Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Về hộp và phụ kiện, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy từ các sản phẩm mới ra mắt trong năm 2016 này, Razer đã chuyển đổi hoàn toàn sang loại hộp với thiết kế đơn giản và trau chuốt hơn rất nhiều, chủ yếu với hình ảnh sản phẩm rõ ràng trên nền hộp đen và các cạnh màu xanh lục với độ tương phản cực mạnh, tạo cảm giác ban đầu rất tốt cho bất cứ ai nhìn thấy.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Trên các mặt của hộp bọc có thể thấy các thông tin mà Razer liệt kê ra khá đầy đủ gồm thông số cơ bản của chuột, chế độ LED Chroma trên nền Xanh lục - Đen tương phản cực mạnh và bắt mắt của dòng hộp mới rất đẹp này.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Ngoài vỏ hộp, ngay khi mở ra bên trong, có thể thấy nhân vật chính nằm ngay ngắn trong lớp nhựa trong bao phủ hoàn toàn, khi kéo ra sẽ thấy lớp dây cuộn đặt ngay ngắn phía dưới cùng những phụ kiện quen thuộc như user guide, Razer letter và miếng decal với 2 logo Razer Chroma. Những cải tiến của Razer DeathAdder Elite Về cơ bản, Razer DeathAdder Elite gần như không khác nhiều so với phiên bản Razer DeathAdder Chroma tiền nhiệm, nhưng vẫn có những nâng cấp đáng chú ý:

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Chất vỏ trên Razer DeathAdder Elite nay đã có phần khác hơn, cảm giác cứng cáp hơn hẳn so với trước, sẽ không thể thấy rõ vết bám dính hay sự bào mòn theo thời gian trên vỏ của Razer DeathAdder Elite như các phiên bản DeathAdder trước, do lần này, Razer đã giảm bớt lớp phủ UV coat và làm bề mặt vỏ của nó có phần nhám hơn.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Dây cáp kết nối của Razer DeathAdder Elite nay được gia cố thêm một lớp dây dù bện (braided cable), chắc chắn hơn, chống được một số tác động từ bên ngoài. Và Razer làm điều này khá tốt, bởi dây bọc dù của Razer DeathAdder Elite không hề tỏ ra thô cứng mà ngược lại, rất mềm và dễ xuôi theo chiều cắm cùng độ đàn hồi tốt.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Đầu USB kết nối của Razer DeathAdder Elite tuy vẫn là 2.0 nhưng Razer đã “nâng cấp” lên một bậc nữa “ Razer USB jack ” với màu xanh đặc chủng của Razer. Lần này, tuy không mạ vàng hoàn toàn phần USB connector này nhưng trên thông số chi tiết tại trang chủ Razerzone, phần này vẫn được ghi rõ " Gold-plated USB Connector ", nghĩa là bên trong, phần tiếp xúc vẫn sẽ được mạ vàng, bảo đảm khả năng tiếp xúc và kết nối hoàn hảo.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Nút cuộn (Scroll button) trên Razer DeathAdder Elite nay là nút cuộn với chi tiết là mỗi hàng 3 gờ chấm chứ không còn là kiểu hàng vạch ngang như trên Razer DeathAdder Chroma, thay đổi này sẽ cho cảm giác khi sử dụng nút cuộn và độ bám ngón tay cùng sự kiểm soát tốt hơn là dòng cuộn có các chi tiết vạch ngang kiểu cũ.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Điểm sáng giá nhất trong việc nâng cấp lần này trên GEAR - CHUỘT Razer DeathAdder Elite là chuột đã được “nhồi nhét” thêm 2 nút chỉnh nhanh mức DPI ngay phía trên của nút cuộn, cho phép người sử dụng có thể thoải mái tùy chỉnh các mức DPI đặt sẵn theo ý muốn mà không cần phải “sờ” vào Razer Synapse, đây là một điểm cải tiến có lẽ là đáng khen nhất của Razer, dù rằng nó không phải tính năng mới mẻ gì lắm.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Được trang bị Gaming gear cao cấp Razer 5G, sensor sở hữu DPI thực lên tới 16000 đơn vị, tracking 450 IPS (inch per second), theo lời nhà sản xuất, Razer DeathAdder Elite mang đến cho người dùng những lợi thế tuyệt đối của việc sở hữu sensor “nhanh nhất thế giới”. Được thiết kế để định nghĩa lại các tiêu chuẩn về sự chính xác và tốc độ, sensor đáng “kinh ngạc” này có thể đè bẹp tất cả các đối thủ với độ chính xác tuyệt đối 99,4%.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Trên phiên bản DeathAdder Elite này, Razer đã thay thế và sử dụng Razer Omron switch cho các nút bấm của chuột. Cụ thể, Razer đã hợp tác cùng Omron, nhà sản xuất nút bấm cho chuột hàng đầu thế giới, switch mới được tối ưu hóa và tinh chỉnh để cho thời gian đáp ứng nhanh nhất trong gaming cùng độ bền tuổi thọ lên tới 50 triệu lần nhấn. Với tên tuổi và chất lượng của thương hiệu Omron, Razer DeathAdder Elite sẽ chắc chắn khắc phục được vấn đề "double click" hơn rất nhiều so với các phiên bản trước đây. Những truyền thống được kế thừa Form của Razer DeathAdder Elite kế thừa hoàn toàn và không có sự thay đổi nào so với form huyền thoại của dòng DeathAdder đã luôn như là một chuẩn mực về thiết kế Ergonomic ở những đời DeathAdder đầu tiên từ năm 2007.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Các series Razer DeathAdder từ trước cho tới nay luôn làm người sử dụng cảm thấy thoải mái tối đa trong việc cầm nắm và di chuyển, dù tay vừa hay tay to, dù cầm theo kiểu palm grip hay claw grip. Kiểu thiết kế “gọn đầu thuôn đuôi” của Razer DeathAdder Elite đều đáp ứng rất tốt kể cả với những đòi hỏi khó tính nhất. Kiểu dáng này cho tới nay đã được xào nấu lại trên khá nhiều dòng chuột có tiếng khác, nhưng cội nguồn luôn thuộc về Razer DeathAdder. Vẫn với 2 nút function back/foward nằm ở bên cạnh trái của chuột cùng 2 miếng đệm cao su phía dưới, nằm chính xác ở ngay phần mà 2 ngón tay út và ngón tay cái đặt vào, 2 phần đệm cao su này vừa có chức năng bảo vệ đầu ngón tay, vừa có tác dụng bám dính rất tốt khi người dùng nhấc chuột nhanh để thay đổi hướng di hoặc di chuyển Chuột gaming nhanh mà không bị rơi, trượt chuột ra khỏi tay cầm.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Về phần LED, có lẽ không có gì nhiều để nói, bởi LED Chroma trên Razer DeathAdder Elite vẫn hoàn toàn y nguyên như trên Razer DeathAdder Chroma, với 2 zone 16,8 triệu màu tại nút scroll và logo Razer trên lưng chuột. RAZER Synapse Ngoài việc thay đổi nhanh ngay lập tức các mức DPI bằng 2 nút DPI switching ở trên chuột, tất cả các tác vụ tinh chỉnh khác như thiết lập lại chức năng các nút bấm, điều chỉnh mức sáng, chế độ sáng của LED Chroma của chuột thì người dùng cần sử dụng Razer Synapse - Driver quản lý tất cả các thiết bị của Razer - download tại: razerzone.com/synapse. Tạo Profile riêng biệt cho từng nhu cầu hoặc từng game rất đơn giản với Razer Synapse :

