Có nên dùng bkav cho máy chủ

Sau khi nâng cấp Windows 10, rất nhiều người đã từ bỏ các phần mềm, app diệt virus của bên thứ ba và chuyển sang sử dụng Windows Defender, đây là công cụ được Microsoft thiết kế riêng cho phiên bản hệ điều hành này. Vậy Windows Defender có an toàn hay không? Có đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về Antivirus hay không?Phần mềm diệt virus (Antivirus) là công cụ đắc lực giúp bảo vệ người dùng trước các mối nguy hại tiềm ẩn như tấn công mạng, đánh cắp thông tin,... Để đánh giá hiệu quả của một phần mềm diệt virus chúng ta cần dựa theo rất nhiều tiêu chú như: bảo vệ toàn diện, kết quả nhận diện, tiêu tốn tài nguyên,...

Windows Defender: Bảo vệ toàn diện 99.5%

Virus

Chỉ số bảo vệ toàn diện của các phần mềm diệt virus.

AV-Comparatives (tổ chức kiểm thử phần mềm diệt virus) đã tiến hành thử nghiệm trên 17 phần mềm Antivirus phổ biến nhất từ tháng 7/2017 đến 11/2017.

Windows Defender được đánh giá có thể bảo vệ toàn diện 99.5% và xếp thứ 7, các vị trí dẫn đầu bao gồm: Panda (Tây Ban Nha), Bitdefender (Rumani) và F-Secure (Phần Lan). Theo một kết quả khác từ Viện CNTT - An ninh, Windows Defender đạt hiệu quả bảo vệ chỉ 97% đối với cuộc tấn công theo mô hình zero-day, thấp hơn so với mức tiêu chuẩn 99.5%.

Như vậy tỉ lệ bảo vệ của Windows Defender khá ổn đối với người dùng bình thường, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp con số 99.5% và 97% (zero-day) vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các nhà nghiên cứu đã khuyến nghị không sử dụng Windows Defender trong các thiết bị cần sự bảo mật tuyệt đối như công ty, máy chủ,...

Windows Defender và tỉ lệ nhận diện sai

Có lẻ bạn đã từng gặp phải vấn đề không truy cập được trang web, không cài được phần mềm hay bị xóa nhầm file dù chúng đều được xác nhận an toàn...đây là  vấn đề phát sinh khi phần mềm diệt virus nhận diện sai.

Windows Defender

Tỉ lệ nhận diện sai trên Windows Defender khá lớn.

Và theo báo cáo từ AV-Comparatives (8/2018), Windows Defender có tỉ lệ nhận diện sai khá cao so với các công cụ chống virus bên thứ 3, cụ thể phần mềm này đã nhận diện sai 19 trường hợp trong bài kiểm tra.

Một số công cụ được gợi ý cho người dùng có điểm nhận diện sai khá thấp như: Kaspersky Internet Security (0), ESET Internet Security (1), Bitdefender Internet Security (2).

Nếu muốn giảm tỉ lệ nhận diện sai trên Windows Defender, người dùng có thể tắt một số yêu cầu bảo mật trong phần thiết lập. Tuy nhiên, hành động này có thể gây nguy hiểm cho hệ thống máy tính, hãy thận trọng và hạn chế sử dụng.

Ảnh hưởng hiệu suất hệ thống

Windows Defender

Rất nhiều bạn "cương quyết" không dùng phần mềm diệt virus vì chúng quá nặng và công kềnh. Khi hoạt động, các phần mềm này thường xuyên gây ra tình trạng giảm hiệu suất hoặc thậm chí tê liệt hệ thống đối với một số thiết bị có cấu hình thấp.

AV-Comparatives báo cáo rằng, Windows Defender có thể can thiệp và làm chậm 19% hiệu suất khi khởi động các chương trình, phần mềm, tỷ lệ này cao hơn con số trung bình 13% của các phần mềm diệt virus khác.

Đối với quá trình cài đặt phần mềm, Windows Defender can thiệp và gây ảnh hưởng đến 56% hiệu suất hiệu suất hoạt động của toàn bộ quá trình, tỷ lệ trung bình của các phần mềm diệt virus khác là 29%.

