Có người nói đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết em hãy viết đoạn văn bác bỏ ý kiến đó

Vấn đề không đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe máy, xe gắn máy thật đáng báo động. Hiện nay, ở nước ta hơn 90% dân số sử dụng xe máy là phương tiện tham gia lưu thông. Cùng với đó việc đội nón bảo hiểm là vô cùng cần thiết.

Đội nón bảo hiểm để bảo vệ phần đầu, khi xảy ra tai nạn hoặc va đập sẽ hạn chế tối đã những biến chứng đến hộp sọ và não bộ của bạn – một trong nhưng cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta.

Nhưng có một thực tế là vẫn còn nhiều đối tượng chủ quan , thờ ơ và không đội nón bảo hiểm khi sử dụng xe máy, xe gắn máy. Những người này thường là các thanh niên mới lớn, các trẻ em và một người dân chủ quan khi  lưu hành xe máy trên đường nông thôn…

Xem thêm: Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm hay không ?

 Hậu quả không đội mũ bảo hiểm ?

Gây tổn thương về thể chất và kinh tế

Hậu quả mà tai nạn giao thông để không chỉ để lại những tổn thương về kinh tế mà còn gây nhiều hệ lụy về thể chất.

Theo thống kê, hàng năm nước ta có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra khiến nhiều người chấn thương rất nặng thậm chí là tử vong, một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến những hậu quả trên  đó chính là người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm.

Việc đội mũ bảo hiểm tưởng chừng như không quan trọng với nhiều người nhưng thực chất mũ bảo hiểm chính là vật bảo vệ tính mạng của mọi người khi xảy ra va chạm giao thông. Theo nghiên cứu, người đội nón bảo hiểm có thể giảm đến 85% những chấn thương do tai nạn gây nên so với những người không đội nón bảo hiểm.

Có người nói đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết em hãy viết đoạn văn bác bỏ ý kiến đó
Nguồn ảnh internet : Hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình và người thân

Chính vì vậy bản thân mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình những kiến thức và hành trang cần có khi tham gia giao thông để bảo vệ cho bản thân.

Mức phạt của người không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe máy

Để ngăn chặn tình trạng những người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chính phủ đã có những quy định về phạt người không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy.

Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm sẽ phải chịu mức xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt hành chính là bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào mức độ vi phạm nặng hay nhẹ.

Mức phạt cơ bản theo nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực và thay thế nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: “Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy: không cài quai đùng quy cách thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật).

Có người nói đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết em hãy viết đoạn văn bác bỏ ý kiến đó
Mức phạt cho người không đội mũ bảo hiểm là 100.000-200.000 VND

Quy định pháp luật và xử phạt hành chính chỉ là một phần nhỏ trong biện pháp xử phạt người vi phạm không đội mũ bảo hiểm. Nhưng quan trọng phải đến từ nhận thức của mỗi cá nhân, vì đội nón bảo hiểm chính là bảo vệ cho chính bản thân và những người xung quanh bạn.

Xem thêm:

Công ty Quang Vũ chuyên sản xuất và phân phối mũ bảo hiểm uy tín, chất lượng

Công ty Quang Vũ là địa điểm chuyên sản xuất nón bảo hiểm đáng tin cậy, mũ chất lượng tốt nhất, chịu lực va đập cao, luôn đảm bảo an toàn trong mọi hoàn cảnh. Chúng tôi tự hào là một trong những cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm và phân phối mũ bảo hiểm quà tặng uy tín nhất trong toàn quốc.

Có người nói đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết em hãy viết đoạn văn bác bỏ ý kiến đó
Mũ bảo hiểm theo yêu cầu của Quang Vũ

Với sứ mệnh mang lại những sản phẩm nón bảo hiểm đạt chuẩn đến với khách hàng. Chúng tôi tự hào mang một giá trị to lớn đến với xã hội TRAO SẢN PHẨM, TRAO NIỀM TIN!

Chúng tôi đã sẵn sàng mang đến những sản phẩm chất lượng! còn bạn, bạn đã sẵn sàng lan tỏa niềm tin đến với cộng đồng hay chưa?

