, ảnh sẽ nhiễu như thế nào. - F-stop: f-stop càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng bị thu hẹp => các vật càng xa chủ thể được lấy nét càng mờ (xóa phông). Ngược lại f-stop càng lớn thì độ sâu trường ảnh càng được mở rộng => càng nhiều vật trong ảnh có độ nét cao (Chụp phong cảnh) - Shutter speed: tốc độ chụp càng nhanh thì chủ thể càng sắc nét, nhất là các chủ thể đang chuyển động (chụp thể thao) ngược lại chụp ở tốc độ chậm hơn thì chủ thể sẽ bị giảm sắc nét và bị nhòe ở những vùng chuyển động (chụp nước chạy, đường xá vào buổi tối). Ngoài ra khi chụp ở tốc độ chậm, ảnh còn thường bị nhòe do máy bị rung khi người chụp cầm bằng tay. Vì vậy khi chụp ở tốc độ thấp, nên kê máy lên một vị trí chắc chắn hoặc dùng chân máy để giữ cho máy đứng yên.


tnt071008

03-06-2011, 10:11 PM

Bài hay lắm bác chủ ơi! Rất mong bác viết tiếp để ma mới như em và những lính mới khác được học hỏi từ bác mà khai thác máy ảnh ạh! Rất cảm ơn bác chủ!


shellybui

26-06-2011, 03:16 PM

Qua bài viết của bác em được khai sáng nhiều điều. Cám ơn bác nhìu ạ


namnhi13

18-07-2011, 10:33 PM

fully understand! thanks


thamtulangthang

23-07-2011, 12:17 AM

Em không hiểu sao nhưng 2 thằng bạn em dùng Canon 500D va 40D để ISO Auto, chụp chế độ M sét khẩu và tốc độ thì máy toàn để ISO 400. E không hiểu làm sao để Auto ISo nó đẩy lên 1600 hay hơn nữa khi thiếu sáng.


khacqui156

23-07-2011, 01:15 AM

Bài này làm em nhớ con 500D của em quá, chưa khai thác hết được nó thì bán đi rồi.


vooanhan

23-07-2011, 09:59 AM

còn nữa ko bác. em cũng đang mày mò 500D.


đường còn dài

16-08-2011, 06:16 PM

Em không hiểu sao nhưng 2 thằng bạn em dùng Canon 500D va 40D để ISO Auto, chụp chế độ M sét khẩu và tốc độ thì máy toàn để ISO 400. E không hiểu làm sao để Auto ISo nó đẩy lên 1600 hay hơn nữa khi thiếu sáng.

Đây là thiết lập mặc định của Canon, tức là khi ở chế độ M nếu đặt ISO là auto thì nó mặc định giá trị là 400, trong các sách hướng dẫn cũng không nói gì thêm và vì sao. Tuy nhiên, theo mình có thể là do Canon cho rằng khi ở chế độ M thì người chụp muốn tự mình thiết lập mọi thông số trên máy ảnh, do đó tất cả các thông số đều được cố định và chỉ được thay đổi do người chụp ảnh, kể cả khi đặt auto ISO. Còn vì sao là ISO 400 thì có thể đây là giá trị tối ưu giữa độ nhạy sáng và độ nhiễu của ảnh. (Đây chỉ là suy đoán của mình)

còn nữa ko bác. em cũng đang mày mò 500D.

2 tháng vừa rồi em về thăm nhà nên không có hoạt động gì cả. Để em đi chụp choẹt thêm ít bữa nữa, có kinh nghiệm gì mới sẽ chia sẻ với cho mọi người.


katuo

17-08-2011, 11:18 AM

Cám ơn bác chủ nhiều. Rất là nhiều thông tin bổ ích.


ub4me

17-08-2011, 09:02 PM

Trên 450D bên phải viewfinder có 1 bánh xe tròn biểu tượng +/- ko biết để làm gì các bác nhỉ?


đường còn dài

18-08-2011, 08:19 PM

Trên 450D bên phải viewfinder có 1 bánh xe tròn biểu tượng +/- ko biết để làm gì các bác nhỉ?