Các hoạt động khác như sao chép tập tin, duyệt web và tải file ít chịu sự ảnh hưởng bởi sự hoạt động của Windows Defender, thậm chỉ một vài chỉ số còn tốt hơn so với mức trung bình.

Có nên sử dụng Windows Defender?

Windows-Defender

Câu trả lời là có đối với khách hàng cá nhân, người dùng phổ thông không yêu cầu cao về bảo mật hệ thống. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, các tổ chức thì Windows Defender không phải là một phương án tối ưu.

ESET NOD32 Antivirus chính hãng 150.000₫

10

Xem đặc điểm nổi bật

  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh
  • Dùng cho: Windows 10

Xem chi tiết

Và nếu đang muốn chọn mua laptop mới, nhớ ghé thăm trang Back To School để nhận mã giảm giá đến 30%. Chỉ cần có số báo danh, 100% sẽ nhận được mã giảm mua sắm laptop, tablet mới tại Thế Giới Di Động. Ngoài ra còn có cơ hội trúng học bổng với tổng giá trị chương trình lên đến 4.5 tỷ đồng.

HACKER THÔNG BÁO ĐÃ BÁN BA BẢN MÃ NGUỒN BKAV, THU VỀ 1,37 TỶ ĐỒNG! Mới đây, ngày 22/8, trên diễn đàn RF, tài khoản chunxong - người tự nhận là hacker và đã đánh cắp dữ liệu của Bkav đã thông báo hoàn thành việc mua bán mã nguồn bộ phần mềm diệt virus Bkav Pro. Với mức giá rao bán là 20.000 USD/bản, hacker có khả năng đã thu lợi bất chính khoảng 60.000 USD (khoảng 1,37 tỷ đồng). "Đến nay, mã nguồn của bộ phần mềm diệt virus Bkav Pro đã được bán cho 3 người. Vì thế, không ai có thể sở hữu độc quyền chúng được nữa", hacker cho biết. Chưa dừng lại ở đó, người này còn tiếp tục rao bán nhiều dữ liệu khác được cho là đã đánh cắp từ Bkav, thậm chí thông báo một số lỗi của phần mềm diệt virus Bkav Pro. "Những lỗi này có thể bị lợi dụng để chiếm quyền kiểm soát các máy tính đã cài đặt phần mềm Bkav Pro. Tôi sẽ sớm công bố chúng", hacker thông tin. Hiện, hacker đang tiếp tục rao bán 20.000 USD cho mã nguồn Bkav Pro, 10.000 USD cho mã nguồn Bkav Mobile AV, 20.000 USD cho mã nguồn BKAV Endpoint Security. Riêng mã nguồn máy chủ (server side code) của Bkav Pro được bán với giá 30.000 USD, còn mã nguồn máy chủ của Bkav Mobile AV và Bkav Endpoint Security đồng giá 10.000 USD. Cao nhất là mã nguồn AI (trí tuệ nhân tạo) được rao bán với số tiền lên tới 100.000 USD,... Trước đó, ngày 4/8, tài khoản có tên "chunxong" bất ngờ tuyên bố đã xâm nhập thành công vào máy chủ của công ty an ninh mạng Bkav và lấy cắp mã nguồn các sản phẩm của công ty này, bao gồm mã nguồn gói phần mềm bảo mật Bkav Pro, phần mềm bảo mật di động Bkav Mobile… Người này đã cung cấp email liên hệ cho ai quan tâm đến dữ liệu của Bkav, nếu muốn sở hữu độc quyền sẽ phải chi ramức giá lớn. Người mua sẽ phải giao dịch thông qua đồng điện tử XMR. Về phía Bkav, đại diện công ty xác nhận rằng mã nguồn do "chunxong" đăng tải chính là mã nguồn một số mô-đun thành phần trong các sản phẩm của công ty, nhưng đây là những mô-đun cũ, không gây ảnh hưởng đến khách hàng cũng như các sản phẩm hiện tại của công ty. Bkav cho biết, các dữ liệu này đã từng bị rò rỉ từ cách đây hơn một năm, từ một nhân viên cũ đã nghỉ việc.