Chưa có sự nghiệp có nên lấy vợ

Theo bạn, đàn ông nên lập gia đình ở tuổi nào? Nên lấy vợ trước rồi cả hai cùng gầy dựng sự nghiệp hay lo cho sự nghiệp trước rồi kiếm vợ sau?






Trong tâm hồn đàn ông nói chung tình yêu cũng giống như thể thao, âm nhạc vậy. Với họ, tình yêu không phải là tất cả. Họ thích hẹn hò bạn gái nhưng cũng thích bóng đá, du lịch hay ngồi quán bia với bạn bè.

Các thống kê gần đây cho những chàng trai trên 30 tuổi chưa vợ ngày càng nhiều. Lác đác có những chàng đã "đầu 4" vẫn có vẻ chẳng đi đâu mà vội. Ở các nước phát triển hiện nay, tỷ lệ đàn ông độc thân cũng gia tăng như một hiện tượng xã hội không bình thường. Những anh chàng này chẳng phải không thích phụ nữ hay không thích sống với phụ nữ. Họ vẫn yêu, có khi chung sống với người yêu nhưng không kết hôn. Vì sao có hiện tượng đó?

Ôi, tự do...

Người ta nhận thấy một số đàn ông từ thuở ấu thơ đã phải chứng kiến ngay trong gia đình những chuyện không hay khiến họ không muốn chính mình phải gánh chịu những gì mà bố họ đã trải qua. Có nhà xã hội học cho rằng đàn ông ngại kết hôn còn vì ngày nay ở đâu cũng có khẩu hiệu "bình đẳng năm nữ" nên họ nghĩ rằng mình không có quyền gì với vợ, không những thế còn lo bị vợ áp đảo, mất hết tự do.

Khái niệm độc thân bây giờ cũng khác. Nhiều khi họ chỉ khác người kết hôn ở chỗ không có tờ giấy đăng ký mà thôi. Khi một người con trai quyết định cưới vợ là một tin buồn đối với những chàng trai cùng trang lứa: "Vậy là chấm hết bài ca tự do hai tiếng ngọt ngào". Trong thâm tâm, đàn ông đều cho rằng chỉ có thể tha hồ vui chơi đàn đúm, muốn đi đâu thì đi, về nhà lúc nào thì về khi còn sống độc thân. Kết hôn là chia tay với tất cả những cái đó, là bắt đầu cuộc sống gia đình gò bó, không thể phóng túng như trước nữa. Cho nên nếu hỏi các chàng trai hiện đại: "Bao giờ lấy vợ?". Phần lớn họ trả lời: "Cứ từ từ".

Ngày nay các chàng "đầu 2" đã dìu vợ lên xe hoa ngày càng ít. Có lẽ hôn nhân chưa hấp dẫn họ. Người yêu lý tưởng của anh ta lúc này là một "bạn chơi" để cùng tiêu khiển, là những cuộc picnic vui vẻ, trò chuyện nhẹ nhàng pha giọng quấy tếu, là cô gái nào cho phép họ khám phá những bí ẩn của đàn bà, điều mà họ còn háo hức chưa biết.

Trong thời gian này, các chàng sợ nhất những "chị" hay nói đến chủ đề đám cưới để đưa họ vào "cái rọ" hôn nhân. Cho nên khi nhận thấy nàng hay nói đến đề tài gia đình, họ giật mình: "chết cha rồi" và sau đó là tính bài chuồn. Trong khi đó, các cô gái thường nghĩ "đã yêu tất phải dẫn đến hôn nhân, đã quan hệ thân xác với nhau thì dứt khoát phải cưới". Với phụ nữ, rất ít người tách yêu và cưới ra làm hai chuyện khác nhau. Họ coi cưới là sự phát triển tất yếu của tình yêu, đã ngã vào vòng tay ai là họ nghĩ sẽ lấy người đó làm chồng. Nhưng nhiều nam giới cho rằng yêu tức là yêu chứ không phải là cái gì khác. Thậm chí có anh cãi: "Sao em lại bảo anh không giữ lời hứa? Anh nói là anh yêu em chứ anh có bảo cưới em đâu?".

Trong tâm hồn đàn ông nói chung, tình yêu không phải là tất cả. Họ thích hẹn hò bạn gái nhưng cũng thích bóng đá, thích du lịch hay ngồi quán bia với bạn bè. Những ham muốn này cũng mạnh mẽ chẳng kém tình yêu. Nhưng với đa số phụ nữ, tình yêu dường như là toàn bộ cuộc sống của họ. Thể thao, âm nhạc, hay bất cứ cái gì khác cũng không thể so sánh với nó. Cho nên họ muốn đối phương cũng dốc hết cả vào tình yêu như vậy và thế là họ mâu thuẫn nhau. Nhưng đàn ông sẽ thay đổi nhiều, khi họ đến "cái ngưỡng 30".

Nếu như khi mới hơn 20 tuổi họ nhìn đời ngạo mạn, hay phê phán các bậc cha chú, hay nói đến những chuyện "vá giời lấp biển" thì bây giờ họ nhận ra mình cũng chỉ là một quân tốt đen trong cuộc đời. Số lần va vấp, bị cấp trên khiển trách cũng tăng lên, lòng kiêu hãnh suy giảm. Số bạn bè của họ cũng thưa dần.

Những người có thể chia sẻ tâm sự ngày càng ít đi. Một số thăng tiến, có địa vị và ranh giới cấp trên, cấp dưới khiến họ ít chơi với nhau. Một số lấy vợ cũng không có thì thì giờ đàn đúm. Thế là họ chuyển hướng ra ngoài "xã hội đàn ông", đi tìm nguồn chia sẻ ở thế giới đàn bà. Lúc này nếu ai có thể là chõ dựa tình cảm đang chông chênh của mình, họ sẵn sàng cưới ngay mà không hề do dự. Như vậy chị em nào muốn lên xe hoa, điều quan trọng là phải nắm bắt đúng nhu cầu tâm linh của đối phương vào đúng thời điểm quan trọng nhất.

Nhu cầu thực sự

Đôi khi lại xảy ra hiện tượng có người đàn ông đã in sâu trong óc hình ảnh của mẹ hay cô giáo như một hình tượng được thần thánh hóa đến mức quá hoàn hảo và họ không tìm thấy ở đâu một hình ảnh phụ nữ như thế trong hiện thực để kết hôn. Cũng có khi họ tìm thấy một thần tượng ở ngