Công tác kiểm tra đánh giá ở trường thpt năm 2024

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đỗ Đức Thái, Khoa Toán – Tin, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Chủ biên Chương trình GDPT 2018 môn Toán, Tổng chủ biên SGK môn Toán, Bộ sách Cánh Diều; đồng chí Bùi Anh Đào, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cùng các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và đông đủ cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường Tiểu học, THCS trong toàn huyện.

Công tác kiểm tra đánh giá ở trường thpt năm 2024

Phát biểu khai mạc, đồng chí Bùi Anh Đào, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện khẳng định: Năm học 2023 - 2024 cả 3 cấp học đều thực hiện Chương trình GDPT 2018. Tại huyện Ý Yên sau mấy năm triển khai thực hiện, Chương trình đã đem lại một số kết quả tích cực ban đầu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và không ít khó khăn, trong đó phải kể đến công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo Chương trình GDPT 2018. Vì vậy để thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả, nội dung buổi tập huấn được tổ chức trong dịp này là rất quan trọng và hữu ích đối với mỗi giáo viên và cán bộ quản lý. Các thầy cô giáo của cả 2 cấp học trên địa bàn huyện cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung theo dõi, tiếp thu và tích cực trao đổi, chia sẻ về các nội dung tập huấn để chỉ đạo đúng hướng đối với nhiệm vụ chuyên môn của cấp học đồng thời tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả tại đơn vị mình và tổ chức vận dụng sáng tạo, phù hợp trong thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo Chương trình GDPT 2018, nhằm đạt được mục tiêu dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Công tác kiểm tra đánh giá ở trường thpt năm 2024

Tại buổi tập huấn, các thầy cô giáo đã được nghe Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đỗ Đức Thái, Khoa Toán – Tin, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Chủ biên chương trình GDPT 2018 môn Toán, Tổng chủ biên SGK môn Toán, Bộ sách Cánh Diều phân tích sự giống và khác nhau giữa giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 với Chương trình giáo dục hiện hành; giới thiệu tổng thể về “Định hướng kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh”. Đồng thời trực tiếp chia sẻ và hệ thống lại những nội dung quan trọng, cần lưu ý về việc đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá học sinh thực hiện Chương trình GDPT 2018. Theo đó, năm học 2023 – 2024, đối với lớp 1, 2, 3, 4 việc kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT và lớp 6, 7, 8 theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT. Phương pháp kiểm tra đánh giá theo Thông tư mới chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, chú trọng đánh giá các năng lực tư duy; không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Các hình thức đánh giá thường xuyên, bằng cách nêu câu hỏi trực tiếp, ra đề kiểm tra định kỳ, cuối kỳ, làm phiếu bài tập... nhằm mục đích khắc sâu cho các em những kiến thức đã học, giúp các em đạt các mức độ theo yêu cầu, hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, từ đó phân hóa đối tượng để có cách thức giảng dạy phù hợp hơn. Ngoài ra, GS.TSKH Đỗ Đức Thái hướng dẫn “Xây dựng ma trận đề và đề kiểm tra môn Toán cấp Tiểu học và THCS” cho học viên là cán bộ quản lý và Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên 64 trường Tiểu học và THCS trong toàn huyện. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở cả 2 cấp học Tiểu học và THCS như thổi một “làn gió mới” vào các trường học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và phát triển năng lực học tập của học sinh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới toàn diện GD&ĐT theo định hướng Chương trình GDPT 2018.

Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm học 2021-2022 của ngành giáo dục và các nhà trường bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid- 19. Tuy nhiên, với sự chủ động, linh hoạt, việc thực hiện các nội dung, chương trình các cấp học, trong đó có công tác kiểm tra, đánh giá học sinh phổ thông đã được ngành giáo dục và các nhà trường thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng và phù hợp với yêu cầu của công tác phòng chống dịch Covid-19.

Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Thạch Quang Thịnh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Văn (thị xã Duy Tiên) cho biết: Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhà trường đã xác định tiếp tục thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ năm học gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh. Đối với công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, sau khi học sinh đi học trở lại, nhà trường đã căn cứ kết quả rà soát việc học tập trực tuyến các khối lớp; khẩn trương tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh. Đồng thời, thực hiện dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu, kết hợp với việc ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh hạn chế điều kiện học trực tuyến. Việc thực hiện đánh giá học sinh được thực hiện theo sự chỉ đạo cụ thể đối với từng khối, lớp, trong đó có sự quan tâm tập trung hơn đối với học sinh lớp 6 đang học theo chương trình và sách giáo khoa mới.

Công tác kiểm tra đánh giá ở trường thpt năm 2024

Một giờ học của học sinh lớp 6, Trường THCS Liêm Tuyền (TP Phủ Lý).

Trên cơ sở bám sát định hướng chung, không chỉ Trường THCS Đồng Văn mà ở tất cả các trường trung học đều có sự chủ động, linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Theo đó, các nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học thực tiễn của đơn vị.

Hình thức kiểm tra, đánh giá được tổ chức theo đúng các quy định về kiểm tra, đánh giá của Bộ GD&ĐT, không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình; không kiểm tra, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu bài thực hành, thí nghiệm. Hầu hết các trường đều xây dựng phương án thực hiện kiểm tra, đánh giá trực tiếp, kể cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, bảo đảm nghiêm túc, đúng quy chế về kiểm tra, đánh giá học sinh và các quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Từ kinh nghiệm tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh trong điều kiện dịch Covid-19 phức tạp, các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với học sinh trung học của các nhà trường cho thấy phải làm tốt tất cả các khâu, quy trình, công đoạn thực hiện kiểm tra, đánh giá từ việc xây dựng ma trận, đặc tả của đề kiểm tra có sự cân đối phù hợp về tỉ lệ giữa câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông; phải chủ động trong việc xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá.

Đối với học sinh tiểu học, ngành giáo dục đã sớm có các hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức dạy học, đánh giá học sinh phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ở những địa phương mà học sinh không thể đến trường do dịch bệnh, các trường sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ cho học sinh theo hình thức trực tuyến. Đối với những khu vực đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch, học sinh có thể đến trường học tập, các trường tập trung ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh và thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ trực tiếp.

Mặc dù trong năm học này, học sinh các lớp 1, lớp 2 đang học theo Chương trình và sách giáo khoa mới, nhưng chủ yếu học qua truyền hình, các nhà trường chưa đánh giá chính xác kết quả thu nhận được kiến thức của học sinh nên khi học sinh được tới trường, các nhà trường đã thực hiện ngay việc củng cố kiến thức và chuẩn bị các điều kiện tổ chức kiểm tra định kỳ trực tiếp. Với lớp 3, 4, 5, do đa phần học sinh đã có kỹ năng học tập, làm bài nên việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện sẽ có nhiều thuận lợi. Trước khi thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đổi với học sinh tiểu học, các nhà trường đã lên kế hoạch, thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ và làm tốt việc ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung "cốt lõi" đối với môn học.

Ngoại trừ một số ít trường học đang phải cho học sinh học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trường còn lại đã hoàn thành việc kiểm tra giữa kỳ (đối với học sinh trung học) và tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh hết học kỳ I ngay những ngày đầu của năm mới 2022, bảo đảm đúng tiến độ chương trình. Cùng với đó, công tác bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ phòng, chống dịch vẫn được quan tâm đặt lên hàng đầu. Các trường vẫn có sự chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị phòng dịch, làm tốt công tác giám sát và theo dõi sức khỏe học sinh.

Với việc triển khai kịp thời, đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác phòng, chống dịch và thực hiện kế hoạch năm học, đến thời điểm này, ngành giáo dục đã và đang nỗ lực bảo đảm tốt khung chương trình năm học.