Đặc điểm hình dáng đường đạn của súng tiểu liên AK như thế nào

- Súng tiểu liên AK trang bị cho một người sử dụng, dùng hỏa lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch.

- Súng có cấu tạo gọn nhẹ, bắn được cả liên thanh và phát một. Bắn liên thanh là hình thức hỏa lực chủ yếu.

- Súng AK sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất và sử dụng đạn kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất, Việt Nam thường gọi là đạn K56. Đạn K56 có 4 loại đầu đạn, đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên, đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên.

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 100 – 800m, AKM và AKMS đến 1000m.

- Tầm bắn hiệu quả 400m.

- Tầm bắn thẳng với mục tiêu cao 0.5m là 350m, với mục tiêu cao 1.5m là 525m.

- Tốc độ đầu của đầu đạn 710m/s; AKM và AKMS là 715m/s

- Tốc độ bắn ;

+ Lý thuyết khoảng 600 phát/phút.

+ Chiến đấu: khi bắn liên thanh 100 phát/phút, khi băn phát một 40 phát/phút.

Khối lượng của súng: AK là 3.8kg; AKM là 3.1kg; AKMS là 3.3kg. Khi lắp đủ 30 viên đạn khối luợng của súng tăng 0.5kg.

Cấu tạo chung của súng và đạn

  1. Cấu tạo chung của súng gồm 11 bộ phận:
    • Nòng súng.
    • Bộ phận cò.
    • Bộ phận ngắm.
    • Bộ phận đẩy về.
    • Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.
    • Ống dẫn thoi và ốp lót tay.
    • Báng súng và tay cầm.
    • Bệ khóa nòng và thoi đẩy.
    • Hộp tiếp đạn.
    • Khóa nòng.
    • Lê.

    Đồng bộ của súng: Dây sung, túi đựng hộp tiếp đạn, đầu để bắn đạn hơi, thông nòng, ống đựng phụ tùng và phụ tùng các loại.

  2. Cấu tạo chung của đạn có 4 bộ phận:
    • Vỏ đạn
    • Hạt lửa
    • Thuốc phóng
    • Đầu đạn.

- Nòng súng:

+ Tác dụng làm buồng đốt và chịu áp lực khí thuốc; định hướng bay cho đầu đạn; tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định và làm cho đầu đạn tự xoay tròn quanh trục của nó khi chuyển động.

+ Cấu tạo bằng thép có 4 đường xoắn lượn, khoảng cách đối nhau giữa 2 đường xoắn là 7,62mm. Đầu nòng có ren để lắp vành bảo vệ, khâu bắn đạn hơi, giảm nẩy.

- Bộ phận ngắm:

+ Tác dụng để ngắm bắn ở các cự ly khác nhau

+ Cấu tạo có đầu ngắm, bệ thước ngắm, thước ngắm và cữ ngắm (du tiêu)

- Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng:

+ Tác dụng để liên kết các bộ phận của súng, hướng cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động, che bụi và bảo vệ các bộ phận bên trong hộp khóa nòng.

+ Cấu tạo: hộp khóa nòng có ổ chứa tai khóa, mấu hất vỏ đạn, gờ trượt, khuyết chứa đuôi lẫy bảo hiểm, rãnh dọc, rãnh ngang. Nắp hộp khóa nòng có cửa thoát vỏ đạn, lỗ chứa mấu giữ nắp hộp và các sống để tăng độ cứng.

- Bệ khóa nòng và thoi đẩy:

+ Tác dụng: làm cho khóa nòng và bộ phận cò chuyển động

+ Cấu tạo: Bệ khóa nòng có: tay kéo, mấu gạt, rãnh trượt, rãnh lượn, khe trượt, lỗ chứa bộ phận đẩy về. Thoi đẩy có; mặt thoi, vành dẫn, rãnh cản khí thuốc.

- Khóa nòng:

+ Tác dụng: Đẩy đạn vào buồng đạn, đóng mở khóa, làm đạn nổ, kéo vỏ đạn ra.

