Đánh giá bìa nghiên cứu khoa học

Đánh Giá Nghiên Cứu Khoa Học:

Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học là một công việc hết sức cần thiết trong tổ chức nghiên cứu khoa học. Điều quan trọng trước hết là cần phải đánh giá để hiểu được giá trị khoa học đích thực của kết quả nghiên cứu, sau đó là xem xét ý nghĩa ứng dụng. Kết quả nghiên cứu của một tác giả cũng cần được xem xét, có thực sự là của tác giả hay không, nếu đích thực là của tác giả, thì do đặc điểm về tính kế thừa của khoa học, người ta cũng cần đánh giá phần đóng góp đích thực của tác giả và từ phần kế thừa của đồng nghiệp để phát triển hướng nghiên cứu của bản thân mình.

Đánh giá hiệu quả nghiên cứu cũng là công việc luôn đi kèm với việc đánh giá kết quả nghiên cứu. Đánh giá hiệu quả nghiên cứu là xem xét mối tương quan giữa các nguồn lực ở đầu vào và giá trị khoa học thu được ở đầu ra. Với một nguồn lực xác định ở đầu vào, người ta mong muốn thu được kết quả tối đa ở đầu ra. Đánh giá hiệu quả khoa học là một công việc khó khăn, bởi vì các sản phẩm của nghiên cứu khoa học và tác động của nó đến xã hội không thể tính toán đơn giản bằng tiền.

Tuy đánh giá khoa học là việc khó, trong khi những cơ sở phương pháp luận về đánh giá lại đang còn rất mỏng, nhưng công việc đánh giá cũng vẫn phải làm. Chính từ những việc làm đó mà tác giả rút ra được những bài học về mặt phương pháp luận.
Tài liệu này được chuẩn bị trước hết để phục vụ cho việc hình thành cơ sở phương pháp luận của đánh giá nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng có thể được sử dụng trong các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về nghiên cứu khoa học và quản lý khoa học.

Mục lục:

Mở đầu

Đặt vấn đề

Đối tượng đánh giá

Một số khái niệm được sử dụng trong tài liệu

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động khoa học

Đặt vấn đề

Hoạt động khoa học và công nghệ

Khái niệm "nghiên cứu khoa học"

Kết quả nghiên cứu khoa học

Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá hoạt động khoa học

Dẫn nhập

Một số tác giả bàn về đánh giá

Kinh nghiệm đánh giá của một số nước trên thế giới

Kết quả nghiên cứu tại Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ

Chương 3: Đại cương về phương pháp đánh giá hoạt động khoa học

Khái niệm

Các quan điểm cơ bản trong đánh giá

Phương pháp đánh giá

Tổ chức đánh giá

Chương 4: Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

Khái niệm "Kết quả nghiên cứu"

Đánh giá kết quả nghiên cứu

Các phương pháp tiếp cận đánh giá kết quả

Chương 5: Đánh giá hiệu quả của nghiên cứu khoa học

Khái niệm hiệu quả và đánh giá hiệu quả

Đánh giá hiệu quả

Các hướng tiếp cận đánh giá hiệu quả

Chỉ báo đánh giá hiệu quả

Chương 6: Đánh giá các yếu tố đầu vào của hoạt động khoa học

Mục đích của đánh giá đầu vào

Các yếu tố đầu vào của nghiên cứu khoa học

Chỉ tiêu đánh giá đầu vào

Chương 7: Đánh giá các yếu tố đầu ra của hoạt động khoa học

Khái niệm "đầu ra" của nghiên cứu khoa học

Mục đích đánh giá đầu ra

Các yếu tố đầu ra của nghiên cứu khoa học

Chỉ tiêu đánh giá đầu ra

Phương pháp đánh giá đầu ra

Tổ chức đánh giá đầu ra

Chương 8: Đánh giá tác động của môi trường tới hoạt động khoa học

Mục đích của đánh giá tác động môi trường

Môi trường nghiên cứu khoa học

Đánh giá tác động của môi trường

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Mời bạn đón đọc.

