Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Từ Sài Gòn đi trên đường Trần Hưng Đạo và Đồng Khánh về phía Chợ Lớn sẽ bắt gặp rất nhiều rạp. Vì những rạp này nằm giữa khu Sài Gòn và Chợ Lớn nên chiếu cả phim Tây lẫn phim Tàu.

44- Rạp Đại Quang – 63, 65 đường Tổng Đốc Phương, quận 5

Chuyên chiếu “nước nhất” phim quyền cước mới nhập từ hãng SB (Shaw Brother) và Gia Hòa bên Hong Kong. Giá vé xem phim mới mắc mỏ.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Rạp Đại Quang trước năm 1975

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Sau năm 1975, rạp Đại Quang trở thành rạp Cinema 3B

45- Rạp Hào Huê –372-374, đường Nguyễn Hoàng, Chợ Lớn, quận 5.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024
Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024
Rạp Hào Huê trước năm 1975

Rạp Hào Huê ở gần khu Lacaze khi xưa từng là nơi chiếu phim, là rạp hát của gánh hát Quảng cũng được sửa lại cho gánh cải lương mướn.

Băng du đãng Mã Thầu Dậu hùng cứ trong một khu vực rộng lớn từ Chợ Quán vào tận khu Đại Thế Giới và đặt đại bản doanh tại rạp hát Hào Huê.

Sau năm 1975, rạp Hào Huê bị đổi tên là nhà hát Nhân Dân. Hiện nay bỏ không và bán cà phê ở tầng trệt.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024
Phía trước bảng hiệu rạp Hào Huê được thay mới nguy nga là “Nhà hát nghệ thuật Phương Nam”, nhưng người dân xung quanh cho biết nhà hát này đã ngưng diễn từ lâu lắm rồi. Phòng vé bên trong đóng im ỉm, xung quanh tầng trệt là hàng quán bán đồ ăn sáng, cà phê, nước uống. Người gác-dan nhà hát thông báo: “Dẹp bỏ sân khấu, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, xây mới lại hết rồi, bây giờ chỉ dùng làm văn phòng thôi, không hát, diễn gì nữa”.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Rạp Hào Huê sau năm 1975, bán café ở tầng trệt.

46- Rạp Hoàng Cung – đường Triệu Quang Phục, quận 5

Rạp này thuộc loại “hạng bét” chuyên chiếu phim kiếm hiệp cũ mèm.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Sau năm 1975, rạp Hoàng Cung trở thành cơ sở 2 Trung tâm văn hóa quận 5.

47-Rạp Lệ Thanh A – 25 đường Phan Phú Tiên, quận 5

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Rạp Lệ Thanh A trước năm 1975

Rạp khá sang trọng, chuyên chiếu phim tình cảm Đài Loan mới nhập vào Sài Gòn, trong đó, phim kinh điển Mùa thu lá bay thu hút đông đảo khán giả.

Sau năm 1975, rạp Lệ Thanh A trở thành địa điểm tập trung của nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: Trung tâm năng khiếu múa Lệ Thanh sử dụng làm chỗ tập luyện, đoàn kịch trở thành phố, câu lạc bộ khiêu vũ. Mặt tiền của rạp bị mưa nắng làm loang lổ, xuống cấp.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Rạp Lệ Thanh A sau năm 1975

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Sau năm 1975, rạp Lệ Thanh B, quận 5-không được sử dụng cho việc biểu diễn hay chiếu phim

48- Rạp Lido – đường Đồng Khánh, quận 5

Rạp này có một lịch sử khá ly kỳ. Rạp nằm trong vùng Chợ Lớn cạnh Đại Thế Giới cũ chuyên chiếu phim Âu Mỹ trong khi các rạp chung quanh đều chiếu phim Tàu. Đến cuối thập niên 60, rạp ngưng hoạt động để cho Mỹ mướn làm khu cư trú và câu lạc bộ.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Sau năm 1975, rạp hoạt động chiếu phim trở lại và chỉ mới gần đây, rạp đã bị đập phá ra để nhường chỗ cho một công trình xây dựng nhà cao tầng hay gì đó.

49- Rạp Oscar –Rạp cũng thuộc loại khá.

50- Rạp Palace – 890 đường Đồng Khánh, quận 5

Chuyên chiếu phim Pháp-Mỹ “nước ba, nước bốn”. Về sau, các rạp này chuyển sang chiếu phim quyền cước Hong Kong cũ.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Rạp Palace trước năm 1975, Áp phích quảng cáo phim Ngày Tàn Của Đế Quốc La Mã

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024
Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024
Sau năm 1975, rạp Palace trở thành là rạp Đống Đa.

51-Samtor -153, 161 đường Lương Nhữ Học, quận 5

Rạp mạt hạng Samtor trên đường Triệu Quang Phục chuyên chiếu phim kiếm hiệp “nát nước”. Đã bị đập trước 1975.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Sau năm 1975, rạp Samtor trở thành cao ốc Sao Mai.

52- Rạp Tân Việt – 252 đường Đồng Khánh, quận 5

Chuyên chiếu phim Pháp-Mỹ “nước ba, nước bốn”. Về sau, các rạp này chuyển sang chiếu phim quyền cước Hong Kong cũ.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Rạp Tân Việt sau năm 1975.

53-Rạp Trung Hoa – đường Đồng Khánh- Mạnh Tử, trước nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn, quận 5.

Rạp hát đối diện với đền thờ Tổ nghề Thợ Bạc (số 586 trần Hưng Đạo quận 5). Gánh hát Năm Châu đã lưu diễn tại rạp này.

Sau năm 1975, rạp hát Trung Hoa trở thành trung tâm thương mại Đồng Khánh (số 549 Trần Hưng Đạo quận 5, gần nhà thờ Cha Tam).

