Crôm oen có vai trò như thế nào trong tiến trình cách mạng tư sản Anh

OLIVER CROMWELLOliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm 1658) là một nhà lãnh đạo chính trị vàquân sự người Anh, người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòaở Anh và sau đó là Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland. Ông là một trong nhữngchỉ huy của lực lượng quân đội mới đánh bại những người bảo hoàng trong cuộc nội chiến Anh. Saukhi vua Charles I của Anh bị xử tử năm 1649, Cromwell chinh phục Ireland và Scotland rồi cai trị vớitư cách huân tước bảo hộ từ năm 1653 cho tới khi ông qua đời năm 1658.Cromwell sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và cuộc đời ông hoàn toàn mờ nhạt cho tới đầunhững năm 40 tuổi. Có lúc ông sống như một điền chủ nhỏ, rồi sau đó khấm khá hơn nhờ khoảnthừa kế từ một người bác. Cũng vào những năm 40 tuổi, Cromwell cải đạo sangThanh giáo. Ôngđược bầu vào hội đồng dân biểu ở Cambridge rồi tham gia cuộc nội chiến Anh bên phe những ngườinghị viên.Là một chiến binh can đảm (biệt danh “Sắt thép”), ông bắt đầu được biết tới sau khi chỉ huy mộtđội kỵ binh chống lại toàn bộ quân đội hoàng gia. Cromwell là người thứ ba ký vào lệnh xử tử hìnhCharles I vào năm 1649 và là thành viên của nghị viện Rump từ 1649 đến 1653. Ông được giao chỉhuy chiến dịch đánh Scotland trong các năm 1650-1651. Ngày 20 tháng 4 năm 1653, Cromwell giảitán nghị viện Rump bằng vũ lực rồi thành lập nghị viện Barebones trước khi trở thành Huân tướcbảo hộ của Anh, Scotland và Ireland vào ngày 16 tháng 12 năm 1653 cho tới khi ông qua đời. Khinhững người bảo hoàng trở lại nắm quyền vào năm 1660, xác ông bị đào lên, bị treo và bị chặt đầu.Cromwell là một nhân vật gây rất nhiều tranh cãi trong lịch sử nước Anh. Với những sử gianhư David Hume hay Christopher Hill, ông là tên độc tài phạm tội giết vua, nhưng với những ngườikhác như Thomas Carlyle hay Samuel Rawson Gardiner, ông là người anh hùng của tự do và dânchủ. Ở Anh, Cromwell được chọn vào danh sách 10 người vĩ đại nhất nước Anh mọi thời đại trongmột cuộc bình chọn của BBCnăm 2002. Những biện pháp của ông đối phó với người Thiên chúagiáo ở Ireland bị nhiều sử gia coi là rất gần với tội ác diệt chủng, và ở chính Ireland cho tới tận bâygiờ, người ta vẫn rất căm thù Cromwell.1. Thời trẻ: 1599-1640Nhà của Oliver Cromwell ở ElyNhững tư liệu còn sót lại không cung cấp gì nhiều về 40 năm đầu tiên trong cuộc đời Cromwell.Ông sinh ở Huntingdon ngày 25 tháng 4 năm 1599. Mẹ và cha ông là Elizabeth và Robert Cromwell(khoảng 1560-1617). Oliver Cromwell có tổ tiên là Catherine Cromwell (sinh khoảng 1482), chị củanhà chính trị thời kỳ Tudor Thomas Cromwell. Catherine kết hôn với Morgan Morgan ap Williams,con trai của William ap Yevan của Wales và Joan Tudor, tức là Cromwell là một người anh họ xa vớinhững đối thủ dòng vua Stuart của ông. Gia tộc Cromwell tiếp nối với Richard Cromwell (khoảng1500-1544), Henry Cromwell (khoảng 1524-6 tháng 1 năm 1603), rồi đến cha của Oliver, RobertCromwell (khoảng 1560-1617). Robert kết hôn với Elizabeth Steward hay Stewart (1564-1654) vàOliver ra đời. Như vậy, Thomas là nội tổ bá của Oliver Cromwell. [6]Đẳng cấp xã hội của gia đình Cromwell khá thấp, thuộc tầng lớp quý tộc nhỏ, khi ông ra đời. Chaông là con trai nhỏ trong gia đình và là một trong 10 người anh em sống sót qua thời thơ ấu. Hệ quảlà Robert chỉ được thừa kế một ngôi nhà ở Huntingdon cùng một điền trang nhỏ bé. Điền trang đómang tới thu nhập khoảng 300 bảng mỗi năm, thuộc vào loại thấp nhất trong số các quý tộc nhỏ thờibấy giờ.[7] Sau này, vào năm 1654, chính Cromwell đã nói: “Tôi sinh ra như một người quý tộc, khôngnổi tiếng, cũng không vô danh”.[8] Lễ rửa tội của Cromwell diễn ra ngày 29 tháng 4 năm 1599 tại nhàthờ St. John,[9] và thời thơ ấu ông có đi học ở trường Huntingdon Grammar School. Ông tiếp tục theohọc đại học tại Đại học Sidney Sussex, Cambridge, thời bấy giờ mới được thành lập và là trường cókhuynh hướng theo Thanh giáo mạnh mẽ. Ông rời trường năm 1617 sau cái chết của người cha màchưa nhận bằng cấp gì. Sau đó, Cromwell trở về nhà ở Huntingdon và trở thành trụ cột của gia đìnhgồm mẹ và bảy cô chị em gái vẫn chưa lấy chồng.Ngày 22 tháng 8 năm 1620, tại St.Giles, Cripplegate, London, Cromwell kết hôn với ElizabethBourchier (1598–1665). Họ có chín người con:- Robert (1621-1639), chết khi đi học xa nhà.- Oliver (1622-1644), chết vì bệnh sốt thương hàn khi đang là một sĩ quan quân đội.- Bridget (1624-1681), kết hôn với Henry Ireton, rồi Charles Fleetwood.- Richard (1626-1712), người thừa kế chức Huân tước bảo hộ của Cromwell.- Henry (1628-1674), sau này trở thành Toàn quyền Ireland.- Elizabeth (1629-1658), kết hôn với John Claypole.- James (sinh và mất 1632), chết khi vừa sinh.- Mary (1637-1713), kết hôn với Thomas Belasyse, Bá tước thứ nhất của Fauconberg.- Frances (1638-1720), kết hôn với Robert Rich, rồi Sir John Russell.Cha của Elizabeth, Sir James Bourchier, là một nhà kinh doanh đồ thuộc da ở London sở hữunhững mảnh đất lớn tại Essex và có liên hệ chặt chẽ với những gia đình quý tộc nhỏ theo Thanhgiáo ở đó. Cuộc hôn nhân giúp Cromwell có những liên hệ đầu tiên với Oliver St John và với nhiềuthành viên chủ chốt của cộng đồng giới buôn bán kinh doanh tại London, những người nhận sự chechở về chính trị từ các bá tước của Warwick và Henry Rich, bá tước thứ nhất của Hà Lan. Việc trởthành một người trong nhóm người sùng đạo này có vai trò cốt tử với sự nghiệp chính trị cũng nhưbinh nghiệp của Cromwell. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, không có nhiều tài liệu cho thấy tôn giáothực sự của Cromwell là gì. Lá thư đề năm 1626 của ông gửi Henry Donwhall, một bộ trưởng theođạo Tin lành dòng Arminian cho thấy Cromwell chưa bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Thanh giáo. Tuynhiên, có bằng chứng cho thấy Cromwell đã trải qua những dằn vặt nội tâm liên quan tới tôn giáocủa ông từ cuối những năm 1620 đến đầu những năm 1630. Ông phải điều trị về tâm lý với một bácsĩ ở London, Theodore de Mayerne vào năm 1628. Ông cũng tham gia vào một cuộc ẩu đả giữa cácquý tộc nhỏ ở Huntingdon về hương ước mới cho thị trấn và đã bị gọi ra trước hội đồng thị trấn vàonăm 1630.Năm 1631, Cromwell bán hầu hết các bất động sản của ông ở Huntingdon; có thể là hậu quả củacuộc va trạm trên, và chuyển tới một trang trại ở in St Ives, Cambridgeshire. Sự kiện này là mộtbước thụt lùi về địa vị xã hội của Cromwell và có lẽ đã ảnh hưởng mạnh tới tinh thần, quan điểm vềtôn giáo và cảm xúc của ông. Một lá thư Cromwell viết cho vợ của Oliver St John năm 1638 thể hiệnđiều đó.Năm 1636, Cromwell được thừa kế nhiều bất động sản ở Ely từ một người chú bên họ mẹ, cũngnhư công việc của người chú, một nhân viên thu thuế của nhà thờ Ely. Nhờ đó, thu nhập của ôngtăng khoảng 300-400 bảng một năm. Khoản thu nhập này giúp ông trở lại với tầng lớp địa chủ nhỏvào cuối những năm 1630. Ông cũng trở thành một người theo Thanh giáo thành tâm và thiết lậpnhững mối quan hệ gia đình