Đánh giá bìa nghiên cứu khoa học
Đánh giá bìa nghiên cứu khoa học
Đánh giá bìa nghiên cứu khoa học

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2019

Chào mừng các bạn học sinh Trung học Phổ thông đăng ký trở thành sinh viên khoa Sinh học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

ĐỌC CHI TIẾT

Mời các bạn đọc các Bài báo khoa học mới công bố

ĐỌC CHI TIẾT

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY SINH HỌC BẰNG TIẾNG ANH

Chào mừng các bạn học sinh Trung học phổ thông đăng ký vào học Chương trình đào tạo giáo viên dạy Sinh học bằng Tiếng Anh

ĐỌC CHI TIẾT

QUI ĐỊNH VỀ THỂ THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên được trình bày như sau:

  1. Báo cáo tổng kết đề tài là cơ sở để hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Báo cáo tổng kết phải phản ánh đầy đủ nội dung, kết quả thực hiện đề tài và phải được đóng thành quyển.
  2. Hình thức của báo cáo tổng kết đề tài

2.1. Khổ giấy A4 (210 x 297 mm);

2.2. Số trang tối đa là 80 trang (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục); phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 13; paragraph 1,3 – 1,5 line; lề trái 3 cm; lề trên, lề dưới, lề phải 2 cm.

2.3. Số thứ tự của trang ở chính giữa trang, phía trên.

2.4. Tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có): tối đa là 40 trang; Tên các tác giả nước ngoài nêu trong báo cáo tổng kết phải viết theo đúng ngôn ngữ trong tài liệu nguyên bản được trích dẫn.

  1. Cấu trúc báo cáo tổng kết

Báo cáo tổng kết được trình bày theo trình tự sau:

3.1. Bìa báo cáo

Trang bìa chính (mẫu 1) IMG_20170323_0001

Trang bìa phụ (mẫu 2) IMG_20170323_0002

3.2. Mục lục

3.3. Danh mục bảng biểu

3.4. Danh mục những từ viết tắt (xếp theo thứ tự bảng chữ cái);

3.5. Mở đầu: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài; lý do lựa chọn đề tài; mục tiêu đề tài; cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.6. Kết quả nghiên cứu: trình bày thành các chương 1, 2, 3, …

3.7. Kết luận và kiến nghị

  1. Phần kết luận: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện. Đánh giá những đóng góp mới của đề tài và khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu.
  2. Phần kiến nghị: Các đề xuất được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Đề xuất về các nghiên cứu tiếp theo; các biện pháp cần thiết để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống và sản xuất; các kiến nghị về cơ chế, chính sách.

3.8. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo là danh mục sách, báo, tài liệu các loại được sử dụng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu. Cần sắp xếp các nguồn tài liệu và các sách xuất bản đã tham khảo để tiến hành đề tài, thông thường được trình bày theo thứ tự: họ và tên tác giả, nhan đề, các yếu tố về xuất bản. Các văn bản được xếp theo trình tự: văn bản pháp qui; sách, báo, tạp chí; bài viết của các tác giả…; trong mỗi loại được xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

Ví dụ về trình bày tài liệu tham khảo:

  1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98(1), tr. 10-16.
  2. Nguyễn Văn Bảo (2007), “Giáo dục đại học – Những vấn đề bức xúc và những giải pháp thực hiện khi nước ta là thành viên WTO”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 122 (1), tr. 52-54.
  3. Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 – 1996) phát triển lúa lai, Hà Nội.
  4. Chu Hoàng Mậu (2008), Phương pháp phân tích di truyền hiện đại trong chọn giống cây trồng, Nxb Đại học Thái Nguyên, tr. 92-98.
  5. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 10, 15-20.
  6. Trần Anh Tuấn, Phí Thị Hiếu (2016), Nhu cầu kỹ năng sống thiết yếu của học sinh trung học phổ thông theo các nhóm đối tượng đặc thù, Nxb Khoa học xã hội.
  7. Thủy Phương (2008), Tranh chấp Biển Đông: Cần hợp tác và đúng luật quốc tế, http://www.vnn.vn, ngày 09/12/2008.
  8. Anderson J. E.  (1985),  The  Relative  Inefficiency  of  Quota,  The  Cheese    Case, American Econmic Review, 75(1), pp. 178-90.
  9. Borkakati R. P., Virmani S. S. (1997), “Genetics of thermosensiteve genic male sterility in Rice”, Euphytica 88, pp. 1-7.

3.9. Phụ lục (nếu có) bao gồm các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, bảng liệt kê các tư liệu, phiếu điều tra…để minh họa cho báo cáo tổng kết đề tài.