Công thức tính ros -- roa, roe

(1)

ROS là gì? Cơng thức tính ROS?

ROS là từ viết tắt của tỷ lệ doanh lợi trên doanh thu
Cơng thức ROS là:

ROS = Lãi rịng (Lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế) / Doanh thu
thuần

ROA là gì? Cơng thức tính ROA?

ROA là từ viết tắt của tỷ lệ doanh lợi trên tổng tài sản. (cịn gọi là suất sinh lời của tài
sản)

Cơng thức ROA là:

ROA = Lãi ròng (Lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế) / Tổng tài sản
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của q trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản
được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.

ROE là gì? Cơng thức tính ROE?

ROE là từ viết tắt của tỷ lệ doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (còn gọi là suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu)

Cơng thức ROE là:

ROE = Thu nhập rịng (Lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế) / Vốn
chủ sở hữu(hay vốn cổ phần)

Chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau
khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.

Cách tính ROA, REO, ROS - Tỷ suất sinh lời?
Ta có một số cơng thức sau:

FL (Financial Leverage) là địn bẩy tài chính

Cơng thức FL là: FL = 1 + (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu)

Với công thức của FL thêm với công thức của ROE và ROA sau khi biến đổi ta sẽ có
cơng thức tính ROE như sau:

ROE = ROA x FL tức là: ROE = (Lãi ròng / Tổng tài sản) x (1 + (Nợ phải trả / Vốn
chủ sở hữu))

Ví dụ:

Có 2 cơng ty cùng kinh doanh khu vui chơi + dịch vụ giải trí, có tên là Thiên Thanh
và Thiên Tân.



(2)

- Lãi ròng thu được trong năm là: 10 tỷ đồng (Thiên Thanh và Thiên Tân có lãi như
nhau)

- Tổng tài sản là 25 tỷ đồng (Thiên Thanh và Thiên Tân có tổng tài sản đưa vào kinh
doanh như nhau)

Như vậy: ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản = 10 tỷ / 25 tỷ = 40%

Nói cách khác là cứ 10 đồng tài sản sử dụng cho kinh doanh thì sẽ thu được 4 đồng


lãi/năm (Thiên Thanh và Thiên Tân sử dụng tài sản để kinh doanh tốt như nhau).
Vậy thì mua cổ phiếu của công ty nào đây? Chúng ta sẽ tiếp tục so sánh ROE thơi !
ROE = Lãi rịng / Vốn chủ sở hữu

- ROE (Thiên Thanh) = 10 tỷ / 20 tỷ = 50%
- ROE (Thiên Tân) = 10 tỷ / 10 tỷ = 100%

Thiên Thanh lãi 50% vốn, Thiên Tân lãi 100% vốn

Với kết quả trên thì Thiên Tân ngon hơn Thiên Thanh, vì: ROE (Thiên Tân) > ROE
(Thiên Thanh) mà.

tiếp nhé:

Vì ROA của 2 cơng ty là như nhau nên ta có: ( cho nên mình sẽ lấy cơng thức tính FL
và quan hệ của ROE với ROA & FL ở trên)

ROE (Thiên Tân) = ROA x FL (Thiên Thanh) = 40% x (1 + (5/20)) = 50%
ROE (Thiên Tân) = ROA x FL (Thiên Tân) = 40% x (1 + (15/10)) = 100%

Địn bẩy tài chính có ảnh hưởng lớn đến lãi; Vay nợ càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu càng cao

Thế nhưng các bạn hãy nhớ 2 trường hợp sau đây:

Trong trường hợp rủi ro cơng ty bị phá sản thì các chủ nợ sẽ được thu hồi vốn trước,
các bạn là người bỏ vốn tham gia sở hữu cơng ty thì sẽ được chi trả sau cùng. Nếu đã
bán hết tài sản mà cũng chỉ đủ trả nợ thì các bạn “thua”

Trường hợp năm nay các chú dân quân ở phường kiểm tra dữ q khơng làm ăn gì


được, lãi rịng chỉ đủ trả lãi vay thì các bạn cũng “thua”

Lưu ý:



(3)


ROS là gì? Bạn đã bao giờ nghe về chỉ số ROS trong chứng khoán chưa? ROS hay còn gọi là lợi tức bán hàng, được dùng để đánh giá hoạt động của một công ty. Cùng tìm hiểu các kiến thức cụ thể về chỉ số ROS trong bài viết dưới đây với Luanvan24. 