54- Rạp Victory Lê Ngọc – 102 đường Tổng Đốc Phương, quận 5

Cùng với rạp Đại Quang. Rạp Lê Ngọc chuyên chiếu “nước nhất” phim quyền cước mới nhập từ hãng SB (Shaw Brother) và Gia Hòa bên Hong Kong. Giá vé xem phim mới mắc mỏ nhưng được cái tương đối sạch sẽ và có chút trật tự.

Năm 1973, rạp Lê Ngọc chiếu ra mắt phim Đường Sơn đại huynh với ngôi sao Lý Tiểu Long đóng vai chính. Khán giả ùn ùn tới rạp, mua vé xem từng xuất phim trình diễn võ nghệ Lý Tiểu Long. Kế tiếp, rạp Lê Ngọc công chiếu các phim Tinh võ môn, Mãnh long quá giang, Long tranh hổ đấu, Trò chơi sinh tử đều do Lý Tiểu Long thủ diễn vai chính. Phim nào cũng gây tiếng vang lớn. Ăn khách mạnh. Lý Tiểu Long trở thành hiện tượng điện ảnh trong lòng người hâm mộ Sài Gòn-Chợ Lớn.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Sau 1975, rạp Victory Lê Ngọc đổi tên là rạp Toàn Thắng và tiếp tục chiếu phim.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Hiện nay đã bị đập.

55-Rạp Minh Phụng – đường Hồng Bàng, Chợ Lớn, quận 5

Thật ra, nơi đây là đình Minh Phụng, khi xưa có lúc khai thác chiếu phim ban ngày.

56- Rạp Đô Thành – bên hông chợ Kim Biên, quận 5.

Khu vực cầu Ba Cẳng có rạp hát Đô Thành chuyên chiếu phim quyền cước mới.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Rạp Đô Thành sau năm 1975

57- Rạp Hồng Liên – 259 đường Hậu Giang, quận 6

Trước năm 1975, rạp Hồng Liên có tên là rạp Tân Lạc chuyên chiếu phim chưởng kiếm hiệp, tình cảm Hồng Kông, Đài Loan, chuyển âm tiếng Việt. Đặc biệt của rạp này là rất nhiều con nít được người lớn dắt theo

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Sau năm 1975, rạp Hồng Liên trở thành trung tâm giải trí Hồng Liên

58- Rạp Hương Bình – Bình Tiên, quận 6.

Rạp Hương Bình hạng bét chỉ chiếu phim “nát nước” quyền cước Hong Kong. Sau 1975, rạp Hương Bình bị bỏ hoang.

59- RạpTân Bình (Rạp Cây Gõ)-146 đường Minh Phụng, quận 6

Rạp Tân Bình gần cầu Cây Gõ (nay con kênh này bị người ta lấp mất, cầu cũng không còn) hầu hết chiếu phim thần thoại Ấn Độ nói tiếng Việt, có nam nữ tài tử xinh đẹp. Nam tài tử đánh kiếm, hóa phép như thần, nữ tài tử vừa múa vừa hát bằng giọng của nữ nghệ sĩ sầu não Út Bạch Lan.

Mỗi khi rạp Tân Bình có phim Ấn Độ mới như “Sữa rừng thay sữa mẹ”, “Tarzan về thành” vừa có ca vũ nhạc Ấn Độ, lại có nữ tài tử Ấn Độ hát 6 câu vọng cổ bằng giọng Út Bạch Lan. Phải ghi nhận sáng kiến của công ty chuyển âm Mỹ Phương.

Rạp Tân Bình sau này đổi tên thành rạp Cây Gõ chuyên diễn cải lương. Khi thời cực thịnh của cải lương đã qua và đi vào thoái trào, rạp này đã bị xử dụng làm chuyện khác.

Sau năm 1975, rạp Tân Bình trở thành nhà sách Cây Gõ thuộc công ty Fahasa.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Rạp Tân Bình (rạp Cây Gõ) sau năm 1975

60-Rạp Tân Mỹ-2/3 đường Trần Xuân Soạn, quận 7

Chiếu phim một thời gian rồi chuyển qua diễn cải lương. Sau trở thành cơ sở của một xí nghiệp đông lạnh.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Hiện nay đã bị đập và bỏ hoang.

61- Rạp Phi Long-59, 61 Xóm Củi, quận 8

Khu vực Xóm Củi có rạp Phi Long thuộc loại bình dân học vụ chuyên chiếu phim đánh kiếm, ca múa, phép thuật Ấn Độ. Để quảng cáo phim, rạp này mướn xe ngựa uýnh trống tùng xình, 2 bên thành xe gắn 2 tấm muốn áp phích vẽ những cảnh hành động (action) của phim đang trình chiếu. Xe chạy khắp phố phường, ngựa phi nhịp nhàng theo tiếng trống trong khi đám con nít rượt theo 2 bên xe hò hét vang trời để xin cho được tờ chương trình phim đủ màu xanh đỏ trắng vàng.

Cinema đại quang đường châu văn liêm q5 năm 2024

Sau năm 1975, rạp Phi Long trở thành nhà sách Lý Thái Tổ thuộc công ty Fahasa.

62- Rạp Mỹ Đô (Rạp Thành Chung) – góc Trần Nhân Tôn và Vĩnh Viễn, quận 10.

Khu quận 10 gần ngã bảy, đường Vĩnh Viễn là rạp Mỹ Đô (rạp Thành Chung) (Vườn Lài) mà khán giả vào xem có cái “thú đau thương” là nếu trời nóng thì tắm hơi, còn trời mưa thì tắm nước từ nóc rạp dột xuống.