Đánh giá báo cáo sơ kết học kỳ 1

UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH

Đánh giá báo cáo sơ kết học kỳ 1
TRƯỜNG THCS ĐẠI PHÚC

Số: 16 /BC-THCSĐP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đánh giá báo cáo sơ kết học kỳ 1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đại Phúc, ngày  12 tháng 01 năm 2022

BÁO CÁO

Sơ kết học kỳ 1 năm học 2021-2022

          Thực hiện công văn số 784/PGDĐT-THCS ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2021-2022;

          Căn cứ công văn số 534/PGDĐT-THCS ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2021-2022;

          Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT; Sở GDĐT; Phòng GDĐT;

          Căn cứ vào kết quả triển khai các nhiệm vụ cụ thể, trường THCS Đại Phúc xin báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2021-2022.

Phần 1: Khái quát chung

          1. Đặc điểm tình hình

          Trường THCS Đại Phúc nằm trên địa bàn phường Đại Phúc. Tình hình chính trị, an ninh trong phường luôn ổn định. Lãnh đạo và nhân dân địa phương  luôn quan tâm đến phong trào giáo dục, 3 năm liền đạt Phường có phong trào giáo dục toàn diện.

+ Tổng số cán bộ, giáo viên: 45; trong đó: BGH: 02; giáo viên trong biên chế: 39; nhân viên hành chính: 03; giáo viên hợp đồng: 03.

+ Trình độ chuẩn: 43/45 = 95,6% (02 giáo viên đã đăng ký học Đại học).

+ Chi bộ có 28 đảng viên (trong đó có 26 đảng viên chính thức và 02 đảng viên dự bị).

+ Công đoàn cơ sở của trư­ờng hoạt động mạnh, hiệu quả và liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc.

+ Chi đoàn, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh luôn tổ chức các hình thức hoạt động phong phú, thu hút nhiều đội viên tham gia, tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh và luôn đạt nhiều thành tích xuất sắc. Nhiều năm liền được nhận cờ của TW Đoàn và tỉnh đoàn về công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong nhà trường. Đơn vị luôn được đánh giá tốp đầu về công tác Đội và phong tròa thanh thiếu nhi.

* Về cơ sở vật chất:

+ Số phòng: 25 (trong đó có 21 phòng học và các phòng học bộ môn) trên

các phòng học đều được trang bị bảng thông minh và ti vi (hiện tại có 3 phòng học học ghép với phòng học bộ môn).

+ Phòng học bộ môn: 06 (2 phòng Tiếng Anh, 01 phòng Hóa, 01 phòng Sinh, 01 phòng Lý, 01 phòng Tin)

          2. Thuận lợi

          - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Ninh;

          - Cơ sở vật chất của nhà trường được các cấp đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay; Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm và tạo điều kiện trong các hoạt động giáo dục của nhà trường;

          - Đội ngũ giáo viên luôn có nhiều cố gắng trong công tác chuyên môn và giáo dục học sinh;

          - Phụ huynh đa số đồng tình và phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục học sinh;

          - Đa số học sinh ngoan, chấp hành tốt nội quy của nhà trường, có ý thức học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động của nhà trường.

          3. Khó khăn

          - Nhà trường còn thiếu 03 phòng học (học ghép với 3 phòng học bộ môn);

          - Một số giáo viên trẻ, giáo viên hợp đồng chưa nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như giáo dục đạo đức, xử lý tình huống sư phạm;

          - Một bộ phận nhỏ phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường;

          - Một số học sinh chưa chăm học (đặc biệt trong một số giờ học trực tuyến) nên kết quả học tập chưa cao;

          - Do tình hình dịch Covid-19 kéo dài, ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường.

          Phần 2: Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 năm học 2021-2022

          I. Bảo đảm an toàn trường học, hoàn thành chương trình học kỳ 1

          1. Công tác xây dựng phương án thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong trường học

          Thực hiện theo hướng dẫn và chỉ đạo của Phòng GDĐT trường THCS Đại Phúc đã xây dựng kế hoạch số 115/KH-THCSĐP ngầy 01 tháng 9 năm 2021 về tổ chức dạy học trực tuyến và kế hoạch số 138/KH-THCSĐP ngày 18 tháng 9 năm 2021 của nhà trường về phòng chống dịch Covid-19 và các phương án xử trí khi có trường hợp mắc Covid-19. Kế hoạch giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong trường học. Kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện các nội dung, làm cơ sở để chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện các nội dung còn lại phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19. Có phương án sẵn sàng tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến, hình thức trực tiếp hoặc đồng thời cả hai hình thức trên. Tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp.

2. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường ứng phó với dịch Covid-19

a) Quá trình xây dựng và kết quả triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.

Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cả năm 35 tuần (học kì I: 18 tuần, học kì II: 17 tuần), kiểm tra đánh giá giữa học kì 1 vào tuần 9, kiểm tra đánh giá cuối học kì I vào tuần 16 và 18. Kế hoạch giáo dục của nhà trường bám sát hướng dẫn tại Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022, Công văn số 964/SGDĐT-GDTrH&GDTX ngày 28/6/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo; công văn 343/PGDĐT-THCS ngày 29/6/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện điều chỉnh Kế hoạch theo Công văn 4040/BGDDT-GDTrH ngày 21/9/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo ứng phó với dịch Covid-19.

Đối với lớp 6 thực hiện theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018: Trong quá trình thực hiện, nhà trường đã triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo; xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với học sinh và đáp ứng đổi mới giáo dục. Phân công đội ngũ giáo viên trẻ, tâm huyết và thường xuyên tự học, trao đổi chuyên môn, đổi mới hình thức dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhà trường xây dựng đầy đủ các kế hoạch giáo dục theo quy định. Giáo viên đã xây dựng kế hoạch dạy học, rà soát nội dung, kiến thức theo kế hoạch dạy học để điều chỉnh, cập nhật và bổ sung những thông tin mới phù hợp với các nội dung dạy học trong sách giáo khoa, đảm bảo không cắt xén chương trình. Nghiên cứu và đăng ký các tiết dạy về đổi mới phương pháp và tích hợp các nội dung về môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông…dạy liên môn các môn học trong chương trình giáo dục THCS.