Mục lục

1. ROS là gì? 

Công thức tính ros -- roa, roe
ROS là gì?

  • Với những bạn đọc còn đang băng khoăn Chỉ số ROS là gì? thì ROS (Return On Sales) là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, hay tỷ suất sinh lời trên doanh thu hoặc suất sinh lời của doanh thu
  • ROS cho biết số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • ROS là chỉ số được sử dụng trong ngành chứng khoán nhằm giúp nhà đầu tư xác định mức độ hoạt động hiệu quả của đơn vị.
  • Để đánh giá tài chính của một doanh nghiệp nào đó, việc xem xét và đánh giá các chỉ số như ROA, ROE và ROS là vô cùng cần thiết.
  • ROS là cổ phiếu của công ty CP Xây dựng FLC Faros được phát hành và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM ngày 01/09/2016.

2. Ý nghĩa ROS

Theo các chuyên gia nhận định, ROS có vai trò và ý nghĩa vô cùng lớn trong bước đánh giá hiệu quả hoạt động, lợi nhuận doanh nghiệp và tìm ra chiếc lược cải thiện tối ưu.

2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động 

  • ROS là một trong những chỉ số đo lượng hiệu quả hoạt động của một công ty. ROS là chỉ số thể hiện tỷ lệ sinh lời dựa trên doanh thu. Có nghĩa rằng với 1 đô la doanh thu công ty đó thu được bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. 
  • Tuy nói rằng, mỗi công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ có những tỉ lệ ROS khác nhau, nhưng với các công ty cùng ngành, con số này thực sự thể hiện chân thực nhất hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Các công ty thường tìm cách tối giảm chi phí để từ đó có thể tối đa lợi nhuận. Chi phí càng thấp, lợi nhuận càng cao thì chỉ số ROS của công ty đó càng cao, thể hiện rằng công ty đang hoạt động đúng hướng và phát triển. 
  • Ngược lại với trường hợp công ty có chi phí sản xuất quá lớn dẫn đến lợi nhuận ngày càng thấp, ảnh hưởng đến tốc độ hồi vốn của công ty. Khi đó, lợi nhuận thấp, ROS cũng thấp, công ty đang dần đối mặt với các vấn đề tài chính nghiêm trọng. 

2.2. Cải thiện chiến lược 

Việc hiểu rõ và biết cách xác định, tính ROS sẽ hỗ trợ xác định được hiệu quả hoạt động và các chỉ số lợi nhuận từ đơn vị sẽ giúp các nhà quản lý tìm ra hướng giải quyết và các chiến lược cải thiện cụ thể.

2.3. Là chỉ số đánh giá lợi nhuận

  • ROS là gì? Đã giải thích ở trên, thông qua ROS có thể nhận biết được mức lợi nhuận của công ty và hiệu quả hoạt động của công ty đó. 
  • Rất khó để một công ty có thể tác động đến chỉ số ROS ngoài việc tích cực giảm chi phí và tăng lên doanh thu của công ty. Một chỉ số ROS tốt là đích mà nhiều doanh nghiệp hướng đến nên con số này hoàn toàn là một chỉ số có thể tin tưởng. 
  • Một số người thường nhầm lẫn ROS và cổ phiếu.  ROS là cổ phiếu gì? Cổ phiếu ROS là gì? Đây hoàn toàn là hai chỉ số khác nhau. Cổ phiếu ROS là mã cổ phiếu của một công ty trên thị trường. Còn ROS là chỉ số thể hiện tỷ lệ sinh lời mà bất kỳ công ty nào cũng có.