với các gia đình lớn ở London và Essex.2. Thành viên nghị viện: 1628-1629 và 1640-1642Cromwell trở thành thành viên của Nghị viện Huntingdon trong nhiệm kỳ 1628-1629. Ông khôngtạo được nhiều ảnh hưởng ở đó. Những tài liệu lưu trữ của nghị viện chỉ cho thấy một bài phát biểukhông được đón nhận lắm của ông. Sau khi giải tán nghị viện này, vua Charles Icai trị mà không cónghị viện trong 11 năm tiếp theo. Khi Charles phải đối mặt với cuộc nổi dậy của nhữngngười Scotland, do không có đủ tiền, ông buộc phải thành lập nghị viện trở lại vào năm 1640.Cromwell trở lại là một thành viên của nghị viện Cambridge, nhưng nghị viện này chỉ tồn tại được batuần.Một nghị viện thứ hai được thành lập cũng trong năm đó. Cromwell lại là nghị viên đại diện choCambridge. Cũng giống như giai đoạn 1628-1629, có vẻ như Cromwell có được vị trí này là nhờ sựbảo trợ của những người khác. Trong tuần đầu tiên nghị viện họp, ông được đề cử đọc kiến nghị vềviệc thả John Lilburne, bị bắt vì mang bất hợp pháp những văn bản về tôn giáo vào Anh từ Hà Lan,một nhiệm vụ lẽ ra không được giao cho một người còn khá là vô danh và ít ảnh hưởng nhưCromwell. Trong hai năm đầu ở nghị viện, Cromwell liên hệ về mặt chính trị với một nhóm các quýtộc sùng đạo ở Thượng viện và các thành viên ở Hạ viện mà ông đã có mối liên hệ với tư cách cánhân, tôn giáo và gia đình từ những năm 1630, như các bá tước Robert Devereux của Essex, RobertRich của Warwick và Francis Russell của Bedford, Oliver St John, và tử tước William Fiennes củaSaye và Sele. Trong giai đoạn này, nhóm quý tộc nói trên đang có dự định về một cuộc cải cách:quyền hành pháp do những nghị viện thông thường kiểm tra và mở rộng một cách vừa phải quyền tựdo tín ngưỡng. Cromwell có lẽ cũng có một vai trò nào đó trong những mưu toan chính trị của nhómnày. Tháng 5 năm 1641, Cromwell đã thúc đẩy lần đọc thứ hai của Bộ luật nghị viện thường niên vàsau đó đóng vai trò trong việc soạn thảo đạo luật về việc loại bỏ quy chế giám mục quản lý nhà thờ.3. Chỉ huy quân đội: 1642-1646Do không thể thống nhất trong việc giải quyết vấn đề Scotland, xung đột vũ trang giữa nghị việnvà vua Charles I bùng nổ vào mùa thu năm 1642. Trước khi gia nhập lực lượng của nghị viện, kinhnghiệm quân sự duy nhất của Cromwell là những đợt huấn luyện với lực lượng dân quân địaphương. Vào lúc đó, ở tuổi 43, ông chiêu mộ được một đơn vị kỵ binh ở Cambridgeshire sau khingăn một đoàn vận chuyển bạc từ các đoàn thể ở Cambridge cho nhà vua. Cromwell cùng đội quâncủa mình sau đó tham gia trận đánh quyết định vào tháng 10 năm 1642, trận Edgehill. Đơn vị củaông được tăng lên thành một trung đoàn đầy đủ vào mùa đông năm 1642 và là một phần của liênquân phía đông do Edward Montagu, tử tước Manchester, chỉ huy. Cromwell có thêm kinh nghiệm vàgiành được chiến thắng trong nhiều trận đánh ở phía đông đảo Anh trong năm 1643, đáng kể nhấtlà trận Gainsborough ngày 28 tháng 7. Sau trận đánh này, Cromwell được cử làm thống đốc Ely vàđược thăng hàm đại tá trong liên quân phía đông.Vào thời gian diễn ra trận Marston Moor tháng 7 năm 1644, Cromwell được thăng hàm thiếutướng kỵ binh trong quân đoàn Manchester. Thành công của đội kỵ binh do ông chỉ huy trong việcchọc thủng hàng rào kỵ binh của quân hoàng gia rồi tấn công bộ binh từ phía sau tại Marston Moor làmột yếu tố quan trọng đóng góp vào thắng lợi của phe nghị viện trong trận đánh đó. Cromwell luôndẫn đầu đội quân của mình và đã bị một vết thương ở đầu. Cháu trai của ông, Valentine Walton, tửtrận ở Marston