Đánh giá các ngành nghề đào tạo

Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của môi trường giáo dục đại học đối với sự phát triển của mỗi con người. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, trung cấp nghề cũng là sự lựa chọn vô cùng khôn ngoan và phù hợp. Vậy, nên học trung cấp hay đại học? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trung cấp để từ đó, bạn có thể lựa chọn hướng đi đúng đắn cho tương lai.

1. Trung cấp là gì?

Trung cấp là một bậc giáo dục ở trình độ bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam, đứng sau cao đẳng (bậc 5), đại học (bậc 6). Với mục đích đào tạo nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên có thể đi làm sớm.

Trung cấp chính quy, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp có khác nhau không?

Trước đây, trung cấp có 2 dạng là trung cấp chuyên nghiệp (do Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý) và trung cấp nghề (do Bộ LĐ TB & XH quản lý). Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc chọn trường của học sinh cũng như trong công tác quản lý.

Vì vậy, Luật giáo dục nghề nghiệp hiện hành thống nhất trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề gọi chung là TRUNG CẤP và do Bộ LĐ TB & XH quản lý.

Bên cạnh việc thống nhất về tên gọi và cơ quan quản lý, phương thức đào tạo của hệ trung cấp cũng có nhiều thay đổi.

Theo đó, hệ trung cấp sẽ nâng thời gian đào tạo thực hành và giảm tải thời gian học lý thuyết cho sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cũng như giảm thiểu tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường.

Điều kiện để học trung cấp nghề là gì?

Thí sinh dự tuyển vào trung cấp cần đạt đủ các điều kiện sau:

– Đã tốt nghiệp từ THCS, THPT trở lên tùy theo chương trình đào tạo của trường;

– Đạt các yêu cầu sơ tuyển của trường dự tuyển;

– Các điều kiện khác do hiệu trưởng các trường quy định.

Xem thêm: Bao nhiêu tuổi được phép học nghề?

Đánh giá các ngành nghề đào tạo

2. Vì sao nên học trung cấp nghề?

Thời gian đào tạo ngắn

Với mục đích đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên sớm đi làm, thời gian đào tạo trung cấp được rút ngắn rất nhiều so với cao đẳng, đại học. Cụ thể:

Đối tượng THỜI GIAN ĐÀO TẠO Trung cấp Cao đẳng Đại học Tốt nghiệp THCS 2 năm Không đào tạo Không đào tạo Tốt nghiệp THPT 1 năm 3 năm 4 năm Tốt nghiệp trung cấp trở lên 1 năm 1,5 – 2 năm 2,5 – 3 năm

Chú trọng thực hành trong đào tạo

Để đào tạo ra lực lượng lao động chất lượng trong thời gian ngắn như vậy, một trong những yếu tố quan trọng đó là CHÚ TRỌNG THỰC HÀNH TRONG ĐÀO TẠO.

Theo thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chương trình đào tạo trung cấp phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết 25% – 45% và thực hành 55% – 75%. Vì vậy, sau khi học trung cấp, học viên rất vững nghiệp vụ trong chuyên ngành đào tạo, có thể dễ dàng kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân.

Đánh giá các ngành nghề đào tạo
Chú trọng thực hành trong đào tạo trung cấp

Cơ hội việc làm rộng mở

Tỷ lệ thất nghiệp của các cử nhân đại học ở Việt Nam đang rất cao, nhưng tỷ lệ này ở bậc trung cấp là ít hơn rất nhiều. Thậm chí, có nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đại học sẵn sàng từ bỏ tấm bằng đại học trong tay, chuyến hướng qua học nghề để dễ tìm việc làm và công việc ổn định hơn.

Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ” của nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp, công ty rất cần những “thợ” giỏi, có kỹ năng làm việc thực tế, mà điều này thì sinh viên trung cấp thường có nhiều lợi thế hơn.

Xem thêm: Học trung cấp nghề có tương lai không?

Liên thông cao đẳng, đại học sau tốt nghiệp

Việc lựa chọn học trung cấp nghề hoàn toàn không làm gián đoạn con đường học vấn, từ bỏ giảng đường đại học mà đó là một hướng đi thông minh, phù hợp với điều kiện và mục tiêu học tập của mỗi cá nhân. Sau khi tốt nghiệp trung cấp, HS-SV có thể tiếp tục học liên thông lên cao đẳng, đại học để trao dồi thêm kiến thức và có cơ hội thăng tiến trong công việc.