3. Công thức tính ROS 

Công thức tính ros -- roa, roe
Công thức tính ROS

Tỷ số ROS là gì? Làm sao để có thể tính toán được hệ số ROS cho một công ty. Cần thực hiện 3 bước dưới đây để có thể xác định ROS là gì, cách tính chuẩn nhất của ROS. 

3.1. Cách tính ROS thường 

Hệ số ROS là gì? Câu hỏi này đã được định nghĩa và trả lời trong phần 1 của bài viết. Vậy làm sao để có thể tính hệ số ROS của một công ty?

Công thích tính ROS như sau:

  • ROS = Lợi nhuận/ doanh thu

Trong công thức này các thành phần được xác định như sau.

  • Lợi nhuận 

Lợi nhuận là số tài sản mà công ty thu được sau khi đã trừ đi các khoản vốn cần bỏ ra trong một thời gian kinh doanh nhất định. Lợi nhuận sau thuế thường được lấy từ báo cáo kinh doanh. 

Trong công thức này, lợi nhuận được tính bằng lợi nhuận sau thuế. Con số này được tính tùy theo chính sách, quy định của mỗi quốc gia. Lợi nhuận sau thuế hay còn được gọi là lợi nhuận ròng. 

  • Doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền mà công ty thu được trong một khoảng thời gian kinh doanh nhất định. 

3.2. Cách tính cho Doanh nghiệp 

Tỷ số ROS là gì? Làm sao để có thể tính toán được hệ số ROS cho một công ty. Cần thực hiện 3 bước dưới đây để có thể xác định ROS là gì, cách tính chuẩn nhất của ROS.

Bước 1: Xác định doanh thu

  • Bạn cần căn cứ vào các yếu tố được áp dụng trong công thức tính ROS là gì đã được giới thiệu cụ thể ở phần 2 để có thể tính chính xác chỉ số ROS của một công ty. 
  • Đầu tiên, cần xác định doanh thu của công ty trong một thời gian nhất định. Chỉ số ROS thường được tính trong khoảng thời gian từ 1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm tùy theo kế hoạch của công ty. 
  • Có thể lấy số liệu về doanh thu của công ty thông qua báo cáo doanh thu. 

Bước 2: Xác định lợi nhuận 

  • Sau khi đã xác định được doanh thu của doanh nghiệp, bạn cần xác định lợi nhuận để có thể tính được ROS là gì?. Lợi nhuận có thể được tính bằng việc dùng doanh thu trừ đi những khoản vốn đã xuất ra trong thời gian xác định trên. 
  • Sau đó, cần dựa theo chính sách thuế của từng đất nước mà doanh nghiệp hoạt động, cuối cùng tính ra lợi nhuận sau thuế. 

Bước 3. Áp dụng công thức

  • Sau khi hoàn thiện hai bước trên, bạn có thể áp dụng công thức tính hệ số ROS được giới thiệu trong phần 2 và tính chỉ số ROS.
  • ROS được xác định theo tỷ lệ phần trăm. Vậy nên sau khi tính công thức trên, cần nhân với 100% để nhận được chỉ số ROS chính xác nhất của một doanh nghiệp. 

4. Ví dụ về ROS

  • Để bạn có thể hiểu rõ hơn về chỉ số ROS là gì? Dưới đây là ví dụ về chỉ số ROS của một công ty cụ thể. 
  • Ví dụ:  Một công ty tạo ra doanh thu là 100.000 đô la trong vòng 1 năm và chi phí hoạt động là 30.000 đô la. Khi đó, lợi nhuận của công ty đó là 70.000 đô la (Trong trường hợp không bị đánh thuế).
  • Sau đó, áp dụng công thức, ta có thể tính được tỉ số ROS của công ty này là 70%
  • Trong ví dụ trên, đây chỉ là một con số ví dụ để bạn hiểu rõ hơn về cách tính của ROS. Song, qua đó có thể hiểu được rằng, doanh thu không phải là con số duy nhất thể hiện hiệu quả hoạt động của công ty. 
  • Một công ty có doanh thu cao nhưng chi phí cũng cao lợi nhuận thu được cũng sẽ thấp theo. Từ đó kéo theo chỉ số ROS thấp. 
  • Nếu chi phí thấp và có mức doanh thu cao, điều này sẽ khiến cho chỉ số ROS tăng lên, thể hiện hoạt động ổn định của một công ty. 