Thực hiện nghiêm túc đủ, đúng Chư­ơng trình. Xây dựng Kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học. BGH duyệt Kế hoạch dạy học của từng giáo viên.

Chương trình giảng dạy tự chọn: Khối 7 học môn tự chọn Tin học; Khối 9 học chủ đề tự chọn Toán và  Ngữ văn; Khối 8 học chủ đề tự chọn Ngữ văn.

b) Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 14/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

Nhà trường đã tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục hoạt động trải nghiệm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với cấp học. Hướng dẫn học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

 Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Ban chấp hành Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020” và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Tổ chức thực hiện có nền nếp hoạt động chào cờ, hát Quốc ca; lao động, vệ sinh trường, lớp. Thành lập Ban tư vấn học đường, trợ giúp, tư vấn cho học sinh giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học giáo dục công dân, các môn học chính khóa và các hoạt động giáo dục. Đào tạo giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nhà giáo. Phát huy vai trò, trách nhiệm, nêu gương của giáo viên. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Thực hiện chỉ đạo xử lý kịp thời, nhắc nhở giáo viên, học sinh không vi phạm đạo đức, lối sống.

c) Đưa nội dung pháp luật phòng chống tham nhũng theo hướng dẫn tại Công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 21/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành kế hoạch triển khai, thi hành Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Nhà trường quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng được triển khai bằng nhiều hình thức: Thông qua sinh hoạt chi bộ, phổ biến trong cuộc họp hội đồng, sinh hoạt đoàn thể. Đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục trong nhà trường. Thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng trong giáo dục theo Thông tư 36/2017/TT-BGDDT ngày 28/12/2017 và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Thực hiện 3 công khai, nội dung công khai được treo ở phòng Hội đồng, bảng tin và cập nhật nội dung thường xuyên, tạo sự đồng thuận trong nhà trường. Thực hiện đúng kịp thời các chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của nhà trường.

d) Triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học. Nhà trường được Sở GDĐT xây dựng bể bơi nhằm đáp ứng nhu cầu dạy bơi trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường đầu tư sân bóng rổ và trang bị thêm một số trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất trong nhà trường.

Nhà trường đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho học sinh; gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho học sinh, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu thể thao cho học sinh.

          Phát triển các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao trong trường học, chú trọng phát triển đa dạng các môn thể thao: Cờ vua, đá cầu, cầu lông, bóng rổ… Khuyến khích học sinh học bơi.

Nâng cao chất lượng giờ thể dục chính khóa, các câu lạc bộ thể thao. Khi dịch bệnh được đẩy lùi, hướng dẫn học sinh duy trì tốt múa hát tập thể, thể dục giữa giờ, võ cổ truyền. Tập một bài múa dân vũ mới. Tham gia đầy đủ các cuộc thi TDTT và các môn dự thi đều đạt giải. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025.

          Tuy nhiên trong học kỳ 1 năm học 2021-2022 do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 một số hoạt động thể dục thể thao của học sinh đã được xây dựng theo kế hoạch năm học đã tạm dừng. Trong học kỳ 2 khi dịch bệnh được đẩy lùi nhà trường sẽ tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

 3. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học

a) Việc xây dựng kế hoạch dạy học các bài học (giáo án, kế hoạch bài dạy) bảo đảm các yêu cầu.

Thực hiện công văn số 4040/BGDĐT ngày 16/9/2021 của Bộ GDĐT hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp tình hình phòng, chống dịch Covid-19 và phù hợp đối tượng học sinh đại trà của nhà trường; Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt, triển khai thực hiện.

Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo đội ngũ giáo viên các tổ, nhóm chuyên môn rà soát kế hoạch dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp điều kiện nhà trường và đối tượng học sinh.

Giáo án, kế hoạch bài dạy các đồng chí giáo viên thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch dạy học đã phê duyệt; Giáo án, kế hoạch bài dạy soạn chi tiết, thể hiện đổi mới phương pháp dạy học,phát huy năng lực học sinh;  nội dung bài giảng, bài luyện tập phù hợp đối tượng học sinh của từng lớp giảng dạy theo phân công chuyên môn.

b) Tổ chức các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao.

Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học các tiết Nghệ thuật, GDTC (lớp 6); Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục (lớp 7,8,9).

Các câu lạc bộ Văn nghệ, thể dục thể thao, Mĩ thuật hoạt động trong phạm vi các giờ học (trên lớp, trải nghiệm tại lớp, trường), học sinh được tham gia hoạt động phù hợp tình hình phòng, chống dịch Covid-19.

Hoạt động Đội nghi lễ của nhà trường hoạt động phù hợp tình hình phòng, chống dịch Covid-19; Quay video gửi dự thi “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc tháng 11/2021.

c) Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục.

Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động Công nghệ thông tin năm học 2021-2022 triển khai tới toàn thể đội ngũ CBGV nhà trường;

Cập nhật phần mềm cơ sở dữ liệu Quốc gia: Quản lý nhân sự (CBGV, học sinh: Hồ sơ, quá trình công tác, theo dõi kết quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh); Cập nhật phần mềm xếp thời khóa biểu; Cập nhật phần mềm eNetViet thông tin liên lạc, trao đổi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; Cập nhật phầm mềm K12Online, sử dụng hiệu quả trong công tác tham gia tập huấn, bồi dưỡng chương trình GDPT 2018; tập huấn SGK lớp 6, triển khai thực hiện năm học 2021-2022.

Sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến hiệu quả, đáp ứng linh hoạt tình hình phòng, chống dịch Covid-19 khi có PHHS, HS thuộc diện F0, F1: Các phần mềm các đồng chí giáo viên sử dụng hiệu quả trong dạy học trực tuyến: Zoom.us; Google meet; OLM.

d) Kế hoạch ôn tập đáp ứng kỳ thi.