Nếu muốn, hãy đồng hành cùng chúng tôi.

Để nhận Báo giá và xem thêm mũ bảo hiểm đạt chuẩn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Quang Vũ

Công ty Sản xuất Mũ bảo hiểm - In logo mũ bảo hiểm uy tín, giá rẻ và chất lượng

Website: https://quatangquangvu.com/

Hotline: 028.77779888 – 024.77712999

Zalo tư vấn: 0961.425.999 – 0901.921.222

Fanpage: https://www.facebook.com/innonbaohiem.QuangVu

Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều thứ mà ta cần bảo vệ Chẳng bạn như bản thân mình Nhưng làm sao để có thể bảo vệ được bản thân thì có sự giúp đỡ rất lớn của nón bảo hiểm Bây Giờ tả thử phân tích tý xíu về nón nhé! Ôi mình mới làm đến đây thôi từ từ mình nghĩ tiếp Phần sau bạn coi nè ! Có rất nhiều góc độ để nhìn và đánh giá việc mũ bảo hiểm, tôi cho rằng mọi ý kiến đều hợp lý và các nhà quản lý cũng nên tham khảo để đưa ra quyết định sao cho phù hợp và được lòng dân nhất. (Hungvq) Người gửi: Hungvq Gửi tới: Ban Biên tập Tiêu đề: Một cái nhìn khác về đội mũ bảo hiểm Sau khi đọc và phân tích các bài viết của các Quý độc giả trên VnExpress, chúng ta thấy có nhiều người ủng hộ việc đội mũ bảo hiểm nhưng cũng có nhiều người phản đối. Có rất nhiều góc độ để nhìn và đánh giá việc này, tôi cho rằng mọi ý kiến đều hợp lý và các nhà quản lý cũng nên tham khảo để đưa ra quyết định sao cho phù hợp và được lòng dân nhất. Tuy nhiên tôi cũng xin đưa ra ý kiến của việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm trong thành phố Hà Nội với góc nhìn khác như sau: 1. Cái được của việc đội mũ bảo hiểm: - Đảm bảo an toàn tính mạng cho người điều khiển khi chẳng may bị tai nạn - Che mưa, che gió, che nắng... - Tránh được các vụ tai nạn, gây rối trật tự công cộng, tắc đường vào các buổi tối - Tăng thu nhập cho các nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm - Tạo điều điện cho người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng 2. Cái không được của đội mũ bảo hiểm - Giảm doanh thu của các nhà sản xuất mũ, nón... - Các cửa hàng gội đầu, dưỡng tóc sẽ vắng khách hơn - Nạn trộm cắp cướp giật mũ bảo hiểm sẽ xảy ra nhiều - Giá trông xe sẽ cao hơn vì còn phải trông cả mũ - Và điều quan trọng là vào các buổi tối đường phố Hà Nội sẽ vắng hơn vì đội mũ bảo hiểm mà đi hóng mát thì có vẻ không hợp lý. Tóm lại: theo từng quan điểm của mỗi người thì việc đội mũ bảo hiểm đều có cái được và chưa được nhưng đã là quy định thì mọi cá nhân tập thể đều phải tuân theo.

CÁi này mình kiếm trên mạng bạn coi sao ?