Việc lựa chọn hướng đi này, sinh viên sẽ có rất nhiều lợi thế. Một trong số đó là KINH NGHIỆM LÀM VIỆC. Sau khi tốt nghiệp trung cấp, sinh viên có thể vừa đi làm, vừa học liên thông. Thời gian học liên thông từ trung cấp lên đại học là 2,5 – 3 năm thì đây cũng là thời gian kinh nghiệm sinh viên có được sau khi tốt nghiệp đại học.

3. Tìm hiểu về Trung cấp 9+

Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS (tốt nghiệp lớp 9) có thể đăng ký học ngay chương trình trung cấp, như vậy được gọi là Trung Cấp 9+, nghĩa là trung cấp sau lớp 9.

Mục đích của hình thức đào tạo này là đào tạo nghề cho học sinh có thể đi làm sớm. Ngoài ra, còn hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng để làm lao động phổ thông do điều kiện gia đình hoặc sức học không đủ để học tiếp.

Chương trình đào tạo, học sinh có thể lựa chọn chỉ học trung cấp hoặc vừa học trung cấp vừa học văn hóa THPT.

Trong chương trình THPT, học sinh chỉ học 7 môn học chính là: Toán, vật lý, hóa học, ngữ văn, lịch sử, địa lý và sinh học (hay gọi là bổ túc văn hóa). Sau khi hoàn thành chương trình, học sinh bổ túc sẽ được dự các kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học như các học sinh học chính quy khác.

Quan trọng hơn hết, với việc học song song 2 chương trình thì khi tốt nghiệp, học sinh sẽ được nhận cùng lúc 2 văn bằng là trung cấp và THPT mà thời gian đào tạo cũng chỉ gói gọn trong 3 năm.

Xem thêm: Hết lớp 9: Chọn trung cấp để sớm có nghề ổn định hay học THPT?

Đánh giá các ngành nghề đào tạo

Phân luồng học sinh sau THCS

Nhiều năm trở lại, nhà nước có những chính sách phân luồng học sinh THCS, đảm bảo tỷ lệ giữa học sinh tiếp tục học THPT và học sinh chuyến hướng học trung cấp ở mức phù hợp, nhằm đáp ứng được điều kiện về nguồn nhân lực của nền kinh tế hiện tại cũng như hạn chế tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học như hiện nay.

Xem thêm: Học sinh THCS đi học nghề đạt 30% mới đáp ứng yêu cầu thị trường

4. Trung cấp nghề đào tạo những ngành gì?

Ngành HOT hiện nay

1. Trung cấp Quản lý và kinh doanh khách sạn

Đánh giá các ngành nghề đào tạo

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, thị trường dịch vụ khách sạn cũng hoạt động sôi nổi. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 không hề nhỏ nhưng việc kiểm soát và đẩy lùi của Viêt Nam và thế giới đang có những tiến triển rất tích cực, hứa hẹn sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch và khách sạn.

Quản lý và kinh doanh khách sạn là ngành đào tạo những kiến thức về tổ chức và quản lý các hoạt động của khách sạn, bao gồm những vấn đề về nhân sự, dịch vụ, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức sự kiện, truyền thông,… của khách sạn.

Học ngành khách sạn, sinh viên ra trường không chỉ có thể làm trong môi trường khách sạn mà còn có thể làm các công việc về quản lý nhân sự, tổ chức sự kiện,…

2. Trung cấp Thiết kế đồ họa

Đánh giá các ngành nghề đào tạo

Hiện nay, hầu hết các công ty, bất kể quy mô lớn nhỏ, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực gì đều có nhu cầu về thiết kế đồ họa trong hoạt động truyền thông và kinh doanh của mình. Vì vậy, có thể nói nền kinh tế càng phát triển thì cơ hội phát triển của ngành càng lớn.

