Đánh chết người đi tù bao nhiêu năm năm 2024

VOV.VN - Cùng là hành vi gây ra hậu quả làm chết người nhưng pháp luật hình sự lại quy định tội "giết người" và "vô ý làm chết người" ở hai điều luật khác nhau.

Luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng cho biết, theo quy định của pháp luật hình sự, tội Giết người và Vô ý giết người đều xâm phạm đến quyền được sống, quyền được Nhà nước bảo hộ về tính mạng của con người và người phạm tội cũng phải đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên hai tội này có những điểm khác nhau cơ bản:

Thứ nhất, về mặt chủ quan của tội phạm, tức là về nhận thức của người phạm tội: Người phạm tội giết người là người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, có nghĩa là cố ý thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, nhìn thấy hậu quả xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Còn người phạm tội vô ý làm chết người là do lỗi vô ý, do cẩu thả hoặc quá tự tin mà không nghĩ rằng sẽ xảy ra hậu quả chết người.

Thứ hai, về hậu quả của hành vi phạm tội, với tội giết người, hậu quả chết người không phải là căn cứ bắt buộc để định tội mà còn có trường hợp phạm tội chưa đạt còn với tội vô ý làm chết người, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh.

Đánh chết người đi tù bao nhiêu năm năm 2024

Luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng

Theo luật sư Nguyễn Văn Hưng, tội vô ý làm chết người thường xảy ra trong 1 số trường hợp đặc thù như: người đi săn tưởng người là thú nên đã bắn nhầm làm chết người; bác sĩ do quá cẩu thả đã sai sót trong quá trình cấp cứu, khiến người bệnh tử vong...

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội giết người có thể phải chịu khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (áp dụng đối với trường hợp người phạm tội giết người thể hiện mức độ và tính nguy hiểm cao của tội phạm); phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (áp dụng đối với người phạm tội giết người nhưng không thuộc các tình tiết tăng nặng ở khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự); phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội). Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 có 2 mức phạt đối với tội vô ý làm chết người tùy theo hậu quả của tội phạm: Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm./.

Tôi chưa rõ cùng là hành vi đánh chết người, tại sao có trường hợp bị truy cứu tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người nhưng có nghi phạm lại là Giết người? (Xuân Quyền)

Luật sư tư vấn

Tội Giết người theo điều 123 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Tuy nhiên, tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (sau đây gọi gọn là tội Cố ý gây thương tích) dẫn đến hậu quả chết người theo điểm a khoản 4 điều 134 Bộ luật Hình sự thì khung hình phạt từ 7 năm đến 14 năm tù. Nếu làm chết từ hai người trở, khung hình phạt là từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Cùng dẫn đến hậu quả chết người nhưng nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người thì hình phạt sẽ nặng hơn Cố ý gây thương tích. Bởi vì, hai tội này có những sự khác biệt cơ bản sau:

1. Mục đích phạm tội

Tội Giết người: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

Tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người: Người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người.

1. Theo quy định tại Điều 11, Bộ luật Hình sự: Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

  1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Có nghĩa là, người phạm tội nhận thức và dự liệu được hậu quả do hành vi của mình gây ra nhưng xét về mặt ý chí lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có biện pháp ngăn ngừa được. Tuy nhiên, cần phân tích rõ mức độ nhận thức hậu quả của người thực hiện hành vi.

Nếu xem xét lại các lỗi về cố ý thì việc nhận thức và xác định, dự liệu hậu quả là điều tất yếu, hiển nhiên, pháp luật hình sự buộc người phạm tội phải nhận thức rõ vấn đề này. Hậu quả xảy ra nếu thực hiện hành vi là một điều chắc chắn, còn đối với lỗi vô ý do quá tự tin thì hậu quả có thể xảy ra hoặc không xảy ra trên thực tế.

Người phạm tội nhận thức được hành vi mà mình đang hoặc sắp thực hiện có thể dẫn đến một hậu quả nào đó nhưng lại cho rằng hậu quả đó không có cơ sở để xảy ra hoặc nếu xảy ra sẽ được ngăn chặn một cách ngay lập tức. Trong ý chí khi thực hiện hành vi, người phạm tội hoàn toàn không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra như biểu hiện của trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp nhưng trong nhận thức, người phạm tội tự tin ngăn chặn được hậu quả, tuy nhiên, sự tự tin không tương đồng với thực tế, không giải quyết được vấn đề.

  1. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Biểu hiện của nó là, xét về mặt nhận thức thì người phạm tội hoàn toàn không thấy được hậu quả do hành vi của mình mang lại mặc dù pháp luật buộc người phạm tội phải thấy trước được điều đó. Việc đánh giá khả năng thấy trước hậu quả cũng cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau, cụ thể dựa vào chính khả năng của người phạm tội như trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm sống...; dựa vào hoàn cảnh khách quan về không gian, thời gian, vị trí địa lý...

Việc buộc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải thấy trước được hậu quả chỉ có thể áp dụng đối với những mối quan hệ chung, phổ biến mà ở đó đã hình thành một quy tắc xử sự, ai cũng phải tuân theo. Ví dụ: Bác sĩ tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân và hậu quả là bệnh nhân chết. Trong trường hợp này chính sự cẩu thả của bác sĩ đã dẫn đến hậu quả là cái chết của bệnh nhân, trong quy tắc xử sự hành nghề y buộc bác sĩ phải là một người cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc và đồng thời họ cũng phải nhận thức được hậu quả sẽ như thế nào nếu có sự nhầm lẫn, sử dụng không chính xác.

2. Về hình phạt, Điều 128, Bộ luật Hình sự quy định về tội vô ý làm chết người.

  1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Cố ý đánh chết người đi tù bao nhiêu năm?

- Người nào cố ý gây thương tích làm chết 01 người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14. - Người nào cố ý gây thương tích làm chết 02 người trở lên thì thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Có ý định giết người đi tù bao nhiêu năm?

Như vậy, theo quy định trên, mức phạt có thể áp dụng đối với người có hành vi giết người là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân và cao nhất có thể bị áp dụng hình phạt tử hình. Hình phạt cụ thể còn phụ thuộc vào kết luận điều tra và phán quyết của Tòa.

Gây tai nạn chết người đi tù bao nhiêu năm?

  1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm. b. Phạm tội làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3-10 năm.

15 tuổi giết người đi tù bao nhiêu năm?

+ Tái phạm nguy hiểm; + Vì động cơ đê hèn. - Phạt tù từ 3.5 năm đến 7.5 năm đối với người 15 tuổi giết người không thuộc trường hợp trên. - Phạt tù từ 06 tháng đến 2.5 năm đối với người 15 tuổi chuẩn bị phạm tội giết người.