Cơ sở vật lý có những đặc trưng trong âm học là gì

Cảm giác mà âm gây cho cơ qan trính giác không chỉ phụ thuộc các đặc trưng vật lí của âm mà còn phụ thuộc sinh lí của tai.

  • Cơ sở vật lý có những đặc trưng trong âm học là gì

  • Cơ sở vật lý có những đặc trưng trong âm học là gì

  • Cơ sở vật lý có những đặc trưng trong âm học là gì

  • Cơ sở vật lý có những đặc trưng trong âm học là gì

Bài viết này sẽ giúp các em giải đáp các câu hỏi như: Đặc trưng sinh lí của âm là gì? bao gồm (gắn liền hay phụ thuộc) mấy đặc trưng?

Tai người phân biệt các âm khác nhau nhờ ba đặc trưng sinh lí của âm, đó là: độ cao, độ to và âm sắc.

Bạn đang xem: Đặc trưng sinh lý của âm là gì? bao gồm những gì? gắn liền hay phụ thuộc yếu tố nào? – Vật lý 12 bài 11

I. Độ cao của âm

– Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.

– Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ.

II. Độ to của âm

– Độ to của âm là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.

– Tuy nhiên ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm được.

– Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.

– Cường độ âm càng lớn thì ta nghe càng lớn.

– Ngưỡng nghe: Là âm có cường độ âm nhỏ nhất mà tai ta có cảm giác nghe được.

– Ngưỡng đau: Là âm có cường độ âm lên đến 10W/m2. Tai nghe có cảm giác nhức nhói đối với mọi tần số.

III. Âm sắc của âm

– Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm có cùng một độ cao nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng nhạc cụ, đó là vì chúng có âm sắc khác nhau.

– Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau.

→ Vậy âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp chúng ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.

IV. Bài tập về đặc trưng sinh lí của âm

* Bài 1 trang 59 SGK Vật Lý 12: Hãy kể ra những đặc trưng sinh lí của âm

* Lời giải:

– Ba đặc trưng sinh lí của âm là: độ cao, độ to và âm sắc.

* Bài 2 trang 59 SGK Vật Lý 12: Độ cao của âm là gì? Nó có liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm?

* Lời giải:

– Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm, cho ta cảm giác về sự trầm (thấp), bổng (cao) của âm. Nó liên quan đến tần số của âm.

* Bài 3 trang 59 SGK Vật Lý 12: Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm?

* Lời giải:

– Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí của âm, liên quan đến mức cường độ âm.

* Bài 4 trang 59 SGK Vật Lý 12: Âm sắc là gì?

* Lời giải:

– Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt các âm phát ra từ các nguồn khác nhau. Âm sắc liên quan mật thiết đến đồ thị dao động âm.

* Bài 5 trang 59 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Độ cao của âm:

A. là một đặc trưng vật lí của âm

B. là một đặc trưng sinh lí của âm.

C. vừa là đặc trưng vật lí vừa là đặc trưng sinh lí của âm.

D. là tần số của âm.

* Lời giải:

– Đáp án: B. là một đặc trưng sinh lí của âm.

* Bài 6 trang 59 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Âm sắc là gì:

A. màu sắc của âm.

B. một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm.

C. một tính chất sinh lí của âm.

D. một tính chất vật lí của âm.

* Lời giải:

– Đáp án: C. một tính chất sinh lí của âm.

* Bài 6 trang 59 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Độ to của âm gắn liền với:

A. cường độ âm

B. biên độ dao động của âm.

C. mức cường độ âm

D. tần số âm.

* Lời giải:

– Đáp án C. mức cường độ âm.

Như vậy, với bài viết về đặc trưng sinh lý của âm các em cần ghi nhớ một số nội dung chính như sau:

– Ba đặc trưng sinh lí của âm là : Độ cao; Độ to và Âm sắc

– Độ cao của âm là đặc trưng liên quan đến tần số của âm

– Độ to của âm là đặc trưng liên quan đến cường độ âm L.

– Âm sắc là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt các âm phát ra từ các nguồn khác nhau (âm sắc liên quan đến đồ thị dao động âm).