Last edited by a moderator: 23 Tháng mười 2013

Chiếc mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành vật dụng quen thuộc, không thể thiếu của mỗi người khi tham gia giao thông. Điều này khẳng định sự thành công trong việc đưa Luật vào cuộc sống. Song đội mũ bảo hiểm như thế nào, đội mũ có thực sự mang tính chất bảo vệ tính mạng người đội hay chỉ để “đối phó” ngành chức năng, chất lượng mũ ra sao?... thì vẫn là vấn đề nan giải, khó kiểm soát. Để việc đội mũ bảo hiểm thực sự trở thành nét văn hóa không thể thiếu thì mỗi người phải hiểu được tác dụng của việc đội mũ cũng như tác hại khi đội mũ giả, mũ kém chất lượng trong tham gia giao thông. Kiểm nghiệm thực tế ở các tuyến đường và địa bàn trong tỉnh cho thấy, người đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, bảo đảm chất lượng có lẽ chưa đạt 50% tổng số người đội. Đó còn chưa kể đến một số đối tượng thanh niên, người tham gia giao thông đi đoạn đường gần còn chủ quan không đội. Điều này cho thấy, mũ bảo hiểm chưa thực sự phát huy tác dụng. Trước khi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được ban hành thì trên thị trường vẫn bày bán tràn lan các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng, mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm. Chỉ với 30.000- 35.000 đồng là người tiêu dùng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm. Loại mũ này là một lớp nhựa tái chế mỏng, nếu tai nạn xảy ra, chiếc mũ không những không bảo vệ được tính mạng mà đôi khi còn là vật dụng gây thêm thương vong cho người đội, rất nguy hiểm. Biết vậy, nhưng nhiều người vẫn sử dụng bởi kiểu dáng thời trang, mũ nhẹ, giá thành rẻ và có lẽ chỉ cần không bị xử phạt khi gặp lực lượng thực thi công vụ bảo đảm ATGT là đủ!. Trước thực trạng đó, Chỉ thị 04 đã nêu rõ: Xử lý nghiêm việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng, vì lợi nhuận làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng, nhằm ngăn chặn tận gốc việc sản xuất và kinh doanh mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng trên thị trường. Thời gian qua, Ban ATGT tỉnh đã phối hợp cùng các ngành chức năng thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức chiến dịch tuyên truyền và thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng trên địa bàn tỉnh. Một mặt tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền đến từng nhóm đối tượng, độ tuổi và xuống từng cơ sở về cách nhận biết mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn, quy cách sử dụng mũ, tác dụng của việc đội mũ bảo đảm chất lượng. Mặt khác tiến hành kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm minh, thậm chí tịch thu các loại mũ kém chất lượng ở tất cả các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm trong tỉnh. Ngoài ra, các chiến dịch đổi mũ cũ lấy mũ mới, hỗ trợ giá mũ... cũng được thực hiện rầm rộ, nhằm loại bỏ hoàn toàn mũ bảo hiểm kém chất lượng trên thị trường. Ban cũng phối hợp với Hiệp hội An toàn đường bộ toàn cầu GRSP tổ chức tập huấn nâng cao năng lực tuyên truyền thực hiện quy định đội mũ đạt chuẩn đối với người đi mô tô, xe gắn máy cho tất cả các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị trong tỉnh, để hạn chế chấn thương vùng đầu và tử vong khi tai nạn giao thông xảy ra. Mũ bảo hiểm đạt chất lượng phải có đủ 3 bộ phận: Vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo. Điều quan trọng là mũ phải được kiểm định, chứng nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ, được gắn dấu hợp quy CR, song có lẽ nhiều người sử dụng mũ chưa biết được điều đó và đôi khi vô tình mua phải mũ rởm. Chính vì vậy, để lựa chọn được chiếc mũ bảo hiểm thực sự đúng quy chuẩn không phải là điều đơn giản. Nhiều khi vì lợi nhuận kinh doanh, vì ham rẻ... mà mũ bảo hiểm kém chất lượng vẫn được lưu hành nhiều trên thị trường.

Văn hóa đội mũ bảo hiểm không chỉ đơn thuần là đội chiếc mũ trên đầu để “đối phó” lực lượng CSGT khi đi mô tô, xe gắn máy, mà chính là việc đội mũ đúng quy chuẩn, mũ bảo đảm chất lượng, và quan trọng là mỗi người phải xác định được đội mũ là để bảo vệ tính mạng bản thân. Đó mới thực sự đưa việc đội mũ bảo hiểm đi vào cuộc sống.