Thực hiện công văn số 4040/BGDĐT ngày 16/9/2021 của Bộ GDĐT xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp tình hình phòng, chống dịch Covid-19: Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn xây dựng các tiết ôn tập trong chương trình (trước các tiết chuẩn bị các kỳ kiểm tra định kỳ); Cuối học kỳ I, xây dựng TKB linh hoạt, tổ chức ôn tập các môn Sở GDĐT Bắc Ninh ra đề kiểm tra, chọn lọc kiến thức ôn tập kiến thức trọng tâm, dạng bài tập từng môn học, hướng dẫn học sinh làm đề cương ôn tập và tham gia kiểm tra nghiêm túc và hiệu quả. 

Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch dạy ôn tập cho học sinh lớp 9 từ tháng 9/2021, trình xin phê duyệt của UBND phường Đại Phúc và Phòng GDĐT thành phố; triển khai dạy ôn tập cho học sinh lớp 9 các môn thi vào THPT: Văn, Toán, Tiếng Anh; Kế hoạch dạy ôn tập thực hiện linh hoạt phù hợp tình hình phòng, chống dịch Covid-19: Tổng số tiết dạy ôn tập lớp 9 Học kỳ I: 38 tiết/môn, tổng 114 tiết.

4. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

a) Thực hiện đánh giá học sinh THCS (Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT đối với lớp 7 đến lớp 9. Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 19/8/2021 đối với lớp 6). Đánh giá chất lượng kết quả 2 mặt giáo dục học kỳ I.

Ban giám hiệu nhà trưởng tổ chức Sinh hoạt chuyên môn học tập các văn bản về đánh giá, xếp loại học sinh (tháng 9/2021 và cuối học kỳ I, tháng 12/2021), các đồng chí giáo viên nghiên, cứu, học tập và thực hiện theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và đánh giá kết học của học sinh:

+ Khối 6: Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 19/8/2021;

+Khối 7, 8, 9: Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT);

b) Công tác chuẩn bị thí điểm đánh giá đầu ra năng lực tiếng Anh đối với học sinh cuối cấp (nếu có): không

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá; công tác chuẩn bị các điều kiện để từng bước triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá trực tuyến, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Tham gia tích cực các buổi tập huấn sử dụng hiệu quả công nghệ thông trong công tác soạn bài, giảng dạy trực tuyến và giao bài cho học sinh do Sở GDĐT Bắc Ninh, Phòng GDĐT thành phố Bắc Ninh tổ chức.

Sử dụng tạo các mã đề trắc nghiệm các môn Toán, Tiếng Anh sử dụng đề kiểm tra khảo sát học sinh khối 9; Sử dụng giảng dạy, kiểm tra trực tuyến học sinh trên phần mềm OLM, K12 Oline miễn phí. Tiếp tục xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nhà cung cấp mạng, phần mềm uy tín; Hợp đồng sử dụng phần mềm có lệ phí để được sử dụng hiệu quả thiết thực từng bước ứng dụng, kiểm tra, đánh giá trực tuyến đáp ứng yêu cầu phát huy hiệu quả công nghệ số trong công tác giảng dạy, theo dõi và đánh giá học sinh.

d) Thực hiện và kết quả các cuộc thi và kiểm tra.

Các đồng chí giáo viên tích cực giảng dạy theo Kế hoạch, tham gia hội giảng, dự thi Giáo viên dạy giởi cấp trường, cấp thành phố: Giáo viên dạy giỏi  cấp trường đạt 34 đồng chí; Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố đạt 5 đồng chí.

Triển khai, tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ: Giữa học kỳ I, Học kỳ I năm học 2021-2022 theo kế hoạch chỉ đạo của Sở GDĐT Bắc Ninh, Phòng GDĐT thành phố Bắc Ninh: Tham gia coi chéo (1 phòng kiểm tra) các môn Văn, Toán, Tiếng Anh 9; Tổ chức coi, chấm kiểm tra nghiêm túc, đúng quy chế. Học sinh tham gia kiểm tra đầy đủ, đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19; Học sinh diện F1 (Khối 9: 5; Khối 8: 2; Khối 7: 6, tổng số 13 học sinh), nhà trường ra đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra trực tuyến (mở phòng học Zoom, phân công giáo viên coi kiểm tra theo lịch).

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi cấp thành phố; đăng ký chỉ tiêu dự thi các môn theo chỉ đạo của Phòng GDĐT thành phố, phù hợp điều kiện chất lượng học sinh các đội tuyển nhà trường.

* Xếp loại hạnh kiểm

Chỉ tiêu xếp loại hạnh kiểm học đối với khối 7,8,9

Sĩ số khối

7, 8, 9

Tốt

Khá

T. Bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

663

527

79,5%

132

19,9%

4

0,6%

14

2,2%

Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Sĩ số

Tốt

Khá

TB

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

Khối 7

212

175

82,5%

36

17%

1

0,5%

0

Khối 8

238

186

78,2%

49

20,6%

3

1,4%

0

Khối 9

213

166

77,9%

47

22,2%

0

0

0

Tổng Khối 7+8+9

663

527

79,5%

132

19,9%

4

0,6%

0

Xếp loại

So với chỉ tiêu năm học 2021-2022

KH năm học

2021-2022 (%)

HK1 năm học

2021-2022 (%)

+Tăng - giảm (%)

Tốt

75,3%

79,5%

+4,2%

Khá

23,8%

19,9%

-3,9%

TB

0,8%

0,6%

-0,2%

Yếu

0

0

Chỉ tiêu xếp loại học lực đối với khối 7,8,9

Sĩ số khối

7, 8, 9

Giỏi

Khá

T. Bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

663

132

19,9%

339

51,1%

178

26,8%

14

2,2%

* Kết quả xếp loại học lực

Sĩ số

Giỏi

Khá

TB

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

Khối 7

212

60

28,3%

105

49,5%

46

21,7%

1

0,5%

Khối 8

238

36

15,1%

137

57,6%

56

23,5%

9

3,8%

Khối 9

213

36

16,9%

97

45,5%

76

35,7%

4

1,9%

Tổng

663

132

19,9%

339

51,1%

178

26,8%

14

2,2%

Xếp loại

So với chỉ tiêu năm học 2021-2022

KH năm học

2021-2022 (%)