Với bạn đọc đang muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các chỉ số kinh tế, quan tâm tới đơn vị hỗ trợ, hướng dẫn làm báo cáo thực tập, nghiên cứu khoa học, Viết thuê luận văn, truy cập ngay Luanvan24.vn- đơn vị cung ứng dịch vụ giáo dục hàng đầu trên toàn quốc, để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết 

5. Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

Công thức tính ros -- roa, roe
Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, có 3 trường hợp phổ biến về chỉ số ROS:

  • ROS < 0 (âm): Công ty thua lỗ nên chi phí bị âm. 
  • 0 < ROS < 10%: Công ty đang trên đà phát triển.
  • ROS > 10%: Đơn vị có lãi, phát triển tốt- đây được xem là chỉ số ROS tốt và lý tưởng nhất.
  • Tuy nhiên trên thực tế, chỉ số ROS cần được đánh giá trong nhiều năm. Với một số đơn vị, dù ROS > 10% nhưng lại suy thoái mạnh mẽ so với các năm trước, cho thấy đơn vị đang có dấu hiệu đi xuống.
  • Đồng thời, việc ROS âm đôi khi lại liên quan tới chiến lược cụ thể của đơn vị. Các nhà đầu tư nên xem xét kỹ các khía cạnh khác như ROA, ROE của công ty để có quyết định đầu tư sáng suốt nhất.

5.1. Đánh giá chung theo hệ số ROS 

ROS âm 

  • ROS âm là con số mà không doanh nghiệp nào mong muốn.
  • ROS âm cho thấy rằng doanh nghiệp đang chịu lỗ. Có nghĩa rằng lúc này không hề có lợi nhuận. 
  • Trong công thức tính ROS khi chi phí quá lớn vượt qua cả doanh thu có thể tạo ra giá trị lợi nhuận âm. Không tạo ra được lợi nhuận. Tuy nhiên trường hợp này rất ít xảy ra. 
  • Nếu doanh thu âm dẫn đến việc lợi nhuận cũng sẽ âm. Điều này luôn đúng nếu không tính đến cách chính sách về thuế. Nếu ROS âm, có thể doanh nghiệp đang tiến hành các công đoạn đầu tư, xây dựng và phát triển chứ chưa sinh lời. 

ROS dương 

  • ROS dương là con số thường thấy và là điều kiện lý tưởng mà một doanh nghiệp hướng đến.
  • ROS càng cao, doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả (so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành).
  • ROS dương cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và đã bắt đầu sinh lời, tạo ra những giá trị nhất định dựa trên doanh thu thu được, dòng tiền được sử dụng hợp lý. 
  • ROS dương thể hiện những bước đi đúng đắn của doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh của mình và bắt đầu có sự phát triển, tái đầu tư và tạo ra lợi nhuận trong khoảng lời gian tiếp theo. 
  • Một trường hợp khác, khi doanh thu âm, lợi nhuận chắc chắn cũng âm. Lúc này, kết quả chỉ số ROS trả giá trị dương. Song đây là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần điều chỉnh lại việc sử dụng nguồn vốn và đầu tư sao cho hợp lý. 

5.2. Đánh giá kèm theo điều kiện 

a) Theo trung bình ngành

  • Chỉ số ROS sẽ có sự chênh lệch giữa các ngành nghề. Việc đem chỉ số ROS giữa các ngành nghề sản xuất so sánh với ngành dịch vụ sẽ không mang lại cách nhận định, đánh giá đúng.
  • Nhà đầu tư và quản lý nên so sánh chỉ số ROS dựa trên chỉ số trung bình chung của ngành, lĩnh vực. 
  • Với trường hợp ROS của doanh nghiệp lớn hơn trung bình ngành thì doanh nghiệp đang hoạt động tốt trong ngành.
  • Với trường hợp ROS của doanh nghiệp nhỏ hơn trung bình ngành thì doanh nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả trong ngành.

