Co bao nhiêu khu thương ma i tư do

Căn cứ Điều 2 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo ngày 30/7/2009, khu phi thuế quan được quy định như sau:

- Khu phi thuế quan là khu vực:

+ Khu vực địa lý có ranh giới xác định;

+ Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan;

+ Có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.

- Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:

+ Khu bảo thuế;

+ Khu kinh tế thương mại đặc biệt;

+ Khu thương mại công nghiệp;

+ Khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

- Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.

Ngoài ra, theo khoản 17 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/7/2022), khu phi thuế quan trong khu kinh tế là khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế.

Lưu ý: Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

2. Các hoạt động trong khu phi thuế quan

Theo Điều 4 , các hoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm:

- Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;

- Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.

Đồng thời, Điều 30 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định chi tiết các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khu phi thuế quan trong khu kinh tế như sau:

- Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa;

- Cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;

- Kinh doanh hàng miễn thuế, hàng miễn thuế giảm giá;

- Dịch vụ logistics; sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan;

- Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các hoạt động tại khu phi thuế quan nêu trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

3. 04 đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan

Điều 5 quy định có 04 đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan (gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan), bao gồm:

- Thương nhân Việt Nam;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

\>>> Xem thêm: Trường hợp nào hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu?

Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp chế xuất và khu phi thuế quan thì xử lý chính sách thuế như thế nào?

Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ theo loại hình E31 đưa vào sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan thì có được hoàn thuế không?

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Tại ZLC có văn phòng đại diện của các công ty nổi tiếng như Motta International, Sony Corporation, LG Electronics Panama, Samsung Electronics Panama, Bristol Laboratories, May’s Free Zone, Pioneer Int’l Latin America, Waked International và nhiều công ty khác.

Với vị trí địa lý chiến lược của châu Mỹ, tại một quốc gia có nền chính trị ổn định như Pa-na-ma, đây là cửa ngõ để hàng hóa thâm nhập thị trường các nước thuộc châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Đại dương với mức thuế nhập khẩu là 0%. Ngoài yếu tố rất quan trọng là miễn thuế nhập khẩu, Khu thương mại tự do Cô-lôn còn thu hút các nhà đầu tư thế giới bằng rất nhiều điểm thuận lợi khác như: có vị trí nằm gần Kênh đào Pa-na-ma thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển; có cảng biển lớn nhất thế giới với gần 9000 tàu thuyền; cung cấp dịch vụ cho thuê tàu thuyền; là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất khu vực; có chính sách thông thoáng; đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, việc cấp phép mở văn phòng đại diện, chi nhánh chỉ mất từ 1-2 ngày.

ZLC tập trung vào các hoạt động kết nối doanh nghiệp về nhập khẩu và tái xuất sản phẩm, không tạo giá trị gia tăng. Được thành lập vào năm 1948, có quy chế độc lập trực thuộc chính phủ, ZLC là một hệ thống hạ tầng nơi các công ty có thể bảo quản, tái đóng gói, trưng bày, bán buôn và chuyển hàng hóa bằng đường biển, tận dụng những ưu đãi đặc biệt về thuế. Tất cả hàng hóa nhập khẩu và tái xuất được miễn thuế, ngoài ra còn miễn nhiều loại thuế khác: thuế thu nhập từ nước ngoài, thuế sản xuất, thuế bán hàng, thuế đầu tư, thuế cổ tức, thuế thu nhập từ tái xuất khẩu.

Đối với người mua (chủ yếu đến từ các nước trong khu vực), ZLC đóng vai trò như một cửa hàng bách hóa bán buôn khổng lồ nơi họ có thể mua rất nhiều loại hàng hóa khác nhau, thường với các điều khoản tín dụng ưu đãi, xắp xếp lại hàng hoá và đưa về nước bằng tàu biển, tiết kiệm khá nhiều chi phí vận chuyển.

Để tạo điều kiện cho các hoạt động nhập khẩu và tái xuất, tại ZLC có nhiều công ty xếp dỡ, vận chuyển tàu biển. Pa-na-ma là trung tâm tài chính quốc tế lớn với 77 ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động, cung cấp nhiều dịch vụ tín dụng với lãi suất cạnh tranh, trong đó khoảng 25 ngân hàng có văn phòng cung cấp dịch vụ tại ZLC. Đồng đô la được sử dụng chính thức, tỷ lệ lạm phát của Pa-na-ma luôn dưới 2% trong vòng 10 năm trở lại đây.