Học ngành thiết kế đồ họa, sinh viên sẽ được học các kỹ năng sử dụng công cụ thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh, video; thiết kế website. Ngoài ra sẽ được đào tạo các tư duy, sáng tạo trong thiết kế, tiếng Anh chuyên ngành,…

3. Trung cấp Thương mại điện tử

Đánh giá các ngành nghề đào tạo

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hoạt động thương mại đang dần được “điện tử hóa”, việc mua sắm trực tuyến trở thành thói quen của người tiêu dùng.

Sự phát triển của các công ty TMĐT như: Amazon, Shopee, Lazada,… đã cho thấy được phần nào về vị thế của ngành TMĐT.

Học ngành thương mại điện tử, học viên sẽ được học các công cụ sử dụng trong ngành TMĐT cũng như về tư duy, định hướng kinh doanh trong hoạt động online của doanh nghiệp, tổ chức.

4. Trung cấp Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp

Đánh giá các ngành nghề đào tạo

Ngày nay, làm đẹp là một trong những nhu cầu được ưu tiên hàng đầu, không chỉ là đối với riêng phái đẹp mà nhu cầu này ở phái mạnh cũng rất cao; cũng không phải chỉ riêng người ở một độ tuổi nhất định hay điều kiện kinh tế phải khá giả thì mới có nhu cầu làm đẹp.

Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng ngày càng cao, đòi hỏi các cơ sở làm đẹp phải liên tục hoàn thiện về kỹ thuật công nghệ cũng như phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản.

Học ngành Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp, học viên sẽ được học về trang điểm, tạo mẫu tóc, chăm sóc da,… được cung cấp các kiến thức về thẩm mỹ, sức khỏe sắc đẹp, lựa chọn trang phục,…

5. Trung cấp Bảo trì và sửa chữa ô tô.

Đánh giá các ngành nghề đào tạo

Mặc dù đã có từ nhiều năm trước, tuy nhiên ngành bảo trì sửa chữa ô tô vẫn là một trong những ngành có cơ hội việc làm rất lớn.

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa. Cùng với đó là việc miễn, giảm thuế nhập khẩu ô tô. Số lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tại Việt Nam đã lên tới hàng vạn chiếc mỗi tháng.

Điều đó cũng có nghĩa, ngành bảo trì và sửa chữa ô tô cần nguồn nhân lực rất lớn mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Các ngành đào tạo khác

Các ngành HOT thường được đánh giá dựa vào tình hình phát triển kinh tế ở mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều ngành nghề mang tính ổn định mà bất cứ giai đoạn phát triển kinh nào cũng cần. Ví dụ:

  • Trung cấp điều dưỡng
  • Trung Cấp kế toán
  • Trung cấp điện công nghiệp và dân dụng
  • Trung cấp Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng)

Xem thêm: Danh mục 900 ngành nghề đào tạo Trung cấp phân theo khối ngành

3 Tiêu chí chọn ngành nghề

Đúng với đam mê

Mỗi cá nhân đều sẽ có những đam mê của riêng mình, và thật sự rất khó để làm một điều mà bản thân không hề thích thú.

Có câu “Sinh nghề, tử nghiệp”, vì vậy, nghề đó càng phải được gắn liền với đam mê, có đam mê mới có thể học và làm tốt, có đam mê mới có thể gắn bó với nó suốt cuộc đời.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể xác định được đam mê của mình là gì, đặc biệt là đối với các bạn trẻ vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc xác định được đam mê là rất khó.

Ở đây, MLC sẽ gợi ý cho bạn một số câu hỏi để dựa vào đó, bạn có thể phần nào xác định được đam mê của bản thân.

– Những hoạt động nào thường đem lại cho bạn cảm giác hào hứng, thích thú nhất?

– Những chủ đề gì trong cuộc sống khiến bạn đặt sự quan tâm nhiều nhất?

– Bạn có tài lẻ hay thành thục một kỹ năng nào đó hay không? Điều này bạn có thể dựa vào nhận định của chính bản thân và đánh giá của những người xung quanh.

Sau khi trả lời, bạn hãy cố gắng liên kết chúng lại, rất có thể bạn sẽ xác định được đam mê cũng như công việc mơ ước trong tương lai.