+ Cấu tao: ổ chứa đáy vỏ đạn, hai tai khóa, mấu đẩy đạn, kim hỏa

- Bộ phận cò:

+ Tác dụng: Để giữ búa ở thế giương, làm búa đập vào kim hỏa, định cách bắn, khóa an toàn và chống nổ sớm.

+ Cấu tạo: Lẫy bảo hiểm, búa, cò, lẫy phát một và cần định cách bắn

- Bộ phận đẩy về:

+ Tác dụng: Để đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng về phía trước và giữ nắp hộp khóa nòng.

+ Cấu tạo: Lò xo, cốt lò xo, vành hãm lò xo, mấu giữ nắp hộp khóa nòng.

- Ống dẫn thoi và ốp lót tay:

+ Tác dụng: Để dẫn thoi chuyển động, giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng.

+ Cấu tạo: lỗ thoát khí, ốp lót tay trên và ốp lót tay dưới.

- Báng súng và tay cầm:

+ Tác dụng: Để tỳ súng vào vai và giữ súng khi bắn

+ Cấu tạo: loại báng gỗ có ổ chứa ống phụ tùng, khuy mắc dây súng; báng súng bằng sắt kiểu gập có thân báng súng, trục liên kết thân súng với hộp khóa nòng, chốt hãm; tay cầm.

- Hộp tiếp đạn:

+ Tác dụng để chứa đạn và tiếp đạn

+ Cấu tạo; Thân hộp có mấu trước và mấu sau, nắp đáy hộp , đế lò xo, lò xo và bàn nâng đạn.

- Lê:

+ Tác dung để diệt địch khi đánh gần, dùng thay dao, cưa, kéo cắt dây thép gai.

+ Cấu tạo: cán lê, lưỡi lê, khâu lê

- Phụ tùng của súng: để tháo lắp, lau chùi và sửa chữa; gồm có đầu thông nòng, chổi bôi dầu, vặn vít, tống chốt, ống đựng phụ tùng, hộp đựng dầu.

- Vỏ đạn:

+ Tác dụng: để liên kết các bộ phận thành viên đạn, chứa và bảo vệ thuốc phóng, hạt lửa, bịt kín buồng đạn không cho khí thuốc phụt ra sau khi bắn.

+ Cấu tạo: Vỏ đạn thường làm bằng đồng thau hay thép mạ đồng, gồm các bộ phận: thân vỏ đạn, cổ vỏ đạn, vai vỏ đạn, đáy vỏ đạn

- Hạt lửa:

Tác dụng để phát lửa. Cấu tạo gồm vỏ và thuốc mồi

- Thuốc phóng: Tác dụng để sinh ra áp lực khí thuốc đẩy đầu đạn vận động. Cấu tạo là loại thuốc không khói, dạng hạt nhỏ, từng phiến mỏng hoặc hình trụ.

- Đầu đạn:

+ Tác dụng để bịt kín nòng súng không cho khí thuốc lọt ra ngoài, sát thương, phá hoại các mục tiêu.

+ Cấu tạo: có vỏ , lõi đầu đạn

+ Có 4 loại đầu đạn: thường, vạch đường, xuyên cháy và đầu đạn cháy

a) Quy tắc tháo lắp

Người tháo lắp phải nắm vững cấu tạo của súng.

Trước khi tháo lắp phải thực hiện khám súng.

Khi tháo lắp phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ, chuẩn bị đày đủ đồ dùng, phương tiện cần thiết.

Khi tháo lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng động tác, không dùng sức để đập, bẩy làm hư súng.

b) Động tác tháo lắp súng.

Tháo súng gồm 7 bước:

  1. Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng
  2. Tháo ống phụ tùng.
  3. Tháo thông nòng.
  4. Tháo nắp hộp khóa nòng.
  5. Tháo bộ phận đẩy về.
  6. Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng.
  7. Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay.

Động tác lắp súng (thực hiện theo quy trình ngược lại, cái nào tháo sau thì lắp trước, tháo trước lắp sau).

  1. Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay.
  2. Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng.
  3. Lắp bộ phận đẩy về.
  4. Lắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng .
  5. Lắp thông nòng.
  6. Lắp ống phụ tùng.
  7. Lắp hộp tiếp đạn.