Ở nước ta, TNGT luôn là cơn ác mộng của mỗi người, mỗi gia đình, hàng năm gây nên những cái chết thương tâm cho trên 12.000 người, làm trên 10.000 người bị thương tật đến tàn phế và làm thiệt hại về kinh tế hàng trăm triệu đôla. Riêng Quảng Nam, hàng năm TNGT cũng cướp đi sinh mạng trên 200 người và trên 300 người thương tích. Trong 6 tháng đầu năm 2007, mặc dù chúng ta có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm trật tự ATGT song TNGT vẫn không ngừng gia tăng làm 139 người chết và 137 người bị thương, hàng trăm gia đình chịu đau thương mất mát người thân.
Một trong những biện pháp phòng tránh hậu quả TNGT hiệu quả nhất, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho con người là việc đội MBH khi đi xe máy. Trong sinh hoạt đời thường, đi thăm bạn bè, đi làm ăn trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn về phương tiện giao thông, xe máy đã tỏ ra hết sức hữu dụng cho nhiều hoàn cảnh, cho mọi địa hình. Xe máy có mặt trên từng cây số, gắn bó mật thiết trong mọi gia đình Việt Nam song cũng là ẩn họa của TNGT đường bộ đang trên đà gia tăng. Bởi lẽ, khi ngồi trên xe máy dù tốc độ chậm, chỉ cần ngã ngang đập đầu xuống đất thì cũng có nguy cơ tử vong hoặc di chứng nặng nề với gia đình và xã hội. Đội MBH khi đi xe máy có tác dụng bảo vệ sọ não khi xảy ra TNGT. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WTO, sau khi thực hiện quy định bắt buộc người đi xe máy phải đội MBH trên mọi tuyến đường ở Thái Lan, Malaysia, số người tử vong do TNGT gây ra giảm đi 1/3 và số người bị chấn thương sọ não giảm đi 2/3. Các nước đang phát triển như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia…đã ban hành Luật bắt buộc người đi xe máy phải đội MBH từ nhiều năm qua. Riêng nước ta, việc này mới được triển khai thực hiện trên các tuyến quốc lộ và một số tuyến đường từ vài năm nay. Bộ GTVT và Bộ Công An đã có nhiều cố gắng phân định tuyến đường, ranh giới bắt buộc người đi xe máy phải đội MBH, song quy định này chưa thật sự đi vào cuộc sống. Lực lượng CSGT đã sử dụng biện pháp mạnh, cưỡng chế người đi xe máy phải đội MBH trên các tuyến đường quy định bằng nhiều cách như: lập chốt kiểm tra ATGT, tuần tra giám sát các tuyến đường trọng điểm, xử phạt nặng người vi phạm…Song người đi xe máy, phần lớn là lớp trẻ dường như “bức bối” khi phải đội MBH nên thường hay đối phó với CSGT bằng cách: “thuê”, “quay vòng” MBH; rú ga, chạy đường tắt hay quay ngược trở lại tránh CSGT. Đáng buồn, không ít người đi xe máy là cán bộ, công chức vẫn coi việc đội MBH là sự phiền toái “đội nồi cơm điện”, làm mất thẩm mỹ và không cần thiết. Ngay cả khi Bộ GTVT yêu cầu toàn thể CBCNV trong ngành phải đội MBH đi làm từ ngày 1-6-2007 thì nhiều ý kiến cho rằng “Duy ý chí”…Việc này, Bộ Quốc phòng và Bộ Công An cũng đã triển khai thực hiện tốt trong toàn quân từ nhiều năm qua, không những chỉ “làm gương” mà thực sự bảo đảm ATGT cho các cán bộ chiến sĩ của mình.
Nói theo thuật ngữ quân sự, việc đội MBH ở nước ta đang ở thế “phòng ngự” nay chính thức chuyển sang thế “tấn công” theo hiệu lệnh của Nghị quyết 32! Đội MBH từ cưỡng chế đến tự giác đối với mọi đối tượng đi xe máy, bắt đầu từ quốc lộ đến tất cả các tuyến đường trên phạm vi toàn quốc. Vì bảo đảm an toàn tính mạng của người dân và lợi ích toàn xã hội, cần tiếp tục tiến hành các giải pháp mạnh, nhằm cưỡng chế người dân thực hiện nghiêm chỉnh luật giao thông nói chung và quy định đội MBH nói riêng, trước khi ý thức tự giác được hình thành. Cưỡng chế để tạo ra tự giác – chưa thấy cách nào khác!

Thanks!:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!11