Phù hợp điều kiện, năng lực bản thân

Bạn không được chạy xe 80km/h trên con đường giới hạn tốc độ tối đa là 60km/h. Hay một chiếc xe 50cc không thể nào chạy được tốc độ 200km/h được. Đó là lý do tại sao ngành học phải phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân.

Điều kiện ở đây có thể nói về điều kiện về nơi sinh sống, điều kiện kinh tế gia đình,…

Năng lực có thể nói về sức học, về mức độ tiếp thu kiến thức trong lĩnh vực,…

Có nhiều cơ hội việc làm

Nhiều cơ hội việc làm hay nói cách khác là dễ kiếm việc làm. Việc lựa chọn ngành trước hết nên ưu tiên những ngành nghề phù hợp với tình hình và định hướng phát triển kinh tế của đất nước. Ví dụ: Với định hướng phát triển ngành du lịch thì có thể lựa chọn ngành hướng dẫn viên du lịch, Quản lý và kinh doanh khách sạn,...). Hay những ngành nghề có thể làm việc ở nhiều vị trí chức vụ, trong nhiều công ty khác nhau (chẳng hạn như ngành kế toán, ngành thương mại điện tử,…)

Bên cạnh đó, khi lựa chọn ngành nghề, bạn cũng cần tìm hiểu rõ hơn về mặt bằng lương/thu nhập và cơ hội thăng tiến của ngành.

Các trường đào tạo trung cấp

Khu vực TP.HCM

– Trường Trung cấp Kỹ thuật Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh: 40 Đinh Tiên Hoàng – P. ĐaKao, Quận 1

– Trường Trung cấp Đông Dương: Số 4 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3

– Trường trung cấp nghề Nhân Đạo: 648/28 CMT8, Phường 11, quận 3

– Trường Trung cấp Cửu Long: 61 – 63 Nguyễn Văn Đừng, Phường 6, Quận 5

– Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương: 161- 165 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5

– Trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn: 311-319 Gia Phú, Phường 1, Quận 6

– Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh: 500-502 Huỳnh Tấn Phát, P. Bình Thuận, Quận 7.

– Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn: 47 Cao Lỗ , Phường 4, Quận 8

– Trường trung cấp Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm: 296 Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8.

– Trường Trung cấp Lê Thị Riêng: Đường 9, Phường Phước Bình, Quận 9

– Trường Trung cấp Tổng hợp TP Hồ Chí Minh: 367 CMT8, phường 12, quận 10.

– Trường trung cấp nghề Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Tôn Đức Thắng: TT17 Tam Đảo, Phường 15, Quận 10

– Trường Trung cấp Việt Giao: 193 Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10, TP.HCM

– Trường Trung cấp Xây Dựng: 265 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh

– Trường Trung Cấp Công Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh: Lô 7 Cư xá Thanh Đa, Phường 27, Quận Bình Thạnh

– Trường Trung Công nghệ Bách khoa Sài Gòn: 241 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thạnh

– Trường Trung cấp Tin học Kinh tế Sài Gòn: 14-16-18 Nguyễn An Ninh, Phường 14, Quận Bình Thạnh

– Trường Trung Cấp Sài Gòn: 4A – 6A Nguyễn Thái Sơn, P.3, Q. Gò Vấp

– Trường trung cấp Bến Thành: 14 Phú Châu, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức

– Trường Trung cấp Tổng hợp Sài Gòn: 327 Nguyễn Thái Bình, P.12, Quận Tân Bình

– Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist: 23/8 Hoàng Việt, Phường 4, quận Tân Bình.

– Trường Trung cấp Kinh tế và Du lịch TP. Hồ Chí Minh: 145 -147 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình

– Trường Trung cấp Phương Nam: 23-25 Nguyễn Văn Vịnh, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú

Khu vực Đồng Nai

TRƯỜNG TRUNG CẤP MAI LINH: 39 đường 30/4, Phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa và F1 Đồng Khởi, P. Tân Hiệp, TP. Biên Hòa – Hotline: 1900 8011

Ngành HOT: Điều dưỡng, Kế toán, Quản lý và kinh doanh khách sạn, Bảo trì và sửa chữa ô tô, Tin học ứng dụng, Thương mại điện tử, Chăm sóc sắc đẹp