Mục tiêu đánh giá cuối độ tuổi nhà trẻ năm 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH 11-11

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

Khối Nhà trẻ (25 – 36 tháng)

  1. Phát triển thể chất:

- Thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau.

- Ngủ 1 giấc buổi trưa.

- Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân.

- Giữ được thăng bằng trong vận động đi/chạy thay đổi tốc độ nhanh – chậm theo cô

hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay.

- Thực hiện được các phối hợp vận động tay – mắt: tung- bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1 – 1,2 m.

- Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng.

- Thể hiện được sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng 1 tay (tối thiểu 1,5m).

- Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay – thực hiện “múa khéo”.

- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay – mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn, vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuổi đeo cổ.

- Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh…)

- Chấp nhận: đội mữ khi đi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh.

- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở.

- Biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch vật sắc nhọn..,) khi được nhắc nhở.

II. Phát triển nhận thức

- Biết sử dụng các giác quan: sờ, nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.

- Chỉ/nói tên, lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu.

- Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu.

- Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

- Nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi.

- Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc.

- Trẻ nghe và nhận biết được âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.

- Biết sờ, nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng, mềm, trơn, xù xì…

- Biết tên, chức năng chính của một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai,tay, chân.

- Biết tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

- Biết được hình tròn, hình vuông, kích thước to nhỏ.

- Biết vị trí trong không gian (trên, dưới, trước, sau ) so với bản thân trẻ.

- Biết tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân.

- Biết tên đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của lớp.

- Biết tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình.

- Biết tên của cô giáo, các bạn, nhóm lớp.

III. Phát triển ngôn ngữ:

- Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2 – 3 hành động.

- Hiểu được nội dung truyện ngắn, đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.

- Trả lời các câu hỏi: “ai đây?”, “cái gì đây?”, “… làm gì?”; “…thế nào?”…

- Phát âm rõ tiếng

- Nói được câu đơn, câu có 5- 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.

- Biết sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau:

+ Chào hỏi, trò chuyện.

+ Bày tỏ nhu cầu của bản thân.

+ Hỏi về các vấn đề quan tâm như: “ con gì đây?”; “Cái gì đây?”…

- Nói to, đủ nghe, lễ phép.

- Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.

- đọc được các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3 – 4 tiếng.

- kể lại được đoạn truyện trẻ được nghe nhiều lần, có gợi ý.

- Biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.

- Biết lắng nghe khi người lớn đọc sách.

- Có kỹ năng xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.

IV. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ

- Nói được vài thông tin về bản thân mình (tên, tuổi).

- Thể hiện điều mình thích và không thích.

- Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói.

- Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi.

- Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.

- Biết biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gữi: bắt chước tiếng kêu, gọi.

- Biết chào, tạm biệt, cám ơn, ạ, vâng ạ.

- Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em,

khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại.

- Thực hiện một số yêu cầu của người lớn.

- Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát/bản nhạc quen thuộc.

- Thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (Cầm bút di màu, vẽ nghệch ngoạc).

* ** * *

Mục đích của việc đánh giá trẻ theo giai đoạn là gì?

Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương.

Mục đích của việc quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ là gì?

Mục đích quan sát và đánh giá hoạt động trẻ :Để ghi lại sự tiến bộ của trẻ. Điều này tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên đối với các nhu cầu giáo dục của từng cá nhân trẻ. Cung cấp những thông tin cần thiết khi giáo viên cần đưa ra những quyết định để lập kế hoạch tiếp theo cho trẻ.

Mục tiêu của chương trình giáo dục nhà trẻ là gì?

Mục tiêu chính của giáo dục nhà trẻ là giúp các bé trong nhóm tuổi từ 3 tháng đến 36 tháng phát triển hài hòa về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm – xã hội.

Mục tiêu giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ nhà trẻ là gì?

Mục đích cụ thể hơn của giáo dục tình cảm xã hội đối với trẻ là nhằm: 1/ Giúp trẻ nhận biết và gọi tên những cảm xúc khác nhau, từ đó kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân. 2/ Hình thành cho trẻ kỹ năng xây dựng mối quan hệ tích cực, thể hiện sự quan tâm đến người khác, tôn trọng và giúp đỡ mọi người.