Moor, và Cromwell viết một bức thư rất nổi tiếng cho cha của anh, anh rể của ông, kểlại cái chết can đảm của người lính. Trận Marston Moor giúp phe nghị viện kiểm soát miền bắcnước Anh, nhưng phe hoàng gia vẫn còn kháng cự.Trận Newbury lần thứ hai bất phân thắng bại diễn ra vào tháng 10 năm 1644 đồng nghĩa với việccho tới cuối năm 1644, cuộc chiến vẫn chưa có dấu hiệu gì sẽ kết thúc. Trong trận Newbury, quânđoàn của tử tước Manchester đã để quân của nhà vua phá vây, dẫn đến bất đồng trong quan điểmcủa Cromwell với Manchester. Cromwell cho rằng ông này không có đủ nhiệt tình để chỉ huy cuộcchiến. Manchester thì kết tội Cromwell chiêu mộ những người “thuộc dòng dõi thấp hèn” làm sĩ quanquân đội. Cromwell đáp trả rằng: “Nếu chọn những người trung thực làm đội trưởng kỵ binh, nhữngngười trung thực khác sẽ theo họ… Tôi thà có một đội trưởng khoác áo vải thô biết rõ anh ta chiếnđấu cho cái gì và yêu cái mà mình chiến đấu cho còn hơn là một người mà ông gọi là quý tộc, nhưngchỉ có mỗi thế thôi”. Lúc đó, Cromwell cũng bất đồng quan điểm với thiếu tướng Lawrence Crawford,một nhân vật của giáo hội Scotland liên minh với quân nghị viện của Manchester, người phản đốiviệc Cromwell khuyến khích sự tham gia của những người độc lập không theo chính thống giáo vàoquân đội. Những khác biệt của Cromwell với các đồng minh người Scotland biến thành tình trạng thùđịch công khai vào năm 1648 và giai đoạn 1650-1651.Đầu năm 1645, nghị viện Anh thông qua một sắc lệnh buộc các thành viên của cả Hạviện và Thượng viện, bao gồm cả tử tước Manchester, phải lựa chọn giữa một vị trí quản lý nhànước hoặc chỉ huy quân đội. Tất cả các nghị viên, trừ Cromwell, đang làm nhiệm vụ trên chiếntrường, quyết định từ bỏ các vị trí của mình trong quân đội. Sắc lệnh nói trên còn quy định việc tổchức lại quân đội trên cơ sở quốc gia, thay thế cho những liên quân mang tính địa phương. Tháng 4năm 1645, quân đội mới được thành lập với tổng tư lệnh là Sir Thomas Fairfax và Cromwell là phótổng tư lệnh, hàm trung tướng kỵ binh. Lúc đó, quân số chiến trường của phe nghị viên gần gấp đôicủa nhà vua. Trong trận Naseby tháng 6 năm 1645, quân nghị viên giành một chiến thắng hủy diệttrước quân nhà vua. Cromwell đã chỉ huy cánh quân của ông một cách xuất sắc tại Naseby và lạimột lần nữa hạ gục đội kỵ binh hoàng gia. Trong trận Langport ngày 10 tháng 7 năm 1645, Cromwelltham gia trong thất bại của đội quân đáng kể cuối cùng của lực lượng hoàng gia. Hai trận đánh đó đãkết thúc hy vọng chiến thắng của nhà vua và các chiến dịch của phe nghị viện sau đó chỉ còn là tấncông, bao vây và đánh chiếm các vị trí phòng thủ của quân hoàng gia ở phía tây nước Anh. Tháng10 năm 1645, Cromwell bao vây và chiếm được Basing House, nơi ông đã giết hàng trăm quân đónggiữ của phe hoàng gia sau khi họ đã đầu hàng. Cromwell cũng tham gia các trận vây hãm ởBridgwater, Sherborne, Bristol, Devizes, và Winchester, rồi sau đó trải qua nửa đầu năm 1646 trongviệc dập tắt các kháng cự cuối cùng của quân đội hoàng gia ở Devon và Cornwall. Charles I đầuhàng những người Scotland ngày 5 tháng 5 năm 1646, cuộc nội chiến kết thúc. Cromwell và Fairfaxchính thức chấp nhận sự đầu hàng của phe hoàng gia ở Oxford vào tháng 6 năm đó.Cromwell không hề được huấn luyện bài bản về chiến lược quân sự và ông cũng chỉ sử dụng độihình kỵ binh ba hàng rất phổ biến thời bấy giờ. Những điểm mạnh của ông nằm ở khả năng lãnhđạo, huấn luyện, kỷ luật và đạo đức của một người cầm quân với binh sĩ dưới quyền. Trong một trậnđánh