Cơ sở hạ tầng hàng hải và chuyên chở là những nhân tố then chốt trong sự thành công của ZLC. Sân bay quốc tế Tocumen của Pa-na-ma là một trung tâm hàng không thương mại của khu vực Trung Mỹ, nơi hãng hàng không Copa Airlines đặt trụ sở chính và 38 hãng hàng không khác khai thác đường bay. Tuyến đường sắt Pa-na-ma – Cô-lôn, được nâng cấp hoàn chỉnh năm 2001, là tuyến trung chuyển công-ten-nơ giữa các cảng hai bờ Thái bình dương và Đại tây dương. Hàng năm có trên 14.000 tàu biển của hơn 84 quốc gia đi qua Kênh đào Panama. Các cảng biển lớn của Panama nằm gần cả hai cửa vào của Kênh đào bốc dỡ khoảng 2 triệu công-ten-nơ mỗi năm, trong đó có 5 cảng nằm kề ZLC.

Xu hướng phát triển

Sau thời kỳ trì trệ năm 2002-2003 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ở Mỹ La-tinh (chủ yếu Colombia, Venezuela, Ecuador, Argentina), khối lượng giao dịch của ZLC bắt đầu tăng trở lại năm 2004. Hoạt động giao dịch của ZLC những năm gần đây nhìn chung đã tăng lên do tăng trưởng kinh tế khu vực, xu hướng mở cửa thị trường và việc xuất hiện ngày càng nhiều các Khu vực thương mại tự do ở Mỹ la tinh như Thị trường chung Trung Mỹ, Cộng đồng Andean, Khối Caricom, Khối Mercosur, v.v...

Mặc dù ZLC đạt mức giao dịch cao những năm gần đây, quá trình tự do hóa thương mại và sự thành lập của các khu tự do thương mại tương tự ZLC ở nhiều nước Mỹ La-tinh khác cũng đặt ra nhiều thách thức đối với vai trò của ZLC, khi mà nhiều nhà xuất khẩu tính tới việc bán trực tiếp cho khách hàng của họ, không đi qua Panama.

Để giữ được lợi thế cạnh tranh, ZLC và chính phủ Panama đã phát triển nhiều dự án và kế hoạch nhằm bảo vệ vị thế quốc gia cửa ngõ thương mại và hậu cần của khu vực, đưa ra nhiều dịch vụ hấp dẫn như: kho chứa hàng hóa giá rẻ, các hệ thống vận chuyển và trung chuyển hiệu quả gắn với cơ sở viễn thông hiện đại. Điều này cho phép nhà xuất khẩu duy trì mức luân chuyển dự trữ hàng hoá cao và đảm bảo việc giao hàng nhanh chóng tới các khách hàng rộng khắp của họ.

Các luật chống rửa tiền và ăn cắp thương hiệu được củng cố. Hiệp hội doanh nghiệp ZLC đang thúc đẩy sửa đổi quy chế của ZLC nhằm mở rộng và hiện đại hóa các loại hình dịch vụ để tăng sức cạnh tranh của ZLC. Panama cũng ban hành một số luật đặc biệt khác, trong đó đưa ra những khuyến khích rộng rãi về thuế, nhằm thúc đẩy Khu chế xuất (Luật 25, 1992), và Khu xuất khẩu dầu mỏ (Luật 29, 1992) gắn với ZLC. Năm 2002, Chính phủ Panama trình Quốc hội dự án xây dựng Trung tâm thương mại và dịch vụ đa phương thức ở Cô-lôn với số vốn đầu tư 400 triệu USD nhằm xây dựng một sân bay cạnh ZLC, mở rộng ZLC thành một khu công nghiệp hiện đại, gắn kết tổng thể với các cảng công-ten-nơ, đường cao tốc Pa-na-ma - Cô-lôn và hệ thống đường sắt.

Từ năm 2004, Chính phủ Panama cũng bắt đầu thúc đẩy dự án xây dựng một “siêu cảng” ở đầu Thái Bình Dương của Kênh đào trên diện tích 250 ha với số vốn đầu tư ban đầu 600 triệu USD. Cảng Manzanillo (MIT) và Cảng Công-ten-nơ Cô-lôn (CCT) phía đầu Đại Tây Dương cũng đã có các dự án mở rộng với vốn đầu tư 500 triệu USD. Tháng 10 năm 2006, dự án mở rộng hiện đại hóa Kênh đào được thông qua với tỷ lệ 78% phiếu trong trưng cầu dân ý, tổng đầu tư 5,25 tỷ USD thực hiện trong vòng 8 năm, dự kiến nâng gấp đôi năng lực vận chuyển của Kênh đào.

Các dự án mở rộng Kênh đào và phát triển cảng biển, cùng với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ của Panama những năm gần đây là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển của ZLC thời gian tới.

Thủ tục thiết lập hoạt động tại ZLC

Để thành lập bộ máy hoạt động trong ZLC, công ty phải nộp Đơn xin thành lập cho Ban quản lý cùng với các tài liệu và giới thiệu tham khảo cần thiết. Thủ tục không yêu cầu xuất trình giấy phép thương mại và không quy định số vốn đầu tư tối thiểu. Công ty phải thuê ít nhất 5 công nhân sở tại và tái xuất ít nhất 60% giá trị hàng hóa nhập khẩu.