Vị trí các bộ phận trước khi lên đạn

  • Đầu thoi nằm trong khâu truyền khí thuốc
  • Cần định cách bắn ở vị trí trên cùng (khóa an toàn)
  • Viên đạn thứ nhất nằm sát dưới khóa nòng
  • Khóa nòng nằm sát mặt cắt sau nòng súng

Chuyển động của các bộ phận khi lên đạn

  • Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn; kéo tay kéo bệ khóa nòng về sau, khóa nòng lùi theo thành thế mở khóa, mấu giương búa đè búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị nén lại.
  • Thả tay kéo khóa nòng, lò xo đẩy về bung ra đẩy bệ khóa nòng về trước, khóa nòng đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn, hai tai khóa khớp vào ổ chứa thành thế đóng khóa.
  • Đáy vỏ đạn đẩy đầu kim hỏa về sau, búa ở thế giương.

- Bóp cò, búa đập vào đuôi kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng, sinh ra áp lực đẩy đầu đạn chuyển động, một phần khí thuốc qua lỗ trích khí đẩy vào mặt thoi đẩy bệ khóa nòng lùi về sau. Khi bệ khóa nòng lùi, chuyển động của các bộ phận như khi lên đạn, chỉ khác;

+ Khóa nòng kéo theo vỏ đạn gặp mấu hất vỏ đạn, hất vỏ đạn ra ngoài

+ Tay vẫn bóp cò, búa tiếp tục đập vào kim hỏa làm đạn nổ. cứ như vậy mọi hoạt động được lặp lại cho đến khi hết đạn.

+ Nếu còn đạn, thả cò ra, búa sẽ bị giữ lại ở thế giương, một viên đạn vẫn nằm trong buồng đạn, khóa nòng thành thế đóng khóa.

Tác dụng, tính năng chiến đấu

  • Súng trường CKC trang bị cho từng người sử dụng, dùng hỏa lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt địch, súng có cấu tạo gọn nhẹ, chỉ bắn được phát một.
  • Súng sử dụng đạn K56 (như súng tiểu liên AK) cũng có 4 loại đầu đạn thường, vạch đường, xuyên và cháy. Hộp tiếp đạn chứa đuợc 10 viên đạn.
  • Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 100- 1000m
  • Tầm bắn hiệu quả 400m
  • Tầm bắn thẳng: với mục tiêu cao 0.5 m là 350m, với mục tiêu cao 1.5 m là 525 m
  • Tốc độ đầu của đầu đạn là 730m/s
  • Tốc độ bắn chiến đấu từ 35-40 phát/phút
  • Khối lượng của súng nặng 3.75 kg, có đủ 10 viên đạn nặng 3.9 kg

Cấu tạo chung của súng gồm 12 bộ phận:

  • Nòng súng.
  • Bộ phận đẩy về.
  • Bộ phận ngắm.
  • Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo cần đẩy.
  • Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.
  • Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
  • Bệ khóa nòng.
  • Báng súng.
  • Khóa nòng.
  • Hộp tiếp đạn.
  • Bộ phận cò.

Đồng bộ súng : Dây súng, kẹp lắp đạn, túi đựng kẹp đạn, thông nòng, ống đựng phụ tùng và phụ túng các loại.

Cấu tạo đạn (như phần súng tiểu liên AK)

Tên gọi, tác dụng các bộ phận của súng(Cơ bản như súng tiểu liên AK)

  1. Tháo và lắp súng gồm 7 bước:

Động tác tháo súng:

  1. Mở khóa an toàn và kiểm tra súng.
  2. Tháo ống phụ tùng.
  3. Tháo thông nòng súng.
  4. Tháo nắp hộp khóa nòng.
  5. Tháo bộ phận đẩy về.
  6. Tháo bệ khóa nòng.
  7. Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

Động tác lắp súng: Theo đúng quy trình ngược lại, cái gì tháo sau lắp trước, cái gì tháo trước thì lắp sau.

Lắp đạn vào kẹp đạn đủ 10 viên

Tháo đạn ra khỏi kẹp đạn

Chuyển động của súng cơ bản như súng tiểu liên AK, chỉ khác khi lò xo đẩy về bung ra đẩy bệ khóa nòng về trước, búa bị giữ lại không đập về phía trước được nên chỉ bắn được phát một, muốn bắn tiếp phải buông tay cò ra và bóp cò tiếp.

