Chuyển hướng không bật xi nhan phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Xi nhan nhầm hướng không phải là lỗi hiếm gặp của người tham gia giao thông. Tuy vô ý nhưng vẫn có thể bị xử phạt hành chính.

Xi nhan nhầm hướng là trường hợp người điều khiển phương tiện di chuyển không đúng với tín hiệu muốn rẽ hoặc chuyển làn.

Chuyển hướng không bật xi nhan phạt bao nhiêu tiền năm 2024
Xi nhan nhầm hướng sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: LĐO

Trên thực tế, Nghị định 100/2019/NĐ-CP chưa quy định về mức xử phạt đối với hành vi xi nhan nhầm hướng. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Như vậy, việc xi nhan trái nhưng rẽ phải hoặc ngược lại không hề có tác dụng báo hiệu hướng rẽ mà còn gây nguy hiểm cho những phương tiện đi sau. Vì thế, hành vi xi nhan nhầm hướng vẫn có thể bị xử phạt như trường hợp chuyển hướng mà không có tín hiệu báo trước.

Theo đó, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định mức phạt các lỗi liên quan đến việc chuyển hướng, chuyển làn mà không có tín hiệu báo trước như sau:

- Ôtô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.

- Ôtô chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng.

- Ôtô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc phạt từ 3 - 5 triệu đồng.

- Xe máy chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

- Xe máy chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, cũng như tránh bị xử phạt không đáng có, người điều khiển phương tiện cần chú ý hơn đến việc bật đèn xi nhan khi tham gia giao thông.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm sau:

Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển.

(Điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP))

* Đối với xe ô tô:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)

(Điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

2. Quy định về chuyển hướng xe

Cụ thể tại Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về chuyển hướng xe như sau:

- Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

- Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

- Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

- Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

3. Quy định về vượt xe

Căn cứ theo Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về vượt xe như sau:

- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;

+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

- Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008;

+ Trên cầu hẹp có một làn xe;

+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông,

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

Chuyển hướng không bật xi nhan phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].