HK1 năm học

2021-2022 (%)

+Tăng - giảm (%)

Giỏi

20,9%

19,9%

-1%

Khá

44,5%

51,1%

+6,6%

TB

32,7%

26,8%

-5,9%

Yếu

1,9%

2,2%

+0,3%

5. Công tác dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình

a) Dạy học trực tuyến

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, học liệu dạy học trực tuyến: Nhà trường đã triển khai nâng cấp đường truyền Internet; Bảo dưỡng kịp thời các thiết bị phục vụ công tác giảng dạy trực tuyến; Phát huy hiệu quả sử dụng bảng tương tác, phòng học thông minh trong công tác giảng dạy.

- Công tác quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến: Mỗi lớp cài đặt một phòng học zoom có tên đăng nhập, ID; Tạo tài khoản, tên đăng nhập cho các lớp sử dụng Google Meet, OLM giảng dạy trực tuyến; Ban giám hiệu nhà trường quản lý ID, MK các phòng học; đường link đối với các lớp dạy trên Google Meet và OLM; Kiểm tra, dự giờ kiểm tra thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên, ý thức tham gia học tập trực tuyến của học sinh.

- Số lượng, chất lượng dạy học và kiểm tra trực tuyến: Số tiết dạy trực tuyến Học kỳ I, năm học 2021-2022:

Thực hiện dạy trực tuyến theo kế hoạch của Sở GDĐT Bắc Ninh, từ 6/9/2021 đến 15/9/2021 (khối 6+9) đến 24/9/2021 (khối 7+8); thực hiện dạy trực tuyến đảm bảo sức khỏe sau tiêm phòng Covid-19 cho CBGV và học sinh.

Giảng dạy linh hoạt ôn tập cho học sinh khối 9; giảng dạy ứng phó tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 (lớp học sinh có học sinh, phụ huynh F0, thực hiện giãn cách theo quy định của Bộ Y tế).

Tổng số tiết dạy trực tuyến Học kỳ I là: 2055 tiết

b) Dạy học trên truyền hình

Tổ chức cho học sinh tham gia học trên truyền hình Bắc Ninh (khối 9);

Khuyến khích học sinh các khối lớp tham gia học tập trên các kênh truyền hình Hà Nội, VTV; 

Các đồng chí giáo viên giảng dạy, tổ nhóm chuyên môn đóng góp ý kiến, quay video phát bài giảng trên Youtube giúp học sinh xem bài giảng đã học, tự học và vận dụng luyện tập làm bài;

Các đồng chí giáo viên tham gia thiết kế bài giảng Elerning; quay video: 3 sản phẩm gửi dự thi “Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm 2021”.

6. Triển khai giáo dục STEM, hoạt động nghiên cứu khoa học trong học sinh

Nhà trường xây dựng kế hoạch giảng dạy giáo dục STEM, kế hoạch tổ chức hoạt động Câu lạc bộ STEM;

Các tiết dạy, chuyên đề giáo dục STEM triển khai giảng dạy theo kế hoạch đã xây dựng và phê duyệt: Học kỳ I năm học 2021-2022, giảng dạy 6 chuyên đề giáo dục STEM; phát động thi đua làm sản phẩm STEM các khối lớp, trưng bày các sản phẩm STEM, tổng số sản phẩm có chất lượng, đánh giá thi đua giữa các lớp: 54 sản phẩm;

Các đồng chí giáo viên phát động thi đua, đề xuất các ý tưởng dự thi Khoa học kỹ thuật trong năm học 2021-2022; Các em học sinh có ý tưởng, tìm hiểu kiến thức; các thầy cô, PHHS hỗ trợ hoàn thành 2 sản phẩm chuẩn bị dự thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố 2 dự án: “Điều chế muối Nabica sử dụng bảo quản nông sản” , lĩnh vực Hóa học và “Mô hình trống rau thủy canh thông minh, sử dụng năng lượng mặt trời”, lĩnh vực Vật lý năng lượng.

7. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng

Thực hiện hướng dẫn của Phòng GDĐT TP Bắc Ninh về việc triển khai công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông năm học 2021-2022 nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Phòng GDĐT.

Tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh theo kế hoạch của Phòng GDĐT TP Bắc Ninh và kế hoạch chuyên môn nhà trường: Khảo sát học sinh lớp 9 định kỳ 1 lần/tháng các môn thi vào THPT: Văn, Toán, Tiếng Anh.

     Tổ chức họp PHHS định kỳ thông báo kết quả học tập và khảo sát của học sinh và định hướng học sinh thi vào trường THPT phù hợp năng lực.

Tăng cường ôn tập và phân loại học, kiểm tra sát sao và thông tin kịp thời về gia đình để phối hợp việc định hướng học sinh thi vào trường THPT phù hợp năng lực.

Phối hợp với các đơn vị, trường Cao đẳng nghề, TTGDTX Bắc Ninh trong tư vân, hướng nghiệp chọn trường THPT dự thi, chọn trường, chọn nghề phù hợp năng lực học sinh và định hướng nghề nghiệp hiệu quả, việc làm thu nhập cao sau khi tốt nghiệp các trường Cao đẳng nghề.

II. Phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; nâng cao chất lượng PCGD THCS

2.1. Quy mô phát triển nhà trường về số lớp, số học sinh, giáo viên

2.1.1. Học sinh

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

Khối

Số lớp

Số học sinh

Khối

Số lớp

Số học sịnh

6

5

222

6

6

270

7

5

212

7

5

222

8

6

238

8

5

213

9

5

213

9

6

237

Tổng

21

885

Tổng

22

942

Hiện nay bình quân 42,1 học sinh/lớp.