Hy vọng với bài viết Đặc trưng sinh lý của âm là gì? bao gồm những gì? gắn liền hay phụ thuộc yếu tố nào? ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ ÂMBài 1. NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌCPhân phối thời gian1. Học trên lớp: lí thuyết: 3 tiết; thảo luận, bài tập: 2 tiết2. Tự học: 7 tiết.1. Âm thanh ngôn ngữ (phonetic)1.1. Âm thanh và âm thanh ngôn ngữXét về mặt âm học, âm thanh của ngôn ngữ cũng giống như tất cả các âm thanhkhác trong tự nhiên, vốn là những sự chấn động của các phần tử không khí bắtnguồn từ sự chấn động của một vật thể đàn hồi nào đấy hoặc từ sự chấn động củaluồng không khí chứa đựng trong một cái khoang rỗng. Nhưng khác với các âmthanh khác, âm thanh ngôn ngữ chỉ có thể là những sự chấn động mà bộ máy thínhgiác của con người có thể cảm thụ được.Cơ chế cấu tạo của một âm thanh có thể phát ra từ một vật thể rắn (tương đốiđơn giản), có thể được hình thành trong các thứ ống như ống sáo, ống có lưỡi gà(phức tạp hơn). Bộ máy phát ra âm thanh của con người cũng là một thứ ống nhưcác thứ ống có lưỡi gà. Còn việc truyền âm thanh qua môi trường không khí đượcthực hiện nhờ hiện tượng dồn ép và phân tán của không khí, tức là do sự thay đổiáp lực phát sinh từ những sự chấn động của vật thể phát âm. Sự dồn ép và sự phântán tiếp theo sau làm thành một làn sóng âm và chuyển từ lớp không khí gần nhấtđến các lớp không khí xa hơn trong một không gian lệ thuộc trước hết vào cườngđộ của âm thanh và sau nữa, lệ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của không khí, chiềugió, v.v..Ngôn ngữ là một hệ thống âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản vàquan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồngthời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa - lịchsử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cái ngôn ngữ dùng để giao tiếp và truyền đạt tưtưởng ấy, ngay từ đầu đã là ngôn ngữ thành tiếng, ngôn ngữ âm thanh. Các nhàkhoa học gọi mặt âm thanh của ngôn ngữ là ngữ âm. Mặt âm thanh làm nên tínhchất hiện thực của ngôn ngữ, nhờ có nó ngôn ngữ mới được xác lập, tồn tại và pháttriển, mới có thể được lưu giữ và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ cócái vỏ vật chất là âm thanh nên trẻ em mới hấp thụ được ngôn ngữ. Cái gọi là quátrình học nói ở trẻ em là sự nhấn mạnh một cách chính đáng tính chất âm thanh củangôn ngữ.Mặt âm thanh là một thuộc tính không thể tách rời của tất cả các sinh ngữ hiệnđang tồn tại. Trước đây, một số nhà ngôn ngữ học đã từng cho rằng âm thanh làmột thuộc tính không quan trọng của ngôn ngữ; ngôn ngữ có thể tồn tại dưới bất kìhình thức nào cũng được. N.Y.Marr khẳng định, trước khi có ngôn ngữ bằng âmthanh đã có một ngôn ngữ bằng tay, ngôn ngữ bằng động tác. Ngay cả F.deSaussure cũng cho rằng: Ngôn ngữ là một sự ước định và bản chất phù hiệu ướcđịnh thì thế nào cũng được. Cho nên vấn đề bộ máy phát âm là một vấn đề thứ yếutrong các vấn đề ngôn ngữ [7,35]. Quan điểm của F.de Saussure được các nhà kếtcấu luận hiện đại tán đồng; họ cho rằng ngôn ngữ không hề có một cơ sở vật chấtnào hết, rằng trong ngôn ngữ chỉ có những sự khu biệt mà thôi. Nhưng ở một chỗkhác, trong Giáo trình, F.de Saussure tự mâu thuẩn trong quan điểm của mình khiông viết: Thiên nhiên gần như buộc ta phải dùng đến cái khí quan đó [7,32].Lí luận của chủ nghĩa Mác khẳng định sự phát sinh của ngôn ngữ phụ thuộc vàosự phát triển của bộ máy phát âm của người nguyên thuỷ; nguồn gốc của ngôn ngữgắn liền với sự phát triển của khả năng cấu tạo những âm thanh tách bạch ở conngười. Luận điểm này được chứng tỏ bằng học thuyết về hệ thống tín hiệu thứ haicủa I.P.Pavlov: Nếu các cảm giác và hiện tượng của chúng ta về thế giới ở xungquanh đối với ta là hệ thống tín hiệu thứ nhất của hiện thực, những tín hiệu cụ thể,là lời nói, đặc biệt trước hết là những sự kích thích động học từ các khí quan phátâm đi vào vỏ não, là những tín hiệu thứ hai, tín hiệu của những tín hiệu /Pavlov,dẫn theo Zinder, [10]/. Như vậy, về mặt sinh lí học, những sự kích thích động họcđi từ các khí quan phát âm là những sự kích thích phát sinh do những vị trí khácnhau của các khí quan này. Chính sự chuyển động của các khí quan phát âm khicấu tạo các âm thanh là điều kiện thiết yếu để cho ngôn ngữ được xác lập, tồn tạivà phát triển. Do đó, không thể có một ngôn ngữ nào đó mà không dùng âm thanh,không lấy âm thanh làm hình thức thể hiện. Những điều trình bày trên đây khẳngđịnh rằng âm thanh ngôn ngữ là do khí quan của con người phát ra trong quá trìnhgiao tiếp và truyền đạt tư tưởng. Cố nhiên, không phải bất kì âm thanh nào do conngười phát ra đều là âm thanh ngôn ngữ. Âm thanh ngôn ngữ khác với tiếng ho,tiếng rên, tiếng nấc, v.v.. Những âm thanh này được phát ra do nhu cầu sinh lí,nghĩa là không có giá trị biểu đạt, không phải là phương tiện biểu đạt của ngônngữ. Như vậy, âm thanh ngôn ngữ (còn gọi là ngữ âm) là toàn bộ các âm, cácthanh, các kết hợp âm thanh và ngôn điệu mang những ý nghĩa nhất định, tạo thànhcấu trúc ngữ âm của một ngôn ngữ. Các âm thanh và ngôn điệu kết hợp với nhautheo những quy tắc, quy luật nhất định. Hình thức biểu đạt bằng âm thanh của cáctừ trong ngôn ngữ không chỉ là âm thanh vật chất đơn thuần. Khi ta đọc thầm,nhẩm và suy nghĩ thì hình thức âm thanh của các từ và câu vẫn xuất hiện nhưng ởdạng ấn tượng âm thanh hay còn gọi là hình ảnh âm thanh. Như vậy, khi có ngườinói, người nghe ta có âm thanh cụ thể, thực tế. Còn khi đọc thầm, nhẩm và suynghĩ thì âm thanh tồn tại trong tiềm thức. Mặt khác, âm thanh ngôn ngữ, đặc biệt làcác các âm tố lời nói dường như tách riêng ra khỏi từ, được trừu tượng hoá, bởi lẽ,một âm tố nào đó không chỉ xuất hiện trong một từ mà có thể xuất hiện trong nhiềutừ khác nhau của một ngôn ngữ. Nó xuất hiện trong từ này, cũng có thể xuất hiệntrong nhiều từ khác. Mấy vạn từ làm thành từ vựng của một ngôn ngữ, về mặt âmthanh vốn là những kết hợp khác nhau của mấy chục âm tố lời nói (âm vị) mà thôi.Các âm thanh trong một ngôn ngữ có quan hệ đồng nhất và đối lập với nhau về mặtgiá trị và lập thành hệ thống. Đó là hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ nhất định.Bởi vậy, về một phương diện nào đó, mặt âm thanh của ngôn ngữ có thể tách riêngra, nhờ đó, nó trở thành đối tượng nghiên cứu của một ngành học riêng trong ngônngữ học: ngữ âm học (Phonetics).1.2. Vai trò của âm thanh ngôn ngữÂm thanh tự nó không tạo nên ngôn ngữ nhưng là chất liệu tất yếu của ngôn ngữ,làm nên tính hiện thực của ngôn ngữ. Về mặt lí thuyết, tất cả các giác quan của conngười đều có thể dùng để thu phát tin. Nhưng thính giác có những ưu thế riêng, cóthể khắc phục các hạn chế của các giác quan khác. Và thế là, bộ máy phát âm củacon người được lựa chọn để tạo ra âm thanh ngôn ngữ. Âm