b) Theo kết quả đã có trong quá khứ 

Để có đánh giá tối ưu nhất, ngoài so sánh với trung bình ngành, nhà đầu tư cũng nên so sánh chỉ số ROS của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại ( ít nhất so với 3 năm trước đó).

c) Theo thời gian hoạt động 

Đánh giá đơn vị theo thời gian hoạt động sẽ cho thấy sự phát triển của đơn vị mang tính vững chắc hay thiếu ổn định.

d) Theo chiến lược hoạt động 

Trong một số trường hợp nhất định, việc để chỉ số ROS âm được cho là chiến lược của doanh nghiệp. Điển hình là các báo cáo thua lỗ từ CocaCola, Uber…

e) Theo chu kỳ hoạt động kinh doanh 

Chu kỳ hoạt động kinh doanh cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số ROS.

Thông thường, 1 doanh nghiệp sẽ có chu kỳ sống gồm 4 giai đoạn:

  • Khởi nghiệp và xây dựng:Trong giai đoạn này, chỉ số ROS thường âm, tuy nhiên đây là một dấu hiệu bình thường và cần thêm thời gian để đánh giá..
  • Tăng trưởng: Trong giai đoạn này, chỉ số ROS thường tăng nhanh và có thể chạm tới các ngưỡng vượt mức.
  • Trưởng thành: Giai đoạn trưởng thành là thời điểm doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, các chỉ số ROS thường sẽ tăng nhưng không quá lớn như giai đoạn trước
  • Giai đoạn sau trưởng thành: Sau trưởng thành, các doanh nghiệp thường đứng trước 3 lựa chọn: làm mới lại, suy thoái, duy trì tình trạng ổn định. Làm mới lại đồng nghĩa với việc bắt đầu xây dựng lại doanh nghiệp chỉ số ROS có thể sẽ âm, suy thoái giá trị chỉ số ROS sẽ ngày càng giảm, duy trì tình trạng ổn định giá trị ROS sẽ ở mức tương đương với giai đoạn trưởng thành.

6. Mối quan hệ giữa ROS – ROA – ROE

Với các nhà đầu tư và quản lý các công ty, doanh nghiệp, việc nắm rõ các khái niệm ROS là gì, chỉ số ROA là gì, chỉ số ROE là gì và mối quan hệ giữa 3 chỉ số này vô cùng quan trọng trong vấn đề đầu tư và quản lý đơn vị hiệu quả.

Công thức tính ros -- roa, roe
Mối quan hệ giữa ROS với ROA và ROE

6.1. Chỉ số ROS với ROA

  • Chỉ số ROA ( Return On Asset) là chỉ số lợi nhuận trên tài sản thể hiện sự tương quan giữa mức sinh lợi nhuận và tài sản của một công ty cụ thể.
  • Khi tỉ số ROS tăng, chỉ số ROA cũng tăng trưởng. Ngược lại, khi ROS giảm, chỉ số ROA cũng giảm, tương ứng với việc đơn vị đang quản lý chi phí chưa hiệu quả.

6.2. Chỉ số ROS với ROE

  • ROE là từ viết tắt của Return on Equity- tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số ROE sẽ phản ánh trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn và mức rủi ro cơ cấu tài sản.
  • Nếu ROE cho thấy khả năng đầu tư và sử dụng nguồn vốn của đơn vị thì ROS thể hiện khả năng tái đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. 

Thông qua bài viết, Luận văn 24 đã cung cấp tới bạn đọc khái niệm chỉ số ROS là gì và các thông số, thông tin liên quan. Với bạn đọc còn băn khoăn về vấn đề trên, liên hệ trực tiếp với Luanvan24 qua số điện thoại: 0988 552 424 hoặc qua địa chỉ email: [email protected] để được hỗ trợ chi tiết.

3.5/5 (2 Reviews)

Đặng Thu Trà

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.