Trong học kỳ 1 năm học 2021-2022 không có học sinh bỏ học.

2.2.2. Giáo viên

+ Tổng số cán bộ, giáo viên: 45; trong đó: BGH: 02; giáo viên trong biên chế: 39; nhân viên hành chính: 03; giáo viên hợp đồng: 03 (môn Ngữ văn: 01, Toán: 01, Thể dục: 01).

+ Trình độ chuẩn: 43/45 = 95,6% (02 giáo viên đã đăng ký học Đại học).

Tính đến ngày 31/12/2021 toàn trường còn 02 giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật giáo dục 2019. Nhà trường đã cử 02 giáo viên đăng ký học Đại học, dự kiến số giáo viên đạt chuẩn đạt 100% vào năm 2023.

Hiện nay nhà trường thiếu 3 giáo viên trong biên chế (môn Ngữ văn: 01, Toán: 01, Thể dục: 01

2.2. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình giáo dục.

Tổng số phòng: 25 (trong đó có 21 phòng học và các phòng học bộ môn) trên các phòng học đều được trang bị bảng thông minh và ti vi (hiện tại có 3 phòng học học ghép với phòng học bộ môn).

Phòng học bộ môn: 06 (2 phòng Tiếng Anh, 01 phòng Hóa, 01 phòng Sinh, 01 phòng Lý, 01 phòng Tin).

Trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (hiện tại chưa có thiết bị dạy học khối 6 theo chương trình GDPT 2018).

Hiện tại nhà trường còn thiếu 03 phòng học và 01 phòng học môn Tin, 01 phòng đa năng, 01 phòng âm nhạc, 01 môn Mĩ thuật.

2.3. Đánh giá tình hình sử dụng thiết bị dạy học, tình hình hoạt động của phòng học bộ môn trong dạy học và giáo dục

Lập Kế hoạch sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Sắp xếp đồ dùng dạy học, phòng bộ môn khoa học, hợp lý. Đầu năm bàn giao cơ sở vật chất tới từng lớp, từng giáo viên. Có sổ theo dõi dạy ở các phòng bộ môn, sổ mượn thiết bị dạy học. Tăng cường tập huấn, chuyên đề sử dụng để giáo viên có kỹ năng sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học. Củng cố, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã có. Tiếp tục bổ sung những đồ dùng dạy học để đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả.

Giáo viên sử dụng trang thiết bị dạy học cơ bản đầy đủ trong các tiết học. Các giờ thực hành giáo viên dạy đủ trong phòng học bộ môn.

Tuy nhiên phòng học môn Tiếng Anh giáo viên chủ yếu dạy trên máy tính, sử dụng chưa nhiều phòng học (do một thiết bị hỏng không có dụng cụ thay thế).

2.4. Đánh giá công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Làm tốt công tác điều tra, hoàn thành các loại hồ sơ phổ cập. Phường Đại Phúc được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS mức 3, chuẩn xóa mù chữ mức 2. Trong thời gian tới tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường trên đại bàn phường, nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm cộng đồng để duy trì kết quả phổ cập vững chắc.

III. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục

3.1. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

a) Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

- Công tác quản lý, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn: Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; chuẩn Hiệu trưởng. Rà soát, thống kê số lượng, cơ cấu giáo viên theo chuẩn đào tạo quy định tại Luật Giáo dục 2019 có kế hoạch triển khai thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ. Tiếp tục tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng các Modun trong chương trình bồi dưỡng chương trình GDPT 2018.

- Hiện tại đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng chương trình GDPT, tuy nhiên môn KHTN, môn Lịch sử và Địa lý chưa có giáo viên có trình độ chuyên môn đáp ứng bộ môn, nhà trường phân công giáo viên dạy từng phân môn.

- Xây dựng kế hoạch nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên THCS theo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020: Hiện tại nhà trường có 01 đồng chí phó hiệu trưởng đang theo học Cao học (chuyên ngành Quản lý giáo dục); 02 giáo viên đã đăng ký theo học Đại học (môn Tiếng Anh và môn Âm nhạc).

b) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực giáo viên, CBQL

- Công tác bồi dưỡng giáo viên, CBQL cốt cán, giáo viên đối với các mô đun Thực hiện dạy sách giáo khoa lớp 6 bộ sách “Kết nối tri thức”. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, các chuyên đề cho giáo viên về sách giáo khoa mới, bảo đảm tập huấn cho 100% giáo viên dạy học lớp 6 theo chương trình GDPT 2018.

Tổ chức tốt việc tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán và đại trà các mô đun về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên đại trà theo phương thức bồi dưỡng qua mạng, thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và thành phố.

Tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các chuyên đề về tổ chức dạy học theo chương trình GDPT 2018; đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học và điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế nhà trường. Đối với các lớp thực hiện theo Chương trình GDPT 2006, khi xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục, đã lưu ý tăng cường các nội dung bổ trợ theo Chương trình GDPT 2018.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, dạy học trực tuyến: Nhà trường quán triệt đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do về công nghệ thông tin do các cấp tổ chức. Khuyến khích và động viên giáo viên tìm hiểu các phần mềm để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến và phần mềm hỗ trợ dạy học.

- Triển khai bồi dưỡng giáo viên theo Quyết định số 2454 và 2455/QĐ-BGDĐT

Công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được thực hiện thường xuyên. Thông qua việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi các cấp. Thực hiện tốt việc dạy chuyên đề cấp trường và cấp thành phố. Tổ chức tốt việc học bồi dưỡng thường xuyên, kết hợp với việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học để đạt chuẩn và trên chuẩn.

 Bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên giỏi và đội ngũ cốt cán chuyên môn ở tất cả các môn học, tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên dạy giỏi đều ở các bộ môn. Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên trên cả 3 mặt: Tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm tất cả vì học sinh. Không có giáo viên vi phạm kỷ luật, kỷ cương nơi công sở, trường học. Xây dựng tác phong thanh lịch, đúng mực trong giao tiếp, ứng xử. Thực hiện nghiêm túc quy định về giao tiếp, trang phục nơi công sở.

Tăng cường nâng cao nghiệp vụ, phong cách giao tiếp của nhân viên hành chính, coi đây là khâu quan trọng để thực hiện tốt cải cách hành chính.

3.2. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, học liệu

Trong năm học nhà trường đã xin cấp bổ sung cơ sở vật chất và một số trang thiết bị dạy học: Xin bổ sung 7 máy tính xách tay, 01 bộ loa trong nhà, 100 bộ bàn ghế, ngoài ra nhà trường mua sắm thêm một số thiết bị để đáp ứng yêu cầu các môn học.

IV. Triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới

4.1. Trang bị sách giáo khoa lớp 6

Nhà trường trang bị đầy đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy lớp 6.

Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng để tham gia học tập. Không có học sinh không có sách giáo khoa trong năm học.

4.2. Phân công đội ngũ giáo viên, nhân viên

Nhà trường chú trọng phân công đội ngũ giáo viên dạy khối 6. Lựa chọn đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, đúng chuyên môn để giảng dạy, cụ thể như sau

STT

Môn

Số giáo viên dạy

Thừa/thiếu

1

Toán

02

Đủ

2

KHTN

03

Đủ

3

Ngữ văn

03

Đủ

4

Lịch sử và Địa lý

02

Đủ

5

Tiếng Anh

02

 Đủ

6

Giáo dục thể chất

01

Đủ

7

Nghệ thuật

02

Đủ

8

Tin học

01

Đủ

9

Hoạt động trải nghiệm

05

 Đủ

10

Công nghệ

01

Đủ

V. Thực hiện đổi mới công tác quản lí giáo dục

1. Xây dựng kế hoạch giáo dục và công tác báo cáo theo quy định

Dựa trên các văn bản hướng dẫn về xây dựng kế hoạch giáo dục, nhà trường đã họp toàn thể cán bộ giáo viên và xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường: Kế hoạch đảm bảo đúng hướng dẫn, phù hợp với tình hình địa phương và nhà trường, kế hoạch xây dựng đảm bảo công khai, các bước thực hiện khoa học, cụ thể theo từng tuần, từng tháng.

Nhà trường thực hiện công tác báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo đúng số lượng, đúng thời gian.

Triển khai kế hoạch và các nội dung quản lý nhà trường đảm bảo đúng thời gian, không chồng chéo lịch.

2. Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn

Thực hiện nghiêm túc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên, thiết kế bài dạy theo tinh thần đổi mới. Giáo viên thực hiện tiến trình dạy học và dự giờ theo hướng nghiên cứu bài học, đánh giá theo 12 tiêu chí. Bồi dưỡng, học tập và sinh hoạt chuyên môn qua mạng, hoàn thành các Modun đúng thời hạn và đạt chất lượng cao. Tính đến thời điểm hiện tại đồng chí Hiệu trưởng đã hoàn thành modun 9, đồng chí phó hiệu trưởng đã hoàn thành modun 5 đối với cán bộ quản lý. Giáo viên môn Tiếng Anh đang học modun 4 (5 đồng chí), các môn còn lại đã hoàn thiện modun 5 (35/35 đồng chí).

          Tổ chức học tập và thực hiện tốt việc cải tiến phương pháp giảng dạy của từng bộ môn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Triển khai hiệu quả dạy môn học theo chủ đề tích hợp, liên môn, nghiên cứu bài học.

          Trong học kỳ 1 nhà trường đã thực hiện được 346 tiết dạy đổi mới phương pháp. Tổ chức 12 chuyên đề cấp trường, tập trung vào các nội dung đổi mới phương pháp, chuyên đề giáo dục STEM, giảng dạy chương trình SGK lớp 6 thực hiện chương trình GDPT 2018, nâng cao chất lượng giờ dạy, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin (đặc biệt nâng cao hiệu quả giờ dạy trực tuyến, nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá đối với học sinh).    

3. Tinh giản hồ sơ, sổ sách

Nhà trường triển khai và chỉ đạo giáo viên có đầy đủ hệ thống hồ sơ theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không tự quy định các loại hồ sơ khác.

4. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục

Thực hiện theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá, phân công các thành viên trong Hội đồng thu thập minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá đối với tiêu chuẩn được phân công phụ trách. Tháng 5/2022 Hội đồng tự đánh giá nhà trường sẽ hoàn thiện hồ sơ tự đánh và nộp về Phòng GDĐT theo quy định.

5. Công tác xã hội hóa giáo dục

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nhà trường đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương, phối hợp với hội CMHS để thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo về dịch Covid-19. Phối hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Phối hợp với phụ huynh học sinh tạo cảnh quan sư phạm nhà trường luôn sạch đẹp (làm mới bồn hoa, canh cảnh, trang trí lớp học…).

6. Công tác thông tin và truyền thông giáo dục

Hàng tháng nhà trường đã đăng bài viết, hình ảnh về các hoạt động của nhà trường, từ đó quảng bá hình ảnh của nhà trường tới phụ huynh và học sinh.

Tuyên truyền tới phụ huynh học sinh về chương trình giáo dục của nhà trường, đặc biệt chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với phụ  huynh khối 6, từ đó phụ huynh phối hợp tạo điều kiện tốt nhất để con em được tham gia học tập.   

VI. Đánh giá chung (Đánh giá khái quát những thành quả đạt được; những khó khăn, hạn chế; nguyên nhân. Các tồn tại, hạn chế chỉ rõ những vấn đề nào thuộc nhà trường, phòng GDĐT,  Sở GDĐT, Bộ GDĐT, chính quyền các cấp);

1. Ưu điểm

a) Kết quả nổi bật

Trường tiếp tục giữ vững và nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện so với những năm học trước.

