Công thức hóa học của xỉ than đá

Xỉ than là gì? Xỉ than là một loại chất thải chủ yếu phát sinh sau quá trình đốt than tại các nhà máy nhiệt điện. Tuy là một chất thải nhưng xỉ than cũng có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong lọc nước và trồng cây. Trong bài viết này, Primer sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số tác dụng điển hình của xỉ than.

Xỉ than là một loại phế phẩm được hình thành sau khi đốt cháy các loại than như than đá, than bùn, than tổ ong,… Vì được cấu tạo từ các chất vô cơ không thể bị đốt cháy dưới nhiệt độ nên xỉ than có độ xốp cao.

Công thức hóa học của xỉ than đá
Xỉ than là một loại phế phẩm được hình thành sau khi đốt cháy các loại than như than đá

Ngày nay, hầu hết các gia đình đều sử dụng bếp ga, bếp từ, bếp hồng ngoại nên xỉ than ít được tạo ra từ hoạt động đun nấu thường ngày. Nó chủ yếu đến từ các nhà máy nhiệt điện với số lượng rất lớn.

Về phân loại, xỉ than được chia ra làm 2 loại sau:

  • Xỉ than thô: Đây là loại xỉ than chưa qua xử lý và nó chủ yếu được dùng để trồng cây hoặc tham gia vào quá trình sản xuất các nguyên vật liệu xây dựng.
  • Xỉ than mịn: Là loại xỉ than đã qua xử lý có kích thước nhỏ hơn xỉ than thô và thường được sử dụng sản xuất gạch, bê tông, xi măng.

Xỉ than có độc không?

Theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của xỉ than có chứa một số loại kim loại nặng có độc tính cao như chì, uranium, thủy ngân,… Nếu không được xử lý đúng cách, những chất độc hại này có thể rò rỉ ra môi trường và gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Không những vậy, xỉ than khi được dùng làm vật liệu xây dựng còn có thể giải phóng các hợp chất độc hại nếu bị mài mòn hoặc phá vỡ.

Nếu tiếp xúc và sử dụng nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng có trong xỉ than, con người sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp, da và huyết áp, thậm chí là ung thư, tử vong. Trẻ em bị nhiễm độc từ xỉ than sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Công thức hóa học của xỉ than đá
Con người sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp, da và huyết áp khi tiếp xúc với kim loại nặng có trong xỉ than

Như vậy, xỉ than là một chất gây độc nếu không được xử lý đúng cách. Còn nếu biết cách xử lý, nó sẽ là một loại vật liệu có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.

Tác dụng của xỉ than trong cuộc sống hàng ngày

Mặc dù xỉ than chứa nhiều chất gây độc nhưng nếu biết xử lý, chúng sẽ rất hữu dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Cụ thể là:

Tận dụng lại các oxit kim loại có trong xỉ than

Xỉ than là một mỏ tài nguyên lớn nếu chúng ta biết cách tận dụng lại những oxit kim loại có trong đó, ví dụ như nhôm, sắt, silic, magie, kali, natri, photpho, mangan,…..

Theo một nghiên cứu, lượng titan có trong xỉ than của nhà máy nhiệt điện điện Vĩnh Tân 4 còn lớn hơn nhiều so với mỏ Titan ở Bình Thuận.

Trồng cây

Với đặc tính xốp, nhẹ, xỉ than thường được dùng để phối trộn vào đất cùng với một số thành phần khác để tạo môi trường cho rễ cây phát triển. Nhờ có xỉ than mà đất trồng cây trở nên tơi xốp, thông thoáng, hạn chế ngập úng khi tới mùa mưa hoặc khi bị tưới nước quá nhiều.

Công thức hóa học của xỉ than đá
Nhờ có xỉ than mà đất trồng cây trở nên tơi xốp, thông thoáng

Làm nền nhà

Xỉ than có thể được sử dụng để làm lớp lót nền sàn nhà với vai trò là chống sụt lún và tiết kiệm nguyên vật liệu xây dựng.

Việc tận dụng xỉ than sẽ góp phần giảm thiểu một lượng lớn chất thải thải ra môi trường, giúp tiết kiệm chi phí và góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.

Sản xuất xi măng

Trong xỉ than có chứa thành phần thích hợp để sản xuất xi măng, giúp tiết kiệm một lượng lớn nguyên liệu sản xuất xi măng cho các doanh nghiệp.

Sản xuất gạch nung và gạch không nung

Tro bay trong xỉ than có chứa oxit kim loại trộn lẫn với đất sét và một lượng nhỏ carbon chưa được cháy hết. Chính vì vậy mà nó là một thành phần hữu ích được dùng trong sản xuất gạch nung và gạch không nung.

Gạch không nung thường được đúc thủ công bằng tay hoặc bằng máy. Loại gạch này chủ yếu được dùng để xây dựng các công trình không có yêu cầu cao về độ bền bỉ, ví dụ như tường bao, bờ sông, chuồng lợn,….

