Coa của sản phẩm là gì năm 2024

Certificate of Analysis (COA) là một thuật ngữ chứng từ được thắc mắc khá nhiều đối với các nhà sản xuất và các bên tham gia xuất nhập khẩu. Đây đồng thời cũng là cụm từ quen thuộc khi công bố chất lượng sản phẩm, song nhiều doanh nghiệp còn chưa nắm rõ. Ở bài chia sẻ dưới đây, Bazo sẽ lý giải, định nghĩa thuật ngữ này cho bạn đọc hiểu và nắm rõ để có thể sử dụng hợp lý.

Coa của sản phẩm là gì năm 2024

Certificate Of Analysis (COA) Là Gì?

COA (hay còn được viết tắt là C/A) là cụm từ viết tắt của Certificate of Analysis, tức giấy chứng nhận kiểm dịch hay còn được hiểu là bảng phân tích thành phần của sản phẩm đưa ra các chỉ tiêu cấu thành sản phẩm.

Các thông số, thông tin hiển thị trong bản chứng nhận này chủ yếu là tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần, độ ẩm và độ chua, … của sản phẩm.

Đây là một trong những loại giấy chứng nhận có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các quy trình sản xuất sản phẩm của mọi ngành nghề. Đây đồng thời cũng là tài liệu được cung cấp bởi bên cung cấp cho người mua về các thành phần và thuộc tính của sản phẩm.

Tóm lại thì chứng nhận này là chứng từ bảo đảm chất lượng, được cấp để xác nhận sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thông qua quá trình kiểm soát chất lượng của lô sản phẩm.

Một số chứng từ chứng nhận khác:

Chứng Thư Hun Trùng Fumigation Certificate Là Gì?
Chứng Từ Bảo Hiểm Certificate Of Insurance Là Gì?

Các đối tượng cần chứng nhận COA

Thường là các loại mặt hàng liên quan đến đồ ăn, đồ uống và các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người.

Coa của sản phẩm là gì năm 2024

  • Các loại thực phẩm, sản phẩm từ động vật, thực vật, …
  • Các loại đồ uống như rượu, nước tăng lực, nước uống có cồn, có gas, …
  • Các loại gia vị thực phẩm dùng trong nấu ăn.
  • Các loại mặt hàng liên quan đến hóa chất.
  • Các loại dược phẩm.
  • Các mặt hàng mỹ phẩm.

Quy định về chứng nhận COA

  • Một Certificate Of Analysis hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập và được phép cấp giấy chứng nhận ISO 17025.
  • Thực hiện việc phân tích thành phần được xử lý tại nhà máy hoặc kho hàng cua nhà xuất khẩu, thậm chí tại nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế.
  • Quy trình phân tích thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hóa được bán ra.

Quy trình lấy mẫu sản phẩm

  • Bước 1: Tiến hành lấy mẫu đại diện.
  • Bước 2: Quản lý mẫu để đảm bảo mẫu được nguyên vẹn, không bị thay đổi bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Bước 3: Tiến hành kiểm tra các thành phần có trong mẫu, người kiểm nghiệm cần phải giám sát chất lượng của kết quả kiểm tra.
  • Bước 4: Báo cáo kết quả kiểm tra phân tích.
  • Bước 5: Lưu trữ hồ sơ đảm bảo tính an toàn, nguyên vẹ của hồ sơ.

Mục đích và tác dụng của chứng nhận phân tích COA

  • Giúp sản phẩm được xác nhận đã qua thí nghiệm phân tích và có kết quả cụ thể chi tiết, từ đó giúp người mua hàng hóa có thể kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm thông qua bảng phân tích hóa lý.
  • Giúp tăng độ tin cậy thông qua kết quả xét nghiệm, giúp người mua và sử dụng hàng hóa yên tâm hơn.
  • Được dùng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu, để áp dụng mã thuế một cách chính xác mà không gây ra những sự nhầm lẫn hay sai sót trong quá trình xử lý công việc.
  • Dựa theo tiêu chuẩn của COA, những sản phẩm lần đầu có mặt trên thị trường sẽ được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đối chiếu xem sản phẩm có đạt tiêu chuẩn lưu hành hay không. Đồng thời hạn chế, kiểm soát tối đa những sản phẩm hàng hóa không đủ tiêu chuẩn bị lọt ra ngoài thị trường.
  • Được coi là một yếu tố quan trọng trong kết quả thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, giúp cuộc trao đổi của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
  • Giúp người tiêu dùng biết được trong sản phẩm mình đang sử dụng có chứa những thành phần nào tốt, thành phần nào nên hạn chế sử dụng.

Một số trung tâm kiểm nghiệm cấp giấy chứng nhận C/A ở Việt Nam

  • Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4.
  • Trung tâm Phân tích và Thử nghiệm 2 – Vinacontrol.
  • Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH MTV khoa học Công Nghệ Hoàn Vũ.
  • Phòng kiểm nghiệm của công ty TNHH EUROFINS Sắc Ký Hải Đăng.
  • Viện Y Tế Cộng Đồng.

Bài viết trên đây là những kiến thức, thông tin về COA – Certificate of Analysis mà bạn đọc cũng như người trong ngành hay đang nghiên cứu về lĩnh vực này cần nắm rõ. Hy vọng bài viết này giúp các bạn có thể sử dụng và xử lý tốt trong trường hợp cần hoặc liên quan đến chứng nhận này. Đừng quên theo dõi Bazo để có thể đọc những bài viết liên quan nhé!

Certificate Of Analysis do ai phát hành?

C/A được cấp từ trung tâm kiểm nghiệm độc lập, có phòng thí nghiệm tuân thủ chuẩn ISO 17025, theo chỉ định của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hoặc COA cũng có thể được cấp tại phòng thí nghiệm của nước xuất khẩu. Quy trình phân tích phải được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hoá được bán ra.

Certificate of Sampling and Analysis là gì?

COA là tài liệu xác nhận rằng sản phẩm đã qua xét nghiệm và có kết quả cụ thể để quản lý được chất lượng đầu ra của sản phẩm. Người tiêu dùng nhìn vào sẽ biết được cấu tạo thành phần lý hóa của sản phẩm.

COA Report là gì?

COA hay C/A là viết tắt của Certificate Of Analysis – được hiểu là giấy chứng nhận phân tích sản phẩm. Đây được xem là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hóa có đủ được các tiêu chí, thông số nhất định để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Microbiological Analysis Certificate là gì?

Báo cáo thử nghiệm vật liệu, còn được gọi là Mill Test Certificate (MTC), là tài liệu xác định các tính chất vật lý và hóa học của vật liệu. Thông thường, báo cáo ở dạng tài liệu giấy và có phê duyệt kiểm soát chất lượng của nhà máy, cùng với tem chứng nhận thử nghiệm vật liệu đặc biệt.