Nhà trường thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Chỉ đạo sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học, dạy học theo hướng phát huy tính tự học, chủ động nắm bắt kiến thức cho học sinh. Triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực hiện hiệu quả chương trình bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Kết quả thi giáo viên dạy giỏi các cấp: 5 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; 34 giáo viên dạy giỏi cấp trường.

Chất lượng, tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến đối với khối 7, 8, 9 đạt kế hoạch; xếp loại xuất sắc, học sinh giỏi đối với khối 6 .

Tiếp tục tăng cường giáo dục học sinh “Lý tưởng cánh mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa”. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, học sinh ngoan, nền nếp. Học sinh thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo về phòng chống Covid-19, các nội quy, quy định của nhà trường.

Cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm, nhà trường thân thiện, an toàn. Thường xuyên ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý. Hoạt động ngoại khóa hiệu quả, từ đầu năm đã tổ chức nhiều hoạt động : “Ngày hội STEM”; thi tập san báo tường (song ngữ); tham gia thi “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc (gửi clip)…

 Cảnh quan nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp tạo, thân thiện, an toàn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ của công, yêu thiên nhiên, yêu lao động. Tổ chức tốt thi “Bồn hoa đẹp” “Đường hoa thanh niên đẹp”; “Trang trí lớp đẹp”.        

Thư viện trang trí đẹp, trang bị đầy đủ sách tài liệu máy vi tính nối mạng đáp ứng nhu cầu học tập của giáo viên và học sinh.  

            Công tác tham mư­u với cấp uỷ và chính quyền địa phư­ơng đã đư­ợc chú ý, Hiệu trưởng đã thường xuyên tham mư­u với địa phư­ơng trong việc xây dựng cơ sở vật chất, các điều kiện dạy và học. Các chủ tr­ương, kế hoạch của ngành đã được triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời thông qua kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của nhà trường, của tổ chuyên môn.

          Công tác chỉ đạo thi đua cũng như triển khai thực hiện kế hoạch năm học được thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao. Một số chỉ tiêu của năm học đạt hoặc vượt chỉ tiêu. Công tác xây dựng đội ngũ đ­ược chú ý thực hiện thường xuyên liên tục và được coi là một nhiệm vụ  trọng tâm. Việc bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên không chỉ chú ý nâng chuẩn về chuyên môn đào tạo mà còn được chú ý nâng chuẩn về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ. Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên đ­ược chú ý thực hiện th­ường xuyên liên tục và đ­ược coi là một nhiệm vụ trọng tâm.

Việc thực hiện dân chủ hoá và 3 công khai trong nhà trư­ờng đ­ược thực hiện nghiêm túc, công khai. Các ý kiến của giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh và nhân dân đều đ­ược tiếp thu, trả lời, giải quyết kịp thời, đúng quy định.

b) Nguyên nhân đạt được kết quả

  Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GDĐT của Đảng và chính quyền các cấp, của Hội cha mẹ học sinh.

  BGH làm việc khoa học, có nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ, động viên khích lệ, ghi nhận sự cống hiến của mỗi cán bộ giáo viên nhà trường.

 Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường luôn đoàn kết, tâm huyết với nghề, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được phân công.

          Phụ huynh học sinh đa số quan tâm và tạo điều kiện cho con em mình học tập.

          Học sinh có ý thức học tập và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

c) Bài học kinh nghiệm

Phát huy vai trò quản trị trường học của ban giám hiệu. Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Nâng cao chất lượng về trình độ chuyên môn và đạo đức nhà giáo.

          Xây dựng Kế hoạch giáo dục ngay từ đầu năm học và chỉ đạo thực hiện hoạt động ngoại khóa, đổi mới PPDH thường xuyên, hiệu quả. Cần làm tốt công tác tham mưu về cơ sở vật chất, tạo điều kiện đầy đủ về phương tiện dạy học, công nghệ thông tin...để tổ chức các hoạt động cho học sinh, áp dụng đổi mới PPDH, áp dụng được nhiều hình thức tổ chức dạy học.

Chỉ đạo Tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng Kế hoạch dạy học, chuyên đề dạy học phù hợp nội dung, vận dụng phương pháp Tích hợp liên môn, “Bàn tay nặn bột”, Nghiên cứu bài học... Hình thức giảng dạy phù hợp với học sinh từng lớp, sao cho phát huy năng lực cá nhân học sinh để thực hiện dạy học đúng đối tượng. Đa dạng hoá các hình thức dạy học 2 buổi/ngày nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.

Phát huy vai trò của GV cốt cán, nhóm trưởng, tổ trưởng chuyên môn. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phong phú với quan điểm GV cần bồi dưỡng cái gì, Tổ chuyên môn sẽ có nội dung sinh hoạt phù hợp. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá, ra đề theo ma trận, phối hợp các hình thức kiểm tra để phát huy năng lực của học sinh.

Triển khai thực hiện Quy chế làm việc, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua.Tăng cư­ờng kỷ cương, nề nếp trong kiểm tra, đánh giá thi cử, đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng. Đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật và thực thi pháp luật trong giáo viên, học sinh.  Tổ chức ngoại khoá về rèn kỹ năng sống cho học sinh. Triển khai có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý dạy và học.

Phối hợp các lực lượng giáo dục, nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm chủ nhiệm, tổng phụ trách đội. Lưu ý cách động viên, đánh giá, khích lệ học sinh, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện làm cho học sinh hứng thú học tập và không ngừng vươn lên. Bồi dưỡng cho Giáo viên có tấm lòng mến trẻ, có lương tâm nghề nghiệp, tập trung trí tuệ và công sức của mình trong quá trình dạy học, luôn làm việc dân chủ, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phấn đấu, phát huy năng lực của mình, đánh giá đúng mức sự cống hiến của mỗi giáo viên với thành tích và sự phát triển giáo dục của nhà trường. Khi đánh giá kết quả phải xem xét kỹ lưỡng, đánh giá một cách vô tư khách quan thì mới phát huy được năng lực sự nhiệt tình của mỗi giáo viên, thúc đẩy mỗi giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

          Cần tạo sự đoàn kết, thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau. Điều này rất quan trọng, vì nó là “cốt lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Ở đây, vai trò của BGH, của lãnh đạo tổ chức Đảng và các đoàn thể là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, trong quan hệ quản lý, phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng được quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong quan hệ tài chính, phải trong sáng, công khai, minh bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường. Về mặt tâm lý, phải thực sự tôn trọng lẫn nhau. Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thầy, cô với các em học sinh.