Công thức hóa học của xỉ than đá
Xỉ than là một thành phần hữu ích được dùng trong sản xuất gạch nung và gạch không nung

Cách xử lý xỉ than tổ ong nuôi cá, trồng cây

Xỉ than tổ ong sau khi mua về cần được lựa chọn lại để chọn ra những cục chất lượng, sau đó mới đem đi xử lý. Cục xỉ than bạn chọn phải chín hết (chỉ có màu vàng, không còn xót màu đen) vì nếu chưa chín hết, xỉ than sẽ có nhiều tạp chất độc hại và gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng. Ngoài ra, cục xỉ than đó phải chắc chắn, không chọn những cục động vào là vỡ.

Sau khi đã chọn xong, chúng ta sẽ tiến hành xử lý xỉ than theo các bước sau.

Bước 1: Ngâm trong nước vôi trong khoảng 2 ngày

Đổ nước vào một chiếc thùng, thau hoặc chậu lớn, sau đó bỏ một ít vôi bột vào và khuấy đều. Sau đó bỏ các cục xỉ than vào để khử khuẩn trên xỉ than.

Bước 2: Ngâm trong nước sạch để xả bớt vôi đi

Sau khi ngâm với nước vôi trong khoảng 2 – 3 ngày, bạn hãy vớt những viên xỉ than ra và dùng nước sạch để rửa lại. Tiếp đó là đổ nước mới vào thùng và thả những cục xỉ than này vào, ngâm thêm khoảng 2-3 ngày nữa.

Bước 3: Đem đi phơi khô và đập nhỏ

Công thức hóa học của xỉ than đá
Đem xỉ than đi phơi khô và đập nhỏ

Sau 2 – 3 ngày, bạn hãy lấy những viên xỉ than này ra và mang đi phơi khô. Khi chúng đã khô rồi, bạn chỉ cần dùng một cái chày hoặc vật nặng nào đó để đập chúng ra thành các vụn lớn nhỏ khác nhau. Sau đó dùng một chiếc rổ có những chiếc lỗ vừa phải để sàng lọc các viên xỉ than. Những viên xỉ than có kích thước tầm 5mm sẽ để qua một bên, còn những viên lớn sẽ để vào thùng riêng. Phần bụi mịn của xỉ than bạn có thể mang đi đổ vào đất vườn ở nhà.

Mục đích của việc đập dập xỉ than là để làm giá thể trồng cây hiệu quả hơn. Còn nếu bạn dùng xỉ than tổ ong lọc nước, bạn không cần đập quá nhuyễn.

Cách dùng xỉ than trồng cây

Bạn không thể nào chỉ dùng mỗi xỉ than để trồng cây được vì chúng là chất vô cơ nên không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Chính vì vậy, bạn cần phải trộn xỉ than cùng với các thành phần khác nữa. Cụ thể là:

  • Trộn xỉ than với các nguyên liệu khác như trấu hun, đất peatmoss, pumice, perlite để làm tăng khả năng thoát nước cho đất. Loại đất này sẽ thích hợp để trồng các loại cây mọng nước như sen đá, xương rồng, nha đam…
  • Xỉ than được dùng để lót một lớp dưới đáy chậu nhằm tăng tính thoát nước và tránh bị ngập úng. Ngoài ra, xỉ than còn giúp đất duy trì độ ẩm vừa phải cho đất, tránh trường hợp đất quá ẩm dẫn đến sản sinh ra các loại nấm mốc gây hại cho cây trồng.
    Công thức hóa học của xỉ than đá
    Xỉ than giúp đất duy trì độ ẩm vừa phải cho đất
  • Trộn xỉ than cùng với đất thịt và các loại phân trùn quế, đất sạch, phân bò, trấu hun… khi muốn trồng rau sạch hoặc cây cảnh. Xỉ than sẽ giúp làm tăng độ tơi xốp cho đất, giúp đất không bị nén chặt lại sau một thời gian dài, từ đó tạo độ thông thoáng cho rễ cây để giúp cây phát triển tốt hơn.
  • Dùng xỉ than để rải lên trên bề mặt của chậu cây cảnh. Khi được trồng quá lâu, lớp đất trên bề mặt của chậu cây sẽ bị chai cứng và khiến nước hay bị trôi ra ngoài lúc tưới nước. Việc rải xỉ than lên trên bề mặt đất không chỉ giúp làm mát cho rễ cây mà còn giúp cho việc tưới nước trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, xỉ than còn giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho chậu cây.

Qua những thông tin vừa chia sẻ ở trên, các bạn chắc hẳn đã hiểu được xỉ than là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn biết cách xử lý xỉ than để sử dụng an toàn và hiệu quả hơn. Ngoài việc dùng xỉ than tổ ong lọc nước nuôi cá, bạn có thể chọn cách đơn giản hơn là dùng máy lọc nước RO công nghiệp. Cách này sẽ giúp bạn có được nguồn nước sạch để sử dụng mà không tốn nhiều thời gian, công sức.