mà cả hai bên đều sử dụng chủ yếu là quân không chính quy, những phẩm chất này trở nênđặc biệt quan trọng và có lẽ đã đóng góp vào chiến thắng quyết định của Cromwell. [23]4. Tham gia chính trường: 1647–1649Tháng 2 năm 1647, Cromwell bị ốm và ông phải xa đời sống chính trị hơn một tháng. Vào lúc ônghồi phục, những thành viên nghị viện đang bị chia rẽ vì vấn đề liên quan đến nhà vua. Phần lớn cácthành viên ở cả hai viện hướng tới một giải pháp làm hài lòng quân đội liên minh Scotland, giải tánquân đội mới và khôi phục ngai vàng cho Charles I đổi lấy việc giành một vùng đất riêng cho giáo hộiScotland. Cromwell phản đối hệ thống giáo hội của những người Scotland mà ông cho rằng sẽ thaythế chế độ quân chủ bằng một hình thức chuyên chế khác. Quân đội mới, bị chọc giận vì khôngđược nghị viện trả khoản tiền lương mà họ còn nợ, kiến nghị chống lại những thay đổi này, nhưngHạ viện đã bác bỏ kiến nghị đó. Tháng 5 năm 1647, Cromwell được cử tới tổng hành dinh quân độiở Saffron Walden để thương lượng, nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận. Tháng 6 năm 1647,một toán kỵ binh do Cornet George Joyce chỉ huy cướp lấy nhà vua khỏi sự giam giữ của nghị viện.Dù Cromwell có gặp Joyce vào ngày 31 tháng 5, nhưng cứ liệu lịch sử chưa đủ để khẳng định ôngcó vai trò như thế nào trong sự kiện đó.Cromwell và Henry Ireton sau đó soạn thảo một bản tuyên ngôn Heads of Proposals đề xuất kiểmtra quyền lực của nhánh hành pháp, thiết lập nên những định chế dân cử mới và phục hồi thể chếquản lý không bắt buộc với nhà thờ. Rất nhiều tướng lĩnh quân đội, như những người theo phongtrào Levellers do John Lilburne đứng đầu, cho rằng như thế là chưa đủ để mang tới sự bình đẳng vềchính trị cho tất cả mọi người, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt ở Putney trong mùa thu năm 1647 giữamột bên là Cromwell, Ireton và bên kia là quân đội. Vụ mâu thuẫn Putney đã không đi tới giải phápnào. Cuộc tranh luận đó, cùng với việc Charles I trốn thoát khỏi Hampton Court ngày 12 tháng 11, đãkhiến Cromwell có thái độ cứng rắn hơn đối với nhà vua.Thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận chính trị với nhà vua đã dẫn đến cuộc nội chiến Anhlần thứ hai vào năm 1648 khi nhà vua tìm cách trở lại ngai vàng bằng vũ lực. Cromwell đánh bại mộtcuộc nổi dậy của quân bảo hoàng ở miền nam xứ Wales rồi sau đó hành quân lên miền bắc đối phóvới lực lượng Scotland có khuynh hướng bảo hoàng. Trong trận Preston, Cromwell, lần đầu tiên nắmtoàn quyền chỉ huy tối cao quân đội, đã dẫn đầu một đội quân 9.000 người giành một chiến thắng vẻvang trước quân địch có quân số đông gấp đôi.Tháng 12 năm 1648, nhóm các nghị viên muốn tiếp tục thương lượng với nhà vua bị khai trừ khỏinghị viện do sức ép từ nhóm lính vũ trang dưới sự chỉ huy của đại tá Thomas Pride, tức sựkiện Pride’s Purge. Những nghị viên còn lại, được biết tới với tên gọi Nghị viện Rump, nhất trí rằngCharles I sẽ bị xét xử dựa trên cáo buộc tội phản quốc. Cromwell lúc bấy giờ vẫn còn ở miền bắcnước Anh để đối phó với sự chống cự của quân đội bảo hoàng. Tuy nhiên, sau khi ông trởlại London, vào ngày diễn ra sự kiện Pride’s Purge, Cromwell nhanh chóng trở thành một người ủnghộ cương quyết những ai muốn đem nhà vua ra xét xử và tuyên án tử hình. Cromwell tin rằng giếtCharles I sẽ là cách duy nhất chấm dứt cuộc nội chiến. Lệnh tử hình nhà vua được ký bởi 59 thànhviên chủ tọa phiên tòa xét xử, bao gồm Cromwell (là người thứ ba ký vào bản án). Charles I bị tửhình ngày 30 tháng 1 năm 1649.