- Súng trung liên RPD là một loại vũ khí tự động có hỏa lực mạnh của tiểu đội bộ binh, súng trang bị cho một người sử dụng, dùng hỏa lực tiêu diệt sinh lực địch và phá hỏng phương tiện chiến tranh của địch, súng chỉ bắn được liên thanh.

- Tiếp đạn cho súng bằng dây băng. Hộp băng đạn chứa 100 viên.

- Tầm bắn được ghi trên thước ngắm từ 100 – 1000m.

- Tầm bắn hiệu quả:

  • Mục tiêu mặt đất,mặt nước: 800m.
  • Mục tiêu máy bay, quân dù: 500m.

- Tầm bắn thẳng:

  • Mục tiêu người nằm: 365m.
  • Mục tiêu người chạy: 540m.

- Tốc độ đầu của đầu đạn: 735m/s.

Tốc độ bắn:

  • Bắn lý thuyết: 650 phát/phút.
  • Bắn thực tế chiến đấu: 150 phát/phút.

Khối lượng của súng nặng 7.4kg, lắp đủ 100 viên đạn nặng 9kg.

Cấu tạo chung của súng bao gồm 11 bộ phận:

  • Nòng súng
  • Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khóa nòng
  • Tay kéo bệ khóa nòng
  • Băng đạn và hộp băng
  • Bộ phận ngắm
  • Bệ khóa nòng và thoi đẩy
  • Bộ phận cò và báng súng
  • Chân súng
  • Hộp khóa nòng
  • Khóa nòng
  • Bộ phận đẩy về

Phụ tùng đồng bộ gồm: dây đeo, phụ tùng, áo súng, túi đựng hộp băng.

Cơ bản như súng tiểu liên AK, chỉ khác:

  • Tay kéo bệ khóa nòng để kéo bệ khóa nòng về sau khi lắp đạn
  • Bộ phận cò còn để giữ bệ khóa nòng và khóa nòng ở phía sau ở thế sẵn sàng bắn, giải phóng bệ khóa nòng khi bắn.
  • Chân súng để đỡ súng khi bắn.

Quy tắc tháo lắp như đã trình bày ở súng AK.

Tháo súng gồm 5 bước:

  1. Tháo hộp băng và kiểm tra đạn trong buồng đạn.
  2. Tháo hộp phụ tùng
  3. Tháo bộ phận cò và báng súng
  4. Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng
  5. Tháo tay kéo bệ khóa nòng

Lắp súng cũng bao gồm 5 bước theo thứ tự ngược lại.

Nguyên lý chuyển động của các bộ phận của súng khi bắn cũng như súng tiểu liên AK khi bắn liên thanh. Điểm khác là khi ngừng bóp cò, bệ khóa nòng và khóa nòng bị giữ lại ở phía sau sẵn sàng bắn tiếp khi bóp cò.

Tác dụng, tính năng chiến đấu

  • Súng B40 là loại vũ khí có uy lực mạnh của phân đội bộ binh, do một người sử dụngđể tiêu diệt các loại mục tiêu bằng sắt thép như xe tăng, xe thiết giáp, ca nô, tàu thủy, máy bay đỗ tại chỗ, máy bay lên thẳng đang đổ quân, có thể tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.
  • Tấm bắn ghi trên thước ngắm từ 50 – 150m.
  • Tầm bắn thẳng mục tiêu cao 2m là 100m.
  • Tốc độ bắn chiến đấu từ 4 – 6 phát/phút.
  • Tốc độ đầu của đầu đạn: 83m/s.
  • Cỡ đạn 80mm. Sức xuyên sâu của đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn và tốc độ bay, chỉ phụ thuộc vào góc chạm của đạn với mục tiêu. Khi góc chạm đạt 90 độ, sức xuyên đối với thép là 200mm, đối với bê tông là 600mm.
  • Khối lượng của súng là 2.75kg, của đạn 1.84kg.

