Con trai bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn

Con trai bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về các quan hệ trong hôn nhân và quan hệ trong gia đình, trong đó có quy định cụ thể về điều kiện kết hôn mà pháp luật ghi nhận.

1. Căn cứ pháp lý:

Theo khoản 5 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Con trai bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn

2. Tư vấn điều kiện kết hôn:

Thứ nhất, điều kiện về tuổi kết hôn:

Không giống với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có quy định về tuổi kết hôn là: “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên” mà Luật hôn nhân và gia đình 2014 thêm từ “đủ” để nâng mức độ tuổi kết hôn, đây là nội dung thay đổi quan trọng giữa luật mới và luật cũ để phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự có quy định phải đủ 18 tuổi thì khi tham gia các giao dịch dân sự thì mới không cần sự đồng ý của người đại diện. Vậy, điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi.

Con trai bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn

Thứ hai, điều kiện về ý chí tự nguyện

Việc kết hôn phải là nguyện vọng mong muốn chính đáng của hai bên nam nữ, chứ không phải do bị cưỡng ép hay lừa dối để kết hôn.
Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc trái với ý muốn của họ.

Lừa dối để kết hôn là hành vi cố ý của một bên. Hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.

Thứ ba, điều kiện về năng lực của người muốn kết hôn:

Đó là người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự. Bởi vì người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không có khả năng nhận thức, bày tỏ ý chí kết hôn do vậy họ cũng không thể tự mình kết hôn. Ngoài ra, việc người mất năng lực hành vi dân sự mà kết hôn sẽ có ảnh hưởng giống nòi không đảm bảo được trách nhiệm là chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ.

Thứ tư, điều kiện về các trường hợp cấm kết hôn, theo quy định của pháp luật thì các trường hợp cấm kết hôn là:

  • Cấm kết hôn giả tạo: kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
  • Cấm những người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn:

-Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; -Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

-Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

Dựa trên các yếu tố con người, tâm lý, xã hội, các nhà lập pháp đã xác định rõ độ tuổi người dân được đăng ký kết hôn. Pháp luật cho phép đăng ký kết hôn năm bao nhiêu tuổi?

Được đăng ký kết hôn năm bao nhiêu tuổi?

Con trai bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn

Câu hỏi: Xin chào. Em muốn hỏi, em và bạn trai đều đã qua sinh nhật 18 tuổi rồi, vậy bọn em đã  đủ tuổi đăng ký kết hôn chưa?

Chào bạn. Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật quy định nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ.

Thủ tục này do pháp luật quy định nên các chủ thể tham gia cũng phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.

Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Như vậy, theo trình bày của bạn, bạn và bạn trai đã qua sinh nhật 18 tuổi thì mới chỉ bạn đủ tuổi đăng ký kết hôn, còn bạn trai bạn thì vẫn chưa.

Con trai bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn

Độ tuổi được kết hôn của nam và nữ không giống nhau (Ảnh minh họa)
 

Con gái đủ bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn?

Con trai bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn

Câu hỏi: Em là nữ, năm nay đã qua sinh nhật 17 tuổi, em có được đăng ký kết hôn hay không? Vì em có nghe các anh chị bên xã nói là chưa đủ nhưng về nhà ba mẹ em bảo đã đủ nên ép đi đăng ký.

Chào bạn. Pháp luật hiện hành quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.

Đây là quy định mới kể từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có hiệu lực. Trước đó, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

Như vậy, giữa hai văn bản đã có sự khác biệt, một bên là từ đủ và một bên là từ 18 tuổi trở lên. Điều này đã gây ra sự nhầm lẫn cho nhiều người.

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định cụ thể về vấn đề này như sau:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên trường hợp nam đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

+ Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;

+ Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Ví dụ: Chị B sinh ngày 10/01/1997, đến ngày 08/01/2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10/01/2015).

Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã có hiệu lực (ngày 01/01/2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn phải qua sinh nhật lần thứ 18 mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.
 

Con trai bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn

Câu hỏi: Nữ đủ 18 tuổi đã được đăng ký kết hôn vậy tại sao nam 20 tuổi mới được kết hôn? Xin giải đáp giúp em ạ.

Chào bạn. Việc các cơ quan lập pháp quy định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là từ đủ 18 và từ đủ 20 tuổi trở lên là do nhiều lý do đến từ yếu tố sinh học, xã hội:

- Về mặt sinh học: Trước tuổi 18, cơ thể người phụ nữ chưa phát triển hoàn thiện, nếu kết hôn và mang thai thì nguy cơ đẻ khó, tai biến sản khoa sẽ gia tăng, đứa con còn có nguy cơ bị suy sinh dưỡng. Hậu quả xa hơn là làm suy giảm chất lượng giống nòi.

Ở nam giới, độ tuổi sinh sản tốt nhất thường là từ 22 – 25 tuổi. Đây là giai đoạn mà tinh trùng khỏe mạnh và dễ có khả năng thụ tinh nhất .

- Về mặt tâm lý học: Dưới 18 tuổi với nữ và dưới 20 tuổi với nam vẫn nằm trong giai đoạn dậy thì, chưa phát triển hoàn thiện. Việc học tập, tiếp nhận kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống của lứa tuổi này chưa đầy đủ, chưa xử lý được các vấn đề trong cuộc sống. Vì thế, nếu kết hôn, hôn nhân dễ đổ vỡ.

- Về mặt lập pháp: Theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn không những tạo ra sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật mà còn hạn chế một số quyền của người vợ khi xác lập giao dịch, hạn chế quyền yêu cầu ly hôn (phải có người đại diện).
Trên đây là giải đáp pháp luật cho phép đăng ký kết hôn bao nhiêu tuổi? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ
Con trai bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn
 19006199 để được hỗ trợ.

>> Đăng ký kết hôn sau khi sinh con có bị phạt không?