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Mục Mouse >>> Customize cho người dùng thiết lập các chức năng riêng cho từng nút bấm (tổng cộng 7 nút) trên chuột, ví dụ như hình dưới đây là thiết lập chức năng chỉnh volume down (giảm âm lượng) cho nút back (button 04) trên chuột.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Mục Mouse >>> Performance có 2 option chính dùng để tinh chỉnh gia tốc và mức DPI của chuột, ở đây người viết đang chỉnh lại ở chế độ 1200 DPI và mức gia tốc là 2.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Mục Mouse >>> Lightning cho các lựa chọn về điều chỉnh ánh sáng LED Chroma trên scroll và logo Razer trên lưng chuột, vẫn với những chế độ Breathing, Reactive, Spectrum Cycling và Static quen thuộc trên các dòng sản phẩm có LED Chroma của Razer. Ở thanh Brightness Bar bên dưới, người dùng có thể tinh chỉnh độ sáng của đèn LED tùy thuộc vào mắt nhìn hoặc điều kiện ánh sáng của môi trường xung quanh. Tại mục Mouse >>> Calibration: đây có lẽ là phần mà ít nhận được sự quan tâm của người dùng nhất. Đây là phần mà Razer tạo ra nhằm mục đích đa dạng hóa sự thích nghi của chuột Razer với các loại bề mặt khác nhau của Mousepad, từ đó chuột có thể điều chỉnh LOD ( Lift Off Distance) sao cho phù hợp với loại mousepad đó.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Trong phần danh mục, Razer liệt kê đầy đủ các loại mousepad của họ. Nếu người dùng sử dụng loại pad khác, thì lựa chọn Others ở phần bên dưới có thể add từng loại mousepad vào danh mục này. Có điều, người dùng lại đa phần lại thích tự tùy chỉnh mức LOD bằng tay hơn là để tự động nhận diện.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Tiếp theo, ở mục Macro, đây là nơi mà người sử dụng có thể tạo lệnh macro dùng cho các combo cần phải nhấn nhiều nút phím hoặc nút chuột trong một khoảng thời gian ngắn, đảm bảo sự chính xác khi thi triển các skill cần sự phản ứng nhanh trong game, cụ thể là những game MOBA như League of Legends hay DotA 2...

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Cuối cùng, tại mục STAT (Status), đây là nơi Synapse cập nhật liên tục các thông tin và thông số sử dụng của các sản phẩm Razer đang kết nối tới Synapse. Ví dụ cụ thể ở đây là chú chuột Razer Deathadder Elite, nhìn sang bảng thông số ở góc bên phải, người dùng có thể thấy rõ các hạng mục được liệt kê như Mouse clicks (số lần đã click chuột), Distance (khoảng cách đã di chuột), Wheel rotation ( khoảng cách đã sử dụng nút scroll), Profile switches ( số profile đã chuyển đổi), Macros (số macro đã sử dụng)... Phần này thực ra là rất hữu dụng trong thực tế, khi mà bạn có thể check chi tiết thông số sử dụng của chuột cũng như các sản phẩm của Razer thông qua phần mềm này.

Chuột razer deathadder elite so sánh giá

Về trải nghiệm thực tế, các phiên bản DeathAdder, DeathAdder Chroma và tất nhiên DeathAdder Elite đều đáp ứng cực tốt với những game FPS, cùng form dáng vừa tay và độ nặng hợp lý. Những người tiền nhiệm đã làm rất tốt với các tựa game như thế nào thì nay trên DeathAdder Elite - với những cải tiến và nâng cấp sáng giá, những ưu thế đó lại càng được phát huy một cách tối đa.