Súng B40 cấu tạo theo nguyên lý không giật, khi bắn khí thuốc phụt mạnh về sau đẩy đạn về trước, lực đẩy đạn đi và lực phụt về sau bằng nhau nên súng không bị giật. Khóa an toàn theo kiểu chẹn đuôi cò. Súng có 4 bộ phận chính:

  • Nòng súng.
  • Bộ phận ngắm.
  • Bộ phận kim hỏa.
  • Bộ phận cò và tay cầm.

Đồng bộ với súng gồm thông nòng, phụ tùng, ba lô, dây súng, nắp che đầu và đuôi nòng súng.

Cấu tạo theo nguyên lý đạn lõm và chạm nổ, gồm 4 bộ phận:

  • Đầu đạn
  • Đuôi đạn
  • Ngòi nổ
  • Ống thuốc phóng.

Cơ bản như súng tiểu liên AK. Điểm khác biệt:

- Đầu đạn có lắp ngòi nổ, đuôi đạn có cánh đuôi để giữ ổn định hướng bay.

- Ngòi nổ để làm đạn nổ khi chạm mục tiêu

- Ông thuốc phóng sinh ra khí thuốc đẩy đạn bay đi.

Quy tắc tháo lắp như trình bày với các loại súng trên

Tháo súng gồm 2 bước:

  1. Tháo nắp che đầu và đuôi nòng.
  2. Tháo bộ phận kim hỏa

Động tác lắp súng gốm 2 bước ngược lại.

Mở khóa an toàn (ấn then an toàn sang trái), bóp cò, búa được giải phóng đập vào kim hỏa, đầu kim hỏa đập vào hạt lửa.

  • Khi bắn đạn bay đi (ngòi nổ hết an toàn): Hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng tạo áp lực khí thuốc đẩy đạn bay đi.
  • Ngòi nổ lắp liền với đạn, khi đạn phóng mạnh về trước, ống quán tính không kịp chuyển động theo cùng nên ép lò xo ống quán tính lại và tụt xuống phía dưới ống kim hỏa. Chốt an toàn thụt vào ống kim hỏa để ống quán tính không bị chặn khi đi ngược từ dưới lên.
  • Khi sức ỳ của ống quán tính mất dần, lò xo đẩy ống quán tính đi ngược lên, đế kim hỏa bị lò xo kim hỏa đẩy tụt xuống dưới ống kim hỏa.
  • Khi đạn chạm mục tiêu:
    • Trường hợp góc chạm lớn: Đạn đang bay nhanh đột nhiên dừng lại, đế kim hỏa không kịp dừng lại, ép lò xo kim hỏa tiếp tục tiến, đẩy kim hỏa đập vào kíp mồi làm kíp mồi nổ, kíp mồi nổ kích thích kíp nổ, kíp nổ kích thích đạn nổ.
    • Trường hợp góc chạm nhỏ: Đầu đạn bị hất mạnh sang một bên nên khối quán tính cũng theo đà trượt mạnh sang một bên, nhờ cạnh vát của khuyết hình chóp ở khối quán tính miết vào mặt vát ở hình chóp đế kim hỏa nên đẩy đế kim hỏa và kim hỏa đập thẳng vào kíp mồi làm kíp mồi nổ.

Quy tắc an toàn khi sử dụng súng B40 :

  • Phía sau vị trí bắn cách đuôi nòng ít nhất 1m, không có vật chắn vuông góc với trục nòng súng.
  • Khi chuẩn bị bắn và tháo đạn phía sau nòng súng cách ít nhất 10m và mỗi bên 22,50 so với trục nòng súng không được có thuốc nổ, chất dễ cháy hoặc có người qua lại.
  • Khi bắn có vật tì miệng nòng súng phải nhô ra phía trước vật tì và xung quanh miệng súng cách ít nhất 20cm không có vật cản làm ảnh hưởng cánh đuôi đạn.
  • Trên hướng bay của đạn không được có vật cản để đảm bảo đạn không bị va chạm làm thay đổi hướng bay.
  • Khi kiểm tra bắn đạn thật, khi bắn diễn tập vào các loại mục tiêu người bắn phải nằm trong công sự.
  • Khi bắn đạn không đi, phải giữ nguyên sau 1 phút mới lấy đạn ra khỏi súng.
  • Khi bắn đạn phóng đi nhưng không nổ phải giữ nguyên tại chỗ và phá hủy theo qui tắc phá hủy đạn không nổ.
  • Khi bắn tuyệt đối không được đặt súng lên vai trái, ngắm bắn bằng mắt trái (vì bên phải có lỗ trích khí thuốc).