thanh ngôn ngữ có ưuthế là có tính phân tiết cao, nghĩa là người ta có thể kết hợp một số lượng hữu hạncác yếu tố để mã hoá một khối lượng vô hạn các thông tin. Mặt khác, âm thanh dobộ máy phát âm của con người tạo ra nên hết sức tiện lợi, không gây cản trở gì hết,luôn luôn đi theo người sử dụng, khi cần là sử dụng được ngay. Người nói có thểđồng thời dùng tai để kiểm tra âm thanh phát ra và dùng mắt để theo dõi phản ứngcủa người nghe; nhờ vậy, hoạt động giao tiếp diễn ra dễ dàng, thông suốt trong mọitrường hợp. Với những lí do trên, có thể khẳng định rằng, âm thanh ngôn ngữ làhình thức biểu đạt tất yếu của ngôn ngữ, là cái vỏ vật chất tiện lợi nhất của ngônngữ. Dĩ nhiên, âm thanh ngôn ngữ chỉ là hình thức tồn tại tất yếu của các từ và cácphương tiện ngữ pháp. Do đó, về một phương diện nào đó, nếu coi ngôn ngữ baogồm hai mặt: mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện thì cũng có thể coi ngữ âm làmặt biểu hiện còn từ vựng và ngữ pháp là mặt được biểu hiện của ngôn ngữ. Bởivậy, nghiên cứu ngữ âm là công việc đầu tiên và tất yếu đối với việc nghiên cứubất cứ ngôn ngữ nào.Trong nhà trường, những tri thức về ngữ âm là chỗ dựa để dạy học có hiệu quảcác phân môn của tiếng Việt như dạy phát âm theo đúng âm tiêu chuẩn, vấn đề chữviết và chính tả, cách đọc diễn cảm, v.v.. Những hiểu biết về ngữ âm giúp ta biếtcách phân tích giá trị biểu cảm, tính thẩm mĩ của các phương tiện ngữ âm trong tácphẩm văn chương, đặc biệt trong thơ.2. Cơ sở của ngữ âmÂm thanh ngôn ngữ được xác lập từ cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội.2.1. Cơ sở tự nhiênÂm thanh ngôn ngữ có thể tiến hành nghiên cứu về bản chất âm học (cảm thụ vật lí) và những phương thức cấu âm (nguồn gốc - sinh lí), tức là cơ sở tự nhiên.Hai hướng nghiên cứu này tuy có một tính chất độc lập nhất định nhưng không loạitrừ nhau, bởi lẽ, một đặc trưng âm học nào đó chính là kết quả của một phươngthức cấu âm nhất định. Cơ sở tự nhiên của ngữ âm gồm mặt vật lí và mặt sinh lí.2.1.1. Mặt vật lí (cảm thụ - âm học)Cũng như các âm thanh khác trong tự nhiên, âm thanh ngôn ngữ được tạo thànhdo sự chấn động của dây thanh và sự hoạt động của các khí quan khác thuộc bộmáy phát âm của con người. Còn nữa, âm thanh ngôn ngữ chỉ là những chấn độngtạo sóng âm mà bộ máy thính giác của con người có thể cảm thụ được. Do đó,người ta có thể miêu tả âm thanh của ngôn ngữ bằng những đặc trưng âm học nhưđộ cao, độ mạnh, độ dài, âm sắc, v.v..- Độ cao (pitch: cao độ)Độ cao là độ cao / thấp của các đơn vị âm thanh. Độ cao của âm thanh tuỳ thuộcvào sự chấn động nhanh hay chậm của các phần tử không khí trong một đơn vị thờigian. Hay nói cách khác, độ cao được xác định bằng tần số dao động của các sóngâm. Tần số dao động của sóng âm được xác lập từ đặc trưng của vật liệu cấu tạonên vật thể về các mặt: 1/ Trọng lượng của vật thể (nó tỉ lệ nghịch với trọng lượngcủa vật thể; vật thể nặng thường dao động chậm hơn vật thể nhẹ); 2/ Mức độ đànhồi của chất liệu cấu tạo nên vật thể (nó tỉ lệ thuận với mức độ đàn hồi của vật thể,nghĩa là, khả năng đàn hồi của vật thể càng yếu thì số lượng dao động của vật thểđó trong một đơn vị thời gian nhất định càng ít nên âm thanh phát ra càng thấp,ngược lại, sức đàn hồi càng mạnh thì số chấn động càng nhiều, âm thanh phát racàng cao); 3/ Âm lượng (độ vang) phát ra do tác động giữa vật thể với môi trường(tức là hiện tượng cộng hưởng); 4/ Hình dáng, kích cỡ của vật thể (vật thể có kíchcỡ lớn thì âm lượng của nó càng nhỏ và được truyền chậm hơn so với vật thể béhơn). Tần số dao động càng lớn (nghĩa là càng nhanh, càng nhiều) thì âm càng caovà ngược lại. Đơn vị đo độ cao là hertz, viết tắt là Hz (Hz là đơn vị đo tần số, bằngmột lần dao động đôi trong một giây. Dao động đôi gồm những động tác ngả về cảhai phía hai bên điểm trung hoà rồi trở về điểm đó). Tai người có thể phân biệt độcao từ 16 đến 20.000 Hz. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, các nguyên âm [i] (i/y), [u](u), [ɯ] (ư) có độ cao cao hơn các nguyên âm [e] (ê), [o] (ô), [a] (a).- Độ mạnh (intensitu: cường độ)Độ mạnh là độ mạnh / yếu của các đơn vị âm thanh, tuỳ thuộc vào năng lượngđược phát ra. Hay nói cách khác, độ mạnh phụ thuộc vào biên độ dao động của cácsóng âm trong không gian (tức khoảng cách từ điểm cao nhất và điểm thấp nhấtcủa sóng âm). Biên độ (độ lan toả) càng lớn thì âm càng mạnh (to) và ngược lại.Đồng thời, độ mạnh cũng lệ thuộc vào những điều kiện khí tượng: đại lượng của áplực không khí, độ ẩm và nhiệt độ của không khí. Trong những điều kiện bìnhthường, độ mạnh của âm thanh tỉ lệ thuận với bình phương biên độ (chẳng hạn,một sợi dây đàn, nếu biên độ chấn động của dây càng rộng thì độ mạnh âm thanhtừ dây phát ra càng lớn). Độ mạnh của âm thanh còn lệ thuộc vào diện tích của vậtthể phát ra âm thanh (diện tích càng rộng thì âm thanh càng mạnh, tuy cùng mộtbiên độ chấn động như cũ). Đơn vị đo độ mạnh là decibel, viết tắt dB. Trong cácngôn ngữ, phụ âm phát ra bao giờ cũng mạnh hơn nguyên âm. Đối với ngôn ngữ,độ mạnh âm thanh có một ý nghĩa khá quan trọng. Trước hết, nó đảm bảo sự minhxác trong việc truyền đạt và tiếp thu lời nói, đó là điều có tính chất quyết định đốivới ngôn ngữ với tư cách là phương tiện giao tiếp. Thêm nữa, độ mạnh của âmthanh là cơ sở để tạo nên các loại trọng âm khác nhau.- Độ dài (quantity: trường độ)Độ dài là độ dài / ngắn của các đơn vị âm thanh. Độ dài của âm thanh do thờigian chấn động của các phần tử không khí phát ra lâu hay mau quyết định. Độ dàicủa âm thanh tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói. Nó còn là yếu tốtạo nên trọng âm, tạo nên sự đối lập giữa nguyên âm này với nguyên âm kháctrong một số ngôn ngữ.Chẳng hạn, trong tiếng Việt, [a] (a) trong cao dài hơn [ă](a) trong cau, [ɤ] (ơ) trong cơm dài hơn [ɤ] (â) trong câm.