Một công ty có thể chọn một trong những phương thức sau để bắt đầu hoạt động tại ZLC:

1. Thuê một tòa nhà hoặc một văn phòng từ một công ty đã hoạt động tại đây hoặc tòa nhà từ Ban quản lý ZLC.

2. Thuê đất từ Ban quản lý (thời hạn 20 năm) và tự xây dựng văn phòng, kho hàng của mình tuân thủ theo quy hoạch của Ban quản lý.

3. Sử dụng các dịch vụ phân phối của một công ty đã hoạt động tại đây, thông qua một Hợp đồng đại diện.

4. Sử dụng các dịch vụ của hệ thống kho chung do Ban quản lý điều hành.

Chi phí hoạt động:

Giấy phép hoạt động: 2.400 US$/năm

Cấp mã số hoạt động:

- Cho doanh nghiệp thuê đất: 5.000 US$/năm

- Cho doanh nghiệp đại diện: 5.000 US$/năm

- Cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của hệ thống kho chung: 2.500 US$/năm

Phí thuê đất tại các khu:

Lote Cô-lôn: 1,4 US$ x m2 / tháng

France Field: 0,8 US$ x m2 / tháng

Coco Solo: 0,8 US$ x m2 / tháng

Coco Solito: 0,5 US$ x m2 / tháng

Davis: 0,5 US$ x m2 / tháng

Các chi phí ban đầu (chỉ trả 1 lần):

- Phí bảo đảm cấp mã số hoạt động: 5.560 US$

- Dịch vụ lưu kho: 150US$

Các chi phí khác (tùy thuộc vào diện tích gian hàng hoặc văn phòng):

- Thu gom rác thải: 30-120 US$ / tháng

- Phí an ninh trật tự: 100-1.200 US$ / tháng

Ngoài các khoản phí phải đóng, các doanh nghiệp nếu muốn hoạt động tại Khu thương mại tự do Cô-lôn phải tuân thủ các quy định sau:

- Thuê ít nhất 5 lao động người Pa-na-ma

- Tái xuất tối thiểu 60% số hàng hóa nhập khẩu vào Khu.

- Trả các khoản phí định kỳ trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng.

- Báo cáo thường xuyên việc nhập và xuất hàng hóa tại Khu.

- Các doanh nghiệp đặt văn phòng tại Khu phải báo cáo cho Ban Tài chính các giao dịch tiền mặt từ 10.000 US$ trở lên.

Thách thức đối với doanh nghiệp hoạt động tại ZLC

Để đạt được một thị phần nhất định trong thị trường hàng tiêu dùng cạnh tranh khốc liệt của Mỹ La-tinh và Caribe, các công ty cần có năng lực cao về tiếp thị và tài chính. Các thương gia ZLC phải có lực lượng bán hàng không chỉ có hiểu biết, kinh nghiệm về nhu cầu của Khu vực Mỹ La-tinh và đối thủ cạnh tranh mà còn phải nắm được phân đoạn thị trường hẹp, biến động tỷ giá các đồng tiền, các diễn biến chính trị, điều kiện nhập khẩu của các nước, giao dịch tài chính và đánh giá rủi ro về thanh toán.

Những nhà xuất khẩu tìm kiếm cơ hội để giới thiệu mặt hàng của họ cho một nước cụ thể có thể gia nhập các Đoàn xúc tiến xuất khẩu để tham dự các chuyến đi ngắn dự hội chợ thương mại và sự kiện xúc tiến thương mại tại các nước khác nhau, được Hiệp hội doanh nghiệp ZLC tổ chức thường xuyên hàng năm.

Các doanh nghiệp tại ZLC thường cung cấp cho khách hàng ưu đãi tín dụng nhất định (chẳng hạn các công ty Mỹ thường cho khách hàng nợ thanh toán từ 30-60 ngày nếu khách hàng là các công ty đạt tiêu chuẩn và có lịch sử giao dịch thương mại minh bạch với các công ty Mỹ). Các hình thức thanh toán-tín dụng phổ biến khác bao gồm thư tín dụng và thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền điện tử.

Thông tin về doanh nghiệp Việt Nam tại Cô-lôn

Công ty VIETPA S.A: Công ty TNHH Minh Hòa có trụ sở tại Hà Nội được Ban quản lý ZLC cấp giấy phép hoạt động ngày 5/3/2007, là công ty Việt Nam đầu tiên đăng ký hoạt động tại ZLC. Chi nhánh của Công ty Minh Hòa tại ZLC có tên chính thức là VIETPA S.A. chuyên xuất khẩu các mặt hàng vật liệu xây dựng, đồ nội thất và giầy dép của Việt Nam cho thị trường Trung và Nam Mỹ.

Liên hệ: VIETPA S.A., Zona Libre de Colon, Tổng Giám đốc: Ông Lê Thế Tâm, điện thoại: (507) 445-7786, (507) 4445-7787, Fax: (507) 4445-7789, E-mail: [email protected].