2. Tồn tại, hạn chế

a) Khó khăn, tồn tại chủ yếu

Một số em có hoàn cảnh khó khăn chưa vươn lên trong học tập. Còn hiện tượng học sinh vi phạm nội quy về: Giao thông đường bộ, chưa chăm học, ý thức tu dưỡng chưa cao.

         Còn có giáo viên quản lý giờ dạy chưa hiệu quả, chưa có biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh ý thức học tập, ý chí vươn lên trong học tập. Kỹ năng xử lý tình huống còn hạn chế.             

b) Nguyên nhân tồn tại, hướng khắc phục

* Nguyên nhân của những khuyết điểm tồn tại

Đội ngũ giáo viên biến động do thay đổi đơn vị công tác, một số giáo viên hợp đồng trường nên chưa thích nghi với môi trường công tác, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục học sinh.

 Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm hoặc chưa quan tâm giáo dục đúng cách tới việc học tập, giáo dục đạo đức của con em mình. Một số học sinh còn lười học, chưa có ý thức vươn lên, chưa có phương pháp học tập bộ môn.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

        * Giải pháp khắc phục

Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Tiếp tục phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh. Nâng cao hiệu quả của giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội.

 VII. Kiến nghị, đề xuất

  1. Với Phòng GDĐT

Tiếp tục tổ chức các chuyên đề để nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường.

2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh

3. Với UBND tỉnh Bắc Ninh

           Phần 3: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ HỌC KỲ II

         3.1.Nhiệm vụ trọng tâm

Thực hiện tốt chủ đề năm học: “Đảm bảo an toàn trường học và tiếp tục đổi mới, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục”. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị “Đảy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em học sinh.

Tiếp tục bồi dưỡng và tham gia thi học sinh giỏi các cấp đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

Nâng cao chất lượng học sinh thi vào trung học phổ thông, thực hiện tốt công tác phân luồng sau tốt nghiệp THCS. Chất lượng văn hoá đại trà ở khối 9 nâng cao hơn. Giảm sự phân hoá trình độ giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm học.

Nâng cao chất lượng thi học kỳ, khắc phục tình trạng học sinh xếp loại học lực học yếu, kém (đối với khối 7, 8, 9), học lực chưa đạt (đối với học sinh khối 6) và hạnh kiểm trung bình hoặc chưa đạt để hoàn thành kế hoạch đề ra.

Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giảm tỷ lệ học sinh vi phạm về đạo đức, phòng chống tệ nạn xã hội.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo về chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Tiếp tục học tập các modun theo hướng dẫn của Bộ GDĐT)

Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường trang trí lớp học

tạo cảnh quan sư phạm trường học. Sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn (Tiếng Anh; Tin học; Lý; Hóa; Sinh; Công nghệ).

          Tăng cường công tác quản lý trong nhà trường; thực hiện nghiêm túc 3 công khai; thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm đúng quy định.

2. Giải pháp thực hiện

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của BGH, của đội ngũ cán bộ giáo viên. Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, vai trò Tổng phụ trách.

- Thực hiện cải cách hành chính, quản lý chặt chẽ tài sản, hồ sơ theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra: Kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra chuyên môn dưới nhiều hình thức: định kỳ, dân chủ, đột xuất. Thực hiện tốt công tác phúc tra. Thực hiện hiệu quả công tác tham mưu và phối hợp của các lực lượng xã hội. Thực hiện tốt công tác thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn trường.

          - Kết hợp chặt chẽ với gia đình và hội phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh và phòng chống tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

- Thực hiện tốt việc đánh giá phân loại cán bộ viên chức và đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn giáo viên, thực hiện tốt kỷ cương nền nếp.

- Xây dựng mối quan hệ thống nhất giữa nhà trường, Công đoàn và các tổ chức khác trong nhà trường dưới sự lãnh đạo của Chi bộ nhà trường.

- Tập trung chỉ đạo hoạt động của nhóm tổ bộ môn, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, dạy và dự giờ dạy chuyên đề, trao đổi phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học; tăng cường kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh (đảm bảo mỗi tháng khảo sát 1 lần đối với học sinh khối 9 trong học kỳ II), phân loại học sinh trong các đợt khảo sát và kỳ thi cuối năm học. Nâng cao hiệu quả học ôn thi vào THPT đối với khối 9.

- Chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi các khối, tổ chức cho các em đi thi đủ số lượng đội tuyển phòng Giáo dục và Đào tạo quy định, phấn đấu đạt đủ số giải theo kế hoạch đề ra. Tham gia tốt các cuộc thi do các cấp tổ chức.

- Chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh giỏi để đạt kế hoạch đề ra, giảm tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu, kém, chưa đạt và học lực trung bình.

- Tiếp tục mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học; tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường sử dụng CNTT trong quản lý và dạy học, tăng cường dạy và học Tiếng Anh trong trường.

- Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa; tổ chức Hội trại (khi dịch Covid-19 được đẩy lùi)… nhằm tạo điều kiện cho học sinh nâng cao nhận thức, kiến thức tự bảo vệ mình; rèn kỹ năng sống; kỹ năng xã hội, giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục học sinh ý thức thực hiện giao thông. Đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường học, quản lý học sinh theo đúng quy định./.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT TP Bắc Ninh (b/c);

- UBND Phường (b/c)

- BGH;

- Lưu VT.

 HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

Trần Thu Hà