- Âm sắc (timbre)Âm sắc là vẻ riêng của các đơn vị âm thanh. Âm sắc được xác định bởi ba yếu tố:vật thể phát âm, phương pháp phát âm và hộp cộng hưởng. Vật thể phát âm khácnhau ta có các âm khác nhau. Chẳng hạn: đàn ghi ta và đàn đá, dây đàn bằng tơ vàbằng thép, v.v.. Phương pháp phát âm làm cho vật thể chấn động khác nhau nênâm phát ra cũng khác nhau. Chẳng hạn, dùng phím nhựa gẩy (gẩy ghi ta) và dùngdây cung kéo trên dây (kéo nhị). Tính chất phức hợp của âm thanh còn do hiệntượng cộng minh gây nên. Trong sự hình thành của một âm sắc, đóng vai trò quyếtđịnh là hiện tượng cộng minh. Hiện tượng cộng minh là khi vật chấn động sẽ cókhả năng hấp thụ sự chấn động của các khoảng rỗng, tức là các hộp cộng hưởng(các khoảng rỗng này tự nó vốn không phát ra âm thanh mà chỉ vang lên do hiệntượng cộng minh), nhờ vậy, chính các hộp cộng hưởng cũng góp phần tạo nên âmthanh. Bầu đàn (ghi ta), ống sáo, thanh hầu, khoang miệng, khoang mũi đều lànhững hộp cộng hưởng để xác định âm sắc. Trong ngôn ngữ, sắc thái đặc thù củamỗi âm thanh được tạo nên bởi các hộp cộng hưởng mũi, miệng, thanh hầu. Chẳnghạn, các nguyên âm có tiếng thanh, còn các phụ âm thường có nhiều tiếng ồn(tiếng động). Sự khác nhau về âm sắc chính là cơ sở của sự khác nhau giữa cácnguyên âm.2.1.2. Mặt sinh lí (nguồn gốc - cấu âm)Âm thanh ngôn ngữ do bộ máy phát âm của con người cùng với hoạt động củanó tạo nên. Bộ máy phát âm là những bộ phận của cơ thể được dùng với chức năngthứ hai là tạo ra các âm của ngôn ngữ. Bộ máy phát âm gồm có cơ quan hô hấp,thanh hầu và các khoang (khoang mũi, khoang miệng, khoang yết hầu)- Cơ quan hô hấp (initiator)Cơ quan hô hấp không trực tiếp tham gia vào việc cấu tạo âm thanh mà chỉ cungcấp vật liệu không khí, tức là cái khởi phát luồng hơi. Muốn tạo ra một âm, trướchết phải có luồng hơi. Trong phần lớn các ngôn ngữ, luồng hơi được tạo ra từ cơquan hô hấp (Luồng hơi cũng có thể được tạo ra từ nguồn và hướng khác. Chẳnghạn, tiếng Sindhi - một ngôn ngữ ở Ấn Độ và Pakistan đã dùng hơi từ họng đẩythanh quản xuống làm cho luồng hơi bị hút vào miệng và như thế các âm khépđược tạo ra). Cơ quan hô hấp gồm có phổi, hai lá phổi và khí quản. Phổi là bộ phậngồm vô số những cái bọng hơi rất nhỏ, xung quanh có một màng lưới ti vi huyếtquản. Hai lá phổi họp nhau lại ở gốc khí quản. Lá phổi có một bộ cơ nhẵn cho phépnó co bóp. Khí quản là một cái ống do những miếng xương sụn hình bán nguyệt ápsát vào nhau mà thành. Hai lá phổi là nơi chứa nguồn năng lượng không khí (hơi)cần thiết cho sự phát âm. Cơ sở tạo nên âm thanh là luồng không khí từ phổi đi ra,cùng với sự điều khiển của thần kinh làm dây thanh rung động (mở ra khép vào),tiếp đó, cọ xát vào các bộ phận phát âm ở khoang miệng và khoang mũi tạo nênnhững âm thanh.- Thanh hầu (larynx)Thanh hầu là một ống rỗng giống như chiếc hộp gồm bốn mảnh sụn ghép lại. Đólà cơ quan phát ra âm thanh. Thực chất, thanh hầu có một cơ cấu rất phức tạp.Sườn của nó gồm một loạt xương sụn (cartilage) nối liền với nhau bằng những cơthịt và gân. Phía dưới thanh hầu có xương sụn hình nhẫn (cricoid) gắn vào khâutrên của khí quản cả bốn phía. Phía trên xương sụn hình nhẫn là xương sụn hìnhgiáp (thyroid), gồm có hai mảng hình tứ giác không đều gắn chặt với nhau ở phíatrước làm thành một góc 900 ở đàn ông và 1200 ở đàn bà. Ở đàn ông, phần trên củagóc này lồi ra thành quả táo Adam (cuống họng). Phía sau mỗi mảng xương sụnnói trên có hai khúc lồi lên và lồi xuống gọi là sừng (horns). Hai sừng trên (vốn dàihơn) có những sợi gân nối liền với xương dưới lưỡi; hai sừng dưới (ngắn hơn) ănkhớp với phần dưới của mặt nhẫn xương sụn hình nhẫn. Ngoài ra, toàn bộ rìa trêncủa xương sụn hình giáp có một cái màng nối liền với xương gốc lưỡi, còn toàn bộrìa dưới cũng có một cái màng như thế nối liền với xương sụn hình nhẫn. Nhờ đó,khí quản cùng với thanh hầu làm thành một cái ống phần trên rộng ra. Sự cử độngcủa toàn bộ thanh hầu, cũng như sự tiếp xúc giữa phần trước của xương sụn hìnhgiáp và xương sụn hình nhẫn là do hệ thống cơ thịt bên ngoài của thanh hầu bảođảm. Giữa thanh hầu có hai tổ chức cơ (hai màng mỏng) nằm sóng đôi có thể rungđộng, mở ra hay khép vào. Khi luồng hơi đi ra làm cho hai tổ chức cơ này rungđộng, mở ra hay khép vào, căng lên hay chùng xuống tuỳ thuộc vào âm được phátra, đó là dây thanh. Luồng hơi từ phổi đi ra tạo những rung động ở dây thanh tạonên âm thanh. Âm thanh này nhận thêm sự cộng hưởng của thanh hầu làm cho âmthanh được thể hiện to hơn. Như vậy, thanh hầu là hộp cộng hưởng đầu tiên của bộmáy phát âm.Dây thanh (vocal cords), thực tế là hai nếp gấp của một cái màng cố định ở phíatrước nhưng có thể chuyển động ngang ở phía sau. Khoảng cách giữa hai dây thanhdo thanh môn (glottis) quy định. Khi dây thanh bị đóng kín đến mức luồng hơi từphổi ra bị chặn lại và áp suất của luồng hơi phía sau được tạo ra, hiện tượng nàyđược gọi là tắc họng. Các âm không thể nghe thấy nhưng nó có hiệu quả đối vớicác ngữ đoạn xung quanh. Trong một số ngôn ngữ, tắc họng là phương thức tạonên một số âm trong hệ thống âm. Khi dây thanh khép lại đến mức có một khe hởhẹp giữa chúng thì áp lực của luồng hơi sẽ làm cho dây thanh rung, tức là chúngmở hé ra rồi khép lại và tiếp tục mở ra khép lại như thế làm cho luồng hơi từ phổira ngoài thành từng đợt, cách nhau đều đặn, tạo nên sóng âm. Những âm được tạora như thế gọi là âm hữu thanh. Độ cao của âm phụ thuộc vào tốc độ rung của dâythanh; tốc độ rung lại do độ dài của dây thanh quy định. Ở đàn ông, dây thanh dàihơn ở phụ nữ, vì thế, các âm do đàn ông tạo ra thấp hơn đàn bà. Khi dây thanh mởrộng như trong hơi thở bình thường, lúc không nói năng thì luồng hơi thoát quathanh môn tự do và tạo ra một âm yếu ớt. Âm này sẽ trở nên nghe được nếu chúngta thở qua miệng với một cường độ nhất định. Trong ngữ âm học, âm này được kíhiệu là /h/. Khi cấu âm, nếu dây thanh không rung thì kết quả sẽ cho một âm đượcgọi là âm vô thanh.- Các khoang (khoảng rỗng)Khoang là các khoảng rỗng ở họng, ở miệng và ở mũi. Khoang họng (thanh hầu)giăng ra từ nắp họng đến sau khoang mũi và dùng như cái hộp chứa hơi; hơi này cóthể rung động hòa theo sự rung động của dây thanh. Khoang họng có thể thay đổikích thước nhờ nâng thanh quản lên, hoặc nâng ngạc mền lên. Cũng như khoanghọng, khoang miệng và khoang mũi cũng là những hộp (khoang) cộng hưởng củabộ máy phát âm. Khoang miệng là hộp cộng hưởng quan trọng nhất. Chính ở đây,những sự khu biệt về cấu âm được thể hiện. Khoang miệng cùng với các bộ phậnvà hoạt động của nó gồm môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi (đầu lưỡi, giữalưỡi, cuối lưỡi), lưỡi con, nắp họng tạo hình dáng và thể tích khoang miệng khácnhau, tức là tạo các hộp (khoang) cộng hưởng khác nhau, cho ta các âm thanh khácnhau. Nếu không có các hộp cộng hưởng thì dây thanh cũng giống như những dâycủa đàn (ghita, piano, v.v.) nếu không có hộp đàn sẽ chỉ tạo ra những âm rất nhỏ.Khi phát âm, luồng hơi có thể đi ra đằng mũi và khoang mũi trở thành hộp cộnghưởng để tạo các âm mũi. Có thể hình dung bộ máy phát âm của con người bằngsơ đồ sau đây:Hình 1Hình 2Hình 1. Sơ đồ bổ dọc thanh hầuHình 2. Các bộ phận của bộ máy phát âm: 1. môi, 2. răng, 3. lợi, 4. ngạc cứng, 5. ngạc mềm, 6. lưỡi con,7. đầu lưỡi, 8. mặt lưỡi, 9. cuối lưỡi, 10. nắp họng, 11. khoang miệng, 12. khoang yết hầu, 13. khoangmũi.2.2. Cơ sở xã hộiTrong khi phát âm, có thể có sự khác nhau chút ít ở những người nói nhưngkhông phải vì thế mà người ta không hiểu được nhau. Bởi vì, trong cách phát âmcủa mỗi người vẫn có những nét chung. Đó chính là cơ sở xã hội của ngữ âm. Nóiđến cơ sở xã hội của ngữ âm là nói đến chức năng xã hội của nó. Âm thanh, tự bảnthân nó không mang ý nghĩa gì cả. Nhưng khi một