Bởi vì nhiều người mắt cận hoặc viễn nhẹ từ 1 đến 2 độ nên không đeo kính, do đó cần sự điều chỉnh này để để điều chỉnh vị trí của cái gương phản chiếu viewfinder để có thể nhìn rõ ảnh qua viewfinder. Bác cứ ghé mắt vào viewfinder rồi xoay từ từ cái bánh xe đó cho đến khi nào thấy mấy cái điểm trên viewfinder rõ nhất là được.


huytoanbu

18-08-2011, 08:55 PM

ôi cám ơn bác chủ, kinh nghiệm bổ ích quá!


nguyen.ai.binh

19-08-2011, 01:25 PM

Theo mình biết, trên 500D có 9 điểm lấy nét, có thể chọn lấy nét toàn phần hay 1 điểm. Mình có thắc mắc là 9 điểm này có liên quan gì tới Metering (Đo sáng) không vậy? Khi bấm nút trên body, sẽ chon chọn lấy nét 9 hay 1 điểm (ở vị trí tùy chọn). Cùng 1 chế độ Metering là Evaluate, khung ảnh là một bình hoa màu đen, để ngoài trời, ngồi trong mái hiên chụp ra. Focus vào bình hoa. Lấy nét 9 điểm: ảnh sáng đều, đúng như Evaluate Metering. Lấy nét 1 điểm: bình hoa sáng hơn, nhưng phần xung quanh có vẻ cháy, mình cảm giác y như khi chụp ở Spot Metering, mặc dù vẫn đang ở mode Evaluate Metering.

Nhờ các bác chia sẻ kinh nghiệm. Thanks all.


LINUXE8

19-08-2011, 02:09 PM

bài viết hay quá, em đang dùng 450D cơ mà cũng chưa hiểu hết tính năng của nó. chú 500D này được cái có cả quay phim lẫn chụp, màn hình nhìn đẹp, lừa tình giỏi hơn :D chắc phải bookmark bài này rồi


TUNGVL

19-08-2011, 02:44 PM

Những bài như thế này thật hữu ích cho người mới như e, xin cám ơn bác chủ.


beanhue

19-08-2011, 04:37 PM

Hay quá bác chủ ơi...:)) Thanks


tocata

17-09-2011, 02:18 PM

thanks, bài viết dễ hiểu và trực quan lắm.


linhnam08

17-09-2011, 02:42 PM

Cho em hỏi con 500D này hiện nay giá thị trường cho máy second hand là bao nhiêu ah? em cám ơn nhiều!


HamDzui

06-03-2012, 10:55 PM

Cảm ơn bạn chủ topic. Bạn làm thêm phần quay film cho 500D nhé


hitman133

07-03-2012, 04:15 AM

https://lh3.googleusercontent.com/_FdV2Z1Dr938/TdGp_5E6owI/AAAAAAAADZo/FitwR5y9Qqk/nhiet%20do%20mau.jpg

Cái này có ngược ko nhỉ? Màu lạnh như xanh thì nhiệt độ càng phải thấp hơn chứ


kiendinh

07-03-2012, 06:37 AM

cứ chụp file RAW rồi tha hồ mà chỉnh WB, em thấy khi đi chụp mẫu, chỉnh WB mất thời gian, cứ chụp rồi về làm hậu kì, bây giờ là thời buổi Digital mà


[ VoiCoi ]

07-03-2012, 12:29 PM

đúng đấy, em cũng toàn chụp Raw về hậu kì. Lúc chụp quan trọng nhất là đúng sáng và đúng nét thôi :) WB ko quan tâm lắm toàn để auto


iColors

07-03-2012, 07:42 PM

chụp raw là cách lưu giữ tuyệt với còn lại chỉ tập trung bố cục và lấy nét -> tốn thẻ nhớ kinh :D


kiendinh

07-03-2012, 07:52 PM

chỉ cần 2 thẻ chớ, 1 thẻ 8GB chụp được trên 330 hình file RAW, 2 thẻ là 660 hình, bác chụp cả ngày nhiêu đó cũng đúi luôn.