Cơ bản như súng B40, những điểm khác:

  • Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính quang học từ 200 – 500m
  • Tầm bắn thẳng với mục tiêu cao 2,7m là 330.
  • Tốc độ đầu đạn 120m/s, lớn nhất 330m/s.
  • Cỡ đạn 85mm .
  • Sức xuyên của đạn (góc chạm 90 độ): sắt, thép dày 280mm, bê tông dày 900mm, cát dày 800mm
  • Khối lượng súng 6,3kg, đạn 2.2kg, kính ngắm 0.5kg,

gồm 5 bộ phận:

  • Nòng súng.
  • Bộ phận ngắm cơ khí.
  • Bộ phận ngắm quang học.
  • Bộ phận cò và tay cầm.
  • Bộ phận kim hỏa.

Phụ tùng đồng bộ giống như B40

Cấu tạo theo nguyên lý đạn lõm và chạm nổ, gồm 4 bộ phận:

  • Đầu đạn
  • Ống thuốc đẩy
  • Đuôi đạn và ống thuốc phóng
  • Ngòi nổ.

Cơ bản như súng B40, những điểm khác biệt:

  • Kính ngắm quang học: là bộ phận ngắm chính của súng, để đo cự ly mục tiêu, ngắm bắn, quan sát đạn và kiểm tra hiệu chỉnh súng
  • Ống thuốc đẩy: để tăng thêm tốc độ bay của đạn
  • Đầu nổ có bộ phận sinh điện để sinh ra điện khi đạn chạm mục tiêu.

a) Tháo súng bao gốm 4 bước cơ bản:

  1. Tháo kính ngắm quang học ra khỏi súng
  2. Tháo bộ phận cò
  3. Tháo nắp hộp cò
  4. Tháo bộ phận kim hỏa

b) Lắp súng bao gồm 4 bước theo tứ tự ngược lại

  • Chuyển động của các bộ phận của súng( bộ phận cò và búa) như súng B40
  • Chuyển động của đạn: Khi đạn bay đi, các bộ phận của đạn cùng chuyển động, thuốc đẩy cháy tăng tốc độ bay cho đạn, chốt hãm khối trượt được mở, trục quán tính hoạt động mở bi giữ khối trượt; khối trượt đưa kíp điện vào vị trí nối mạch điện.
  • Khi đạn chạm mục tiêu: Bộ phận sinh điện sinh ra điện làm nổ kíp điện. Kíp điện nổ làm kíp mồi, kíp nổ của đầu nổ nổ và kíp kíp nổ nổ làm đầu đạn nổ phá hủy mục tiêu.
  • Trường hợp đầu đạn không chạm mục tiêu, thuốc cháy chậm của bộ phận tự hủy nổ làm đạn nổ.

Quy tắc an toàn khi sử dụng súng B41:

Như sử dụng súng B40, chỉ khác:

  • Phía sau vị trí bắn cách đuôi nòng ít nhất 2m
  • Khi chuẩn bị bắn và tháo đạn phía sau nòng súng cách ít nhất 30m

Thường xuyên lau chùi sạch sẽ không để bụi bẩn, han rỉ ( đặc biệt sau khi bắn phải lau chùi ngay ).

Bảo quản theo đúng quy định không để mất mát, hư hỏng do thiếu tinh thần trách nhiệm.

Trong quá trình mang vác và vận chuyển không để va đập, rơi, gẫy làm giảm độ chính xác khi sử dụng.

Có hệ thống sổ sách theo dõi giao nhận đúng quy định.

Câu hỏi ôn tập

  1. Tác dụng, tính năng chiến đấu của các loại súng AK, CKC, RPD, B40, B41.
  2. Nêu cấu tạo chính của 5 loại súng đã được giới thiệu.
  3. Thực hành tháo lắp thông thường 2 loại súng AK và CKC)