đơn vị âm thanh nào đó đượcmột cộng đồng lựa chọn và xác lập làm hình thức biểu đạt cho những đơn vị mangnghĩa trong một ngôn ngữ và dùng để giao tiếp thì sẽ trở thành những đơn vị âmthanh ngôn ngữ. Mặt xã hội của ngữ âm làm cho mỗi người nói một ngôn ngữ nàođó nhận ra sự khác nhau giữa các đơn vị âm thanh của ngôn ngữ đó, đồng thời luôncó ý thức và thói quen phân biệt sự khác nhau đó, một sự khác nhau có tính chấtchức năng - chức năng giao tiếp.3. Khoa học về ngữ âm (ngữ âm học)3.1. Đối tượng và nhiệm vụNgữ âm học là khoa học nghiên cứu âm thanh ngôn ngữ loài người. Nhiệm vụcủa ngữ âm học là nghiên cứu các đơn vị âm thanh trong tất cả các trạng thái vàchức năng của chúng, đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thức âm thanhvà chữ viết của ngôn ngữ.Ngữ âm học có một vị trí đặc biệt trong các ngành học của ngôn ngữ học. Từvựng học, hình thái học và cú pháp học vốn nghiên cứu các phạm trù ngôn ngữ vàphân tích biểu hiện của các phạm trù đó về thực chất chỉ tiếp xúc với mặt ý niệm,mặt ý nghĩa của ngôn ngữ vốn hoàn toàn do bản chất xã hội của con người quyđịnh. Mặt thể chất của ngôn ngữ tự bản thân nó không có gì đáng chú ý đối với cácbộ môn này. Vì ý nghĩa của một từ hay một phạm trù ngữ pháp nhất định, sự pháttriển của các ý nghĩa, v.v. không phụ thuộc vào thuộc tính vật lí của nhóm âmthanh làm nên một từ hay một hình thái ngữ pháp. Còn ngữ âm học nghiên cứuchính cái chất liệu tự nhiên của ngôn ngữ, tức là các phương tiện âm thanh vốnkhông có tác dụng ngữ nghĩa độc lập nên tiếp xúc với những quan hệ phức tạp giữacái bản chất xã hội của con người với cái bản chất thể xác của nó. Tóm lại, ngữ âmhọc chỉ có lí do tồn tại trong trường hợp nó nghiên cứu âm thanh của tiếng nói nhưmột hiện tượng ngôn ngữ, tức chỉ khi nào nó là một bộ môn của ngành ngôn ngữhọc.3.2. Các phân môn của ngữ âm họcKhi nghiên cứu ngữ cơ cấu ngữ âm của từng ngôn ngữ cụ thể ta có bộ môn ngữâm học cục bộ. Vì ngữ âm có hai mặt tự nhiên và xã hội nên ngữ âm học có thểchia ra hai phân môn tương ứng, khác nhau về đối tượng, mục đích và phươngpháp.- Ngữ âm học nghĩa hẹp (phonetics)Ngữ âm học nghĩa hẹp là phân môn nghiên cứu mặt tự nhiên của các đơn vị âmthanh, tức là phân tích và miêu tả các đơn vị âm thanh ngôn ngữ về mặt cấu âm(sinh lí) và âm học (vật lí). Hay nói cách khác, ngữ âm học nghĩa hẹp nghiên cứucơ chế tạo sản âm thanh của tiếng nói con người, mô tả một cách chính xác cơ chếđó hoạt động như thế nào, miêu tả một cách chính xác những sự hiểu biết khácnhau của tiếng nói ấy, tức là các kết quả của cơ chế tạo sản âm thanh tiếng nói conngười. Đơn vị của ngữ âm học nghĩa hẹp là âm tố - những đơn vị âm thanh tựnhiên của ngôn ngữ. Do đó, nó áp dụng các phương pháp của khoa học tự nhiên,tận dụng tất cả các phương tiện kĩ thuật và máy móc để nghiên cứu bản chất âmthanh tiếng nói con người mang tính phổ quát, tính phổ niệm.- Âm vị học (phonology)Âm vị học là phân môn nghiên cứu mặt xã hội của âm thanh ngôn ngữ. Vì conngười sống theo xã hội, theo cộng đồng (dân tộc) nên muốn giao tiếp được vớinhau thì các thành viên phải sử dụng cái mã chung do cộng đồng lựa chọn và xáclập. Như vậy, muốn giao tiếp được với nhau bằng ngôn ngữ, con người phải sửdụng mã âm thanh có tính chất xã hội hoá. Nghĩa là, các đơn vị âm thanh đều trởthành những đơn vị chức năng; ngôn ngữ học gọi những đơn vị âm thanh mangchức năng là âm vị. Âm vị học là phân môn nghiên cứu hệ thống âm thanh của mộtcộng đồng xác định (tức một ngôn ngữ) nên sử dụng các phương pháp và các kháiniệm riêng. Đối với âm vị học, do xuất phát từ định đề coi ngôn ngữ là hiện tượngxã hội nên sự phân tích và miêu tả các hiện tượng âm thanh, nhận diện các đặcđiểm âm thanh là theo quy chiếu chức năng của âm thanh đối với giao tiếp xã hội.Điều đó có nghĩa là những đặc điểm trong cấu trúc của âm thanh không được sửdụng trong quan điểm âm vị học (không có chức năng phục vụ xã hội) sẽ khôngmang tính âm vị học.Về phương diện ngữ âm, các ngôn ngữ cụ thể có thể có nhiều nét giống nhau,nhiều tính quy luật chung. Bởi vậy, bên cạnh môn ngữ âm học nghiên cứu từngngôn ngữ (tức ngữ âm học cục bộ) còn có môn ngữ âm học đại cương. Ngữ âm họcđại cương chuyên nghiên cứu bản chất của âm thanh ngôn ngữ với tính cách là sựthống nhất giữa hai mặt âm học - sinh lí học và ngôn ngữ học (âm vị học), nghiêncứu các điều kiện cấu tạo chung của các ngữ âm, nghiên cứu lí luận chung nhằmphân tích ngữ lưu để xác lập các đơn vị ngữ âm học, xác lập lí luận về các hệ thốngâm vị học và các quy luật phát triển của hệ thống ngữ âm. Ngữ âm học đại cương,do đó, là một bộ phận của ngôn ngữ học đại cương.3.3. Các phương pháp của ngữ âm họcXuất phát từ các nguyên lí duy vật lịch sử, các hiện tượng ngôn ngữ đều đượcnghiên cứu trong sự phát triển của nó, trong mối quan hệ của nó với các hiện tượngkhác và trong sự quy định lẫn nhau giữa nó với các hiện tượng kia. Nghĩa là, khixem xét hệ thống âm vị của một ngôn ngữ không xem như một cái gì vĩnh viễn cốđịnh, trái lại, trong hệ thống đó cần phải tìm thấy những yếu tố mâu thuẫn phá vỡtính chất cân đối của hệ thống, quy định sự phát triển của nó.Trong khi nghiên cứu ngữ âm học, dùng những phương pháp cá biệt là do đốitượng của ngữ âm học quy định. Tính chất mâu thuẫn của các hiện tượng ngữ âm,bản chất hai mặt của nó đòi hỏi phải dùng nhiều phương pháp khác nhau, một phầnthì giống như các phương pháp của các ngành thuộc khoa học tự nhiên, một phầnlại dùng các phương pháp của ngành ngôn ngữ học. Trong khi xét một hiện tượngâm thanh nào đó trên quan điểm âm vị học, ngữ âm học cũng dùng những phươngpháp giống như hình thái học hay cú pháp học; nó có chú ý đến mức phổ biến củahiện tượng đó trong ngôn ngữ, mối liên hệ của nó với từ vựng và các hiện tượngkhác. Trong khi nghiên cứu mặt cấu âm - âm học của hiện tượng ngữ âm, ngữ âmhọc dùng những phương pháp giống như của âm học và sinh lí học. Cũng như cáckhoa học này, ngữ âm học hiện đại cũng dùng các khí cụ, máy móc để tiến hànhnhững cuộc khảo sát về mặt này, và việc sử dụng các khí cụ đó đòi hỏi những kĩnăng chuyên môn thường thiếu ở những người làm khoa học xã hội. Sự phát triểncủa phương pháp thực nghiệm đã khiến một số người xem ngữ âm học thựcnghiệm là một ngành khoa học tự nhiên độc lập tách khỏi ngữ âm học.Trong ngữ âm học, phương pháp thực nghiệm đóng vai trò chủ đạo, vì đây làphương pháp khách quan. Phương pháp thực nghiệm cho phép quan sát những néttinh vi trong phát âm mà thính giác không thể nào nhận biết được. Điều đặc biệtquan trọng, phương pháp này phân chia quá trình cấu âm ra từng yếu tố, trong khithính giác nghe như tổng thể không thể tách rời. Vả lại, dù những chi tiết cấu âmcó thể được xác định bằng thính giác chăng nữa thì kết quả phân tích bằng thínhgiác lệ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm của người nghiên cứu. Trong hệ thốngphương pháp thực nghiệm ngữ âm học cần phân biệt bốn loại phương pháp: 1. Cácphương pháp ghi thành hình, cung cấp những đường ghi trên giấy hay trên phimảnh (những đường ghi này không thể chuyển lại thành âm thanh mà chỉ quan sátbằng mắt); 2. Các phương pháp thụ âm và chuyển âm, thu các âm thanh vào mặtsáp, mặt gômlắc, mặt nhựa, bằng từ, v.v. (cho phép chuyển những đường ghi thànhâm thanh trở lại); 3. Các phương pháp ghi vị trí của khí quan phát âm như quangtuyến X, chụp ảnh, ghi vết lưỡi, v.v.; 4. Các phương pháp ghi quang phổ, cho phéptrực tiếp xem quang phổ của những âm cần nghiên cứu.Muốn dùng phương pháp khách quan để nghiên cứu một hiện tượng ngữ âm nàođó, cần phải đặt hiện tượng đó cho đúng, và muốn thế phải tìm phương hướngtrong hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ cần nghiên cứu. Việc tìm phương hướng đóthực hiện bằng phương pháp chủ quan. Đứng trên quan điểm phương pháp luậnchung thì hoàn toàn có thể chấp nhận phương pháp chủ quan, bởi vì, tri giác củachúng ta không tồn tại độc lập đối với hiện thực khách quan mà chính là phản ánhhiện thực đó. Dĩ nhiên, dùng phương pháp chủ quan để nghiên cứu ngữ âm, ngườinghiên cứu phải có thính giác tinh nhạy, có một cảm giác cơ thịt phát triển. Muốngiải thuyết âm thanh mà mình nghe được một cách chúnh xác, tức muốn xác địnhcho đúng cách cấu âm nào đã gây nên âm thanh đó, người nghiên cứu phải phải cóý thức rõ rệt về vị trí các khí quan phát âm âm thanh này hay âm thanh nọ. Muốnđược như vậy, nhà ngữ âm học phải luyện tập cho tất cả khí quan phát âm củamình làm những động tác tự giác, thay đổi dần dần tư thế của các khí quan này vàchú ý lắng nghe xem những sự thay đổi đó gây nên những hiệu quả âm học gì. Cònnữa, khi nghe một âm thanh lạ tai, phải biết tìm cái cách cấu âm gây nên âm thanhđó.Như vậy, chỉ có phối hợp một cách đúng đắn phương pháp khách quan vớiphương pháp chủ quan trong khi nghiên cứu mặt cấu âm - âm học với mặt âm vịhọc mới có thể có được một khái niệm đầy đủ và khách quan về ngữ âm của mộtngôn ngữ nào đó.3.4. Âm và chữ, kí hiệu ghi âmÂm (thanh) là kết quả của một động tác cấu âm do bộ máy phát âm tạo ra, đượcnhận biết bằng thính giác. Chữ (viết) là kí hiệu ghi lại âm, được viết ra (hoặc in)trên các chất liệu có mặt phẳng, nhận biết bằng thị giác. Thông thường, chữ đạidiện cho âm, nhưng trong nhiều trường hợp, giữa chữ và âm có sự xê dịch, khôngăn khớp. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, âm [i] được ghi bằng hai con chữ là "i" và"y", âm [z] được ghi bằng hai con chữ là "d" và "gi", âm [k] được ghi bằng ba conchữ là "c", "k" và "q", v.v.. Lại có trường hợp, một con chữ đại diện cho nhiều âm,chẳng hạn, con chữ "a" trong tai ghi nguyên âm [a], nhưng trong tay thì lại ghinguyên âm [ă] (a ngắn). Do đó, khi nghiên cứu ngữ âm, đừng để chữ đánh lừa màphải chú ý những gì tai nghe được để đối chiếu với những gì viết ra. Để tránh sựhiểu lầm, năm 1888, Hội ngữ âm học quốc tế đặt ra một hệ thống kí hiệu ghi âmquốc tế (International Phonetic Alphabet) viết tắt là IPA. Khi nghiên cứu ngữ âm,phải dùng kí hiệu ghi âm quốc tế để ghi âm thanh một cách thống nhất. Nguyêntắc, tương ứng một âm dùng một kí hiệu, dùng dấu móc [] để ghi âm tố, dùng haivạch đứng // ghi âm vị. Chẳng hạn: [a] (a), [b] (b), [z] (d/gi), [d] (đ), [ ɛ] (e), [ɤ] (ơ),v.v..HƯỚNG DẪN TỰ HỌC BÀI 1* Sinh viên cần nắm vững những tri thức sau- Phân biệt sự khác nhau giữa âm thanh tự nhiên, âm thanh nhân tạo và âm thanhngôn ngữ.- Nắm được khái niệm ngữ âm, vai trò của ngữ âm trong việc tạo nên vỏ tiếng chongôn ngữ.- Nắm được cơ sở của ngữ âm gồm hai mặt tự nhiên (âm học và cấu âm) và mặtxã hội (chức năng).- Hiểu bộ môn ngữ âm học theo nghĩa rộng có nhiệm vụ nghiên cứu toàn bộ cácphương tiện âm thanh trong tất cả các hình thái và chức năng của nó cũng nhưnghiên cứu mối quan hệ giữa âm và chữ.* Câu hỏi và bài tập1. Giữa tiếng ho, tiếng rên và tiếng nói có gì giống nhau, khác nhau?2. Khi ta đọc thầm, nhẩm, suy nghĩ, mặt âm thanh của ngôn ngữ có tồn tại không?Tại sao?3. Tìm những dẫn chứng về sự khác nhau ở độ cao, độ mạnh và độ dài trong khiphát âm.4. Lưỡi và dây thanh có vai trò như thế nào trong sự tạo thành âm thanh ngônngữ?5. Tại sao nói ngữ âm có tính chất xã hội?6. Thuyết minh mối quan hệ giữa âm và chữ.7. Nêu những thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về sự phát âm hay âm thanh ngônngữ.8. Bịt mũi, phát âm các âm được ghi lại bằng các con chữ n, t, p, b, m, h, nh, ng, từđó phân biệt âm mũi và âm miệng.* Tài liệu tham khảo1. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2004,tr.1-18.2. Zinder, Ngữ âm học đại cương, Nxb Giáo dục, H. 1962, tr.7- 42.3. Nguyễn Hoài Nguyên, Ngữ âm tiếng Việt, Trường đại học Vinh, Vinh 2007,tr.1-12.Bài 2. CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂMPhân phối thời gian1. Học trên lớp: lí thuyết: 3 tiết; thảo luận, bài tạp: 2 tiết2. Tự học: 7 tiếtKhi giao tiếp, người ta phát ra những chuỗi âm thanh kế tiếp nhau theo thờigian, gọi là ngữ lưu. Dựa vào những chỗ ngừng, chỗ nghỉ và bằng thủ pháp phântích có thể chia cắt chuỗi âm thanh thành những âm đoạn nhỏ hơn cho đến khikhông thể chia được nữa. Những đơn vị ngữ âm thu nhận được do sự phân đoạn đógọi là đơn vị đoạn tính, bao gồm âm tiết, âm tố và âm vị. Thêm nữa, để tổ chức cácđơn vị âm đoạn thành một thể thống nhất lớn hơn còn có các phương tiện đóng vaitrò phương thức muôn màu muôn vẻ, đó là những đơn vị siêu đoạn tính (hay hiệntượng ngôn điệu) gồm trọng âm, thanh điệu và ngữ điệu.1. Các đơn vị đoạn tính1.1. Âm tiết (syllable)1.1.1. Khái niệm âm tiếtÂm tiết (syllable) cùng với âm tố (sound) là hai khái niệm cơ sở cho sự hìnhthành bộ môn nghiên cứu âm thanh tiếng nói loài người cũng như cơ cấu ngữ âmcủa một ngôn ngữ cụ thể. Trong bất kì công trình ngữ âm học nào, dù chuyên vềthực nghiệm hay xác lập các đơn vị ngữ âm, xây dựng lí thuyết âm vị học, v.v. baogiờ cũng phải làm việc với hai khái niệm, hai thuật ngữ cơ bản này.Theo cách hiểu chung của các nhà ngôn ngữ học, âm tiết là đơn vị phát âm tựnhiên nhỏ nhất trong chuỗi âm thanh, là đơn vị cơ sở để tạo nên chuỗi âm thanh.Trong chuỗi âm thanh, âm tiết là đơn vị ngữ âm tự nhiên nhỏ nhất mà bất kìngười bản ngữ nào cũng có thể nhận ra. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, khi người tanói: Nửa đời tóc ngả màu sương/ Nhớ quê anh lại tìm đường thăm quê, mọi ngườiđều đếm được 14 âm tiết (tiếng). Sở dĩ ta nhận ra số lượng âm tiết như vậy là vì dùngười nói phát âm nhanh hay chậm đến đâu thì chuỗi âm thanh trên vẫn có nhữngchỗ ngừng ngắt nhất định khiến cho người ta có thể dễ dàng tính đếm được chúng.Như vậy, về mặt phát âm, chuỗi âm thanh được phân đoạn đến âm tiết là đại lượngâm thanh nhỏ nhất. Trong dòng ngữ lưu, âm tiết hiện ra một cách tự nhiên, trựctiếp hơn các đơn vị âm thanh cấu tạo nên nó (âm tố).Nhưng đối với các nhà âm vị học, âm tiết dường như chỉ là đơn vị âm thanh ởvào vị trí ít được quan tâm, đơn giản chỉ là một đại lượng do các âm vị tổ hợp vớinhau theo một quy tắc nhất định mà thành. Chẳng hạn, theo Connr H. và TrimY.L.N: Về mặt âm vị học tốt hơn hết là nên xem âm tiết là một đơn vị cấu trúc,trong đó thể hiện một cách tiết kiệm nhất các khả năng tổ hợp giữa các nguyên âmvà phụ âm. Còn theo R.jakobson: Âm tiết là mô hình cơ bản trong bất kì tổ hợpnào giữa các âm vị /Dẫn theo Nguyễn Quang Hồng, 42/. Các hiểu như vậy về âmtiết đã có một lịch sử lâu dài trong ngôn ngữ học châu Âu để miêu tả các quy luậtliên kết âm vị học trong từng ngôn ngữ khác nhau. Song theo cách lập thức trên thìâm tiết hầu như không có chức năng gì khác ngoài mỗi một chức năng là làm cái tổcho các âm vị có sẵn liên kết tụ họp lại với nhau để tạo thành vỏ âm thanh của từngữ. Trong thực tế, âm tiết có thể mang nhiều chức năng, song có thể quy thành bachức năng chính: a/ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất dùng để tạo thành lời nói và đồngthời cũng là đơn vị nhỏ nhất để tiếp nhận lời nói thành tiếng; b/ âm tiết là đơn vịnhỏ nhất trong cơ cấu nhịp điệu của lời nói; c/ trong một số ngôn ngữ, âm tiết cóthể có chức năng tạo lập vỏ tiếng cho các đơn vị mang nghĩa ở cấp độ hình thái vàdo đó, có thể được xem như một đơn vị đặc biệt của hệ thống ngữ âm. Chức năng(a) và (b) là phổ quát cho mọi ngôn ngữ, còn chức năng (c) chỉ có ở một số ngônngữ thuộc loại hình đơn lập âm tiết tính. Như vậy, trong ngôn ngữ học đại cương,âm tiết là một đơn vị ngữ âm khá phức tạp. Nó có thể được nghiên cứu và xác địnhhoặc là thuần tuý vật chất cấu âm - âm học, hoặc từ bình diện chức năng của ngônngữ học. Hệ quả, các nhà ngữ âm học đưa ra nhiều định nghĩa về âm tiết trên từnggóc độ khác nhau. Cố nhiên, cũng có những nhà ngôn ngữ học mong muốn tìm đếnmột định nghĩa sao cho bao hàm được hầu hết tính chất của âm tiết. Chẳng hạn,R.K.Potarova (1975) cho rằng, [âm tiết] Đó là một tổng thể các đơn vị đoạn tính vàsiêu đoạn tính, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định mang những đặc trưngkhách quan nhất định (về cấu âm và âm học), hoạt động trong lời nói và đượcngười bản ngữ phân định ra trong quá trình tiếp nhận dòng ngữ lưu /Dẫn theoNguyễn Quang Hồng, 53/. Thê nhưng, cũng có nhiều nhà ngôn ngữ học, chẳnghạn, L.V.Zlatoustova và A.A.Banin (1978) nghi ngờ tính hiệu quả của những địnhnghĩa tổng hợp như thế về âm tiết và cho rằng không thể thực hiện được và chẳngcần thiết phải làm công việc đó.Liên quan đến đơn vị âm tiết còn có các vấn đề như nhận diện âm tiết trong ngữlưu, cấu tạo âm tiết, phân loại âm tiết,... Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong líthuyết về âm tiết là vấn đề phân giới âm tiết. Từ trước đến nay, các nhà ngôn ngữhọc đã đề xuất nhiều lí thuyết nhận diện âm tiết mà phần lớn trong số đó đều tiếpcận trên quan điểm ngữ âm học, tức là dựa vào cứ liệu về cấu âm - âm học của hiệntượng âm tiết. Dựa trên cơ sở cấu âm có lí thuyết ngắt hơi của R.H.Stetson (Mĩ), líthuyết độ căng của L.Roudet và N.Grammont (Pháp), sau đó được L.V.Sherba(Nga) phát triển đầy đủ. Theo tiêu chí âm học có lí thuyết độ vang mà đại biểu làO.Jespersen (Đức), lí thuyết cường độ của N.T.Jinkin. Một số nhà ngôn ngữ họcnhư B.Hala, N.T.Jinkin, L.A.chistovich,... kết hợp các tiêu chí cấu âm và âm học,cố gắng nhận diện âm tiết một cách tổng hợp. Một số nhà ngôn ngữ học khác nhưE.N.Vinarskaja, N.I.Lepskaja, E.B.Trofimova,... đặt vấn đề phân giới âm tiết(trong tiếng Nga) thao cách tiếp cận của ngôn ngữ học tâm lí (tức là dựa vào cảmthức của người bản ngữ).Đối với vấn đề cấu tạo âm tiết, các nhà ngôn ngữ học xuất phát từ hình dung âmtiết như một sự tổ hợp các âm tố (âm vị) để tạo nên âm tiết trong từng ngôn ngữ cụthể. Thế là người ta đã xác lập nhiều lí thuyết khác nhau về cấu trúc âm tiết. Trongcác ngôn ngữ khác nhau, âm tiết được cấu tạo theo nhiều kiểu đa dạng, được quyđịnh bởi số lượng và trật tự phân bố của các phụ âm so với nguyên âm trong thànhphần âm tiết. Trong mỗi ngôn ngữ, cũng có thể có nhiều cấu trúc âm tiết khác nhaunhưng có thể coi kiểu CVC (phụ âm + nguyên âm + phụ âm) và CV (phụ âm +nguyên âm) là những kiểu cấu trúc phổ quát cho các ngôn ngữ trên thế giới.1.1.2. Nhận diện và phân loại âm tiếtNhư đã trình bày, việc nhận diện ranh giới âm tiết trong các ngôn ngữ vẫn chacó tiếng nói thống nhất trong các nhà chuyên môn. Theo cách nhìn tổng hợp, ta cóthể nhận diện âm tiết dựa vào hai tiêu chí: tiêu chí cảm thức ngôn ngữ và lí thuyếtvề độ căng. Theo tiêu chí cảm thức ngôn ngữ, những người bản ngữ của một thứtiếng nào đó bao giờ cũng nắm vững những quy tắc đặc biệt trong cấu tạo âm tiếtthứ tiếng của mình. Trong quá trình nắm biết ngôn ngữ, người ta quen thuộc dầncác quy tắc đó và và trở nên rất tự nhiên khi vận dụng chúng trong giao tiếp. Kếtquả là, người ta có thể dựa vào thính giác để nhận ra những khoảng ngắt nhất địnhtrong ngữ lưu, dễ dàng nhận biết và tính đếm được có bao nhiêu âm tiết trongđó.Chẳng hạn, trong tiếng Việt, khi một người nói: Tôi về khu A, lập tức ngườinghe nhận ra có 4 âm tiết, nhưng nếu nói: Tôi về khoa, thì chỉ có 3 âm tiết.Theo lí thuyết độ căng, âm tiết là một đơn vị mà khi phát âm được đặc trưng bởimột sự căng lên rồi chùng xuống của cơ thịt trong bộ máy phát âm. Lí thuyết về độcăng giứp ta nhận diện âm tiết trong ngữ lưu. Trong một âm tiết, nơi độ căng lênđến mức cao nhất được gọi là đỉnh âm tiết. Yếu tố ở đỉnh âm tiết làm thành âm tiếtnên được gọi là yếu tố âm tiết tính. Trái lại, nơi độ căng giảm đến mức thấp nhấtđược gọi là ranh giới âm tiết. Dựa vào lí thuyết độ căng, dòng ngữ lưu Tôi về khu Acó thể biểu đạt bằng sơ đồ hình sin sau đây:Về phân loại âm tiết, trong từng ngôn ngữ có thể có những cách phân laọi khácnhau theo từng tiêu chí được xác lập nhưng cách phân loại âm tiết có tính phổ quátlà dựa vào cách kết thúc âm tiết. Theo cách kết thúc âm tiết, ta có âm tiết mở và âmtiết khép. Âm tiết mở là âm tiết kết thúc bằng nguyên âm, chẳng hạn: me (tôi), see(thấy), v.v. trong tiếng Anh; ta, đi, về, nhà, nhé, v.v. trong tiếng Việt. Âm tiết khéplà âm tiết kết thúc bằng phụ âm, chẳng hạn: meat (thịt), keep (giữ), v.v. trong tiếngAnh; học, tập, thật, tốt, v.v. trong tiếng Việt.1.2. Âm tố (sound)1.2.1. Khái niệm âm tốÂm tố là đơn vị âm thanh ngắn nhất của lời nói, không thể chia cắt được nữa vềthời gian; phẩm chất của nó được tai ta tri giác một cách ổn định, một đại lượngtách biệt. Theo cách hiểu thông thường, âm tố là sự kiện vất chất (cấu âm - âmhọc) có thể được phân định rạch ròi bằng vào sự phân tích thuần tuý về mặt cấu âmhoặc âm học trong dòng ngữ lưu. Vậy âm tố là một chiết đoạn âm thanh, một âmđoạn được ghi lại bằng một chữ cái của mẫu tự ngữ âm học quốc tê (IPA). Ngữ âmhọc truyền thống châu Âu hình dung ngữ lưu như một dãy âm tố đoạn tính nối tiếpnhau thành một tuyến theo thời gian, tức là âm tố như những chất liệu dễ dàng táchriêng ra, người ta tưởng tượng có thể cắt ra như cắt bằng kéo. Nhưng trên thực tế,dòng âm thanh được phát ra không hề hiện diện những đơn vị âm thanh tối thiểutách bạch như vậy. Các âm tố trong ngữ lưu không giống như những hát cườmtrong chuỗi cườm hay như những viên gạch kế tiếp nhau trong mạch tường màchúng chuồi lẫn vào nhau, khó lòng phân định rạch ròi ranh giới giữa chúng. Kếtquả của những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy không thể xác định được ranhgiới giữa các âm tố nếu chỉ dựa vào cấu âm hay âm học. Dù trên bình diện cấu âmhay âm học, ta đều thấy dòng âm thanh là một chuyển động liên tục. Các âm tố làmthành một âm tiết không hề được phát ra lần lượt âm trước âm sau mà cũng khôngnghe ra lần lượt như thế. Mội hoạt động cấu âm nhằm chuyển giao những thôngbáo cần thiết cho việc nhận diện các đơn vị ngôn ngữ đều được thực hiện đồngthời. Vì vậy, một số nhà sinh lí học và âm thanh học, thậm chí, còn đề nghị trongkhoa ngữ âm học nên bỏ khái niệm âm tố vì nó là một cái gì không hiện thực. Từcuối thế kỉ XIX, một số nhà ngôn ngữ học, chẳng hạn G.Pau (Đức) cho rằng: Chiatách từ ra các yếu tố hợp thành nó là một công việc không chỉ là khó khăn màkhông thể làm được. Từ không phải là một tập hợp cơ giới một số lượng các âm tốđơn lẻ được thể hiện dưới dạng các chữ cái mà hoàn toàn ngược lại bao giờ cũnglà một chuỗi liên tục của một tập hợp các yếu tố âm thanh mà chữ cái ở một chừngmực nào đó đánh dấu những điểm đặc trưng nhất định trong chuỗi âm thanh đómà thôi /Dẫn theo Nguyễn Quang Hồng, 13/.Thế nhưng, việc sáng tạo và xây dựng các hệ thống chữ viết ghi âm trong thếgiới cổ đại rõ ràng không thể tách rời sự hình dung về các âm tố tách biệt trong lờinói. Khi nảy sinh ý định đặt ra chữ viết ghi âm phải có những ấn tượng nhất địnhvề sự tách bạch của các âm tố và đó là tiền đề làm nảy sinh và bảo đảm cho nhucầu xây dựng chữ viết ghi âm được thực hiện. Sau đó, hoạt động thực tiễn của chữviết ghi âm có tác dụng củng cố những ấn tượng về sự tồn tại của các âm tố táchbiệt trong lời nói. Trước thực tế này, các nhà ngôn ngữ học lí giải sự tồn tại kháchquan của các âm tố theo nhiều cách khác nhau, nhưng đều cho rằng âm tố là mộtchiết đoạn âm thanh dễ dàng phân xuất trong ngữ lưu chỉ cần dựa vào cấu âm hayâm học. Ngay cả F.de Saussure cũng xem ngữ lưu là một chuỗi tuyến tính và đượctác giả đề lên thành một nguyên lí cơ bản trong ngôn ngữ: Mặt năng biểu của ngônngữ, vốn có tính âm thanh từ bản chất, chỉ diễn ra trên một chiều thời gian mà thôivà mang những đặc tính mà nó vay mượn của thời gian: a. nó có một kích thước,và b. cái kích thước ấy chỉ có thể đo trên một chiều: đó là một đường thẳng [7,74].Ở một chỗ khác, F.de Saussure còn khẳng định: Ở đây ta có thể thấy một đặctính tối quan trọng của chất liệu âm thanh chưa được nêu lên thật rõ, là nó xuấthiện trước mắt ta như một chuỗi, và đo đó tất nhiên phải mang một đặc tính củathời gian chỉ là một chiều duy nhất. Có thể gọi đặc tính đó là tính hình tuyến haytuyến tính, và điều đó có một tầm quan trọng vô cùng đối với tất cả các quan hệđược xác lập về sau. Những sự khu biệt về chất chỉ có thể được thể hiện lần lượtmà thôi... Tất cả đều làm thành một tuyến cũng như trong âm nhạc vậy (F.deSaussure trong Godel, 1957).Tuyến âm thanh phải được cắt ra như cắt bằng kéo,... Chính nhừ đó mà cácđơn vị được khẳng định (F.de Saussure trong Godel, 1957).Một ngữ đoạn dù dài ra sao, cũng bao hàm một trật tự, một sự kế tiếp tuyếntính.... Sở dĩ ta có thể cắt rời các từ ra được chính là nhờ một trong những hệ quảcủa nguyên lí này [7,97].Có lẽ, L.V.Sherba là người đầu tiên lí giải trên quan điểm chức năng về tínhtách biệt và khả năng phân định các âm tố trong lời nói thành những đơn vị âmthanh riêng biệt. Theo L.V.Sherba, mọi đơn vị âm thanh của lời nói, trong đó cóâm tố đều có thể phân xuất ra khi có tác động của nhân tố ý nghĩa. Sở dĩ chúng tacó được ấn tượng về sự chia tách lời nói ra thành các âm đoạn tối thiểu vì có sựliên hệ nào đó giữa các yếu tố ý nghĩa với các yếu tố âm thanh. Kết quả, từ ngữlưu, chúng ta phân xuất ra được các âm như a, e, o, k, b, l, m, v.v..Năm 1912, trong công trình Những nguyên âm Nga, L.V.Sherba đã chứng minhchính mối quan hệ giữa các yếu tố âm thanh với các yếu tố ý nghĩa là điểm xuấtphát để chia tách ngữ lưu ra các âm tố riêng biệt. Tác giả viết: Nhưng số là các yếutố biểu tượng về ý nghĩa thường được liên hệ với các yếu tố biểu tượng âm thanh,chẳng hạn, âm l trong các từ пил (uống), Бил (đánh), дала (cho), được liên hệ vớibiểu tượng thời quá khứ, a trong các từ корова (con bò), вода (nước) liên hệ vớibiểu tượng chủ ngữ, u trong các từ корову, воду liên hệ với biểu tượng đốitượng... Nhờ những sự liên hội như vậy mà các yếu tố biểu tượng về âm thanh cóđược một tính chất độc lập nhất định /Dẫn theo Zinder,44/.Như vậy, việc phân chia dòng ngữ lưu là do những nhân tố thuần ngôn ngữ họcquy định, nghĩa là nó lệ thuộc hệ thống của từng ngôn ngữ cụ thể. Điều đó phảidùng đến khái niệm âm vị - là đơn vị âm thanh nhỏ nhất không thể chia theo chiềudọc của một ngôn ngữ. Trong trường hợp này, âm tố chỉ là sự phản ánh âm vị, làhình thức tồn tại của âm vị trong lời nói. Hai khái niệm này tuy đối lập nhau nhưngôn ngữ và lời nói nhưng lại liên hệ khăng khít với nhau.Tuy nhiên, nếu triệt để đi theo nguyên tắc này ta phải tính đến một tình huống,trong một ngôn ngữ nào đó, không phải các âm tố (âm vị) mà là các âm tiết nguyênvẹn mới có khả năng liên hệ với các yếu tố ý nghĩa thì thay vào các ấn tượng âmtố, trong cảm thức của người bản ngữ sẽ nổi lên các ấn tượng âm tiết riêng biệt.Điều này đã được E.D.Polivanov chứng minh trên tài liệu tiếng Hán.Để ghi âm tố, theo quy ước chung, ta đặt kí hiệu ngữ âm vào trong hai mócvuông, chẳng hạn: [a], [u], [b], [d], v.v..1.2.2. Các loại âm tố- Nguyên âm (vocalic) và phụ âm (consonant)Nguyên âm và phụ âm là hai loại âm tố cơ bản trong các ngôn ngữ. Nguyên âmvà phụ âm khác nhauở những điểm chính sau đây: 1/ Nguyên âm là âm tố được cấutạo bằng một động tác cấu âm luồng hơi đi ra tự do, còn phụ âm được cấu tạo bằngmột động tác cấu âm có sự xuất hiện chướng ngại làm cho luồng hơi bị cản trở; 2/Nguyên âm chủ yếu được cấu tạo bằng tiếng thanh, nghĩa là luồng hơi đi ra làmdây thanh rung đều, có chu kì và tần số dao động của các sóng âm xác định, cònphụ âm chủ yếu bằng tiếng động, nghĩa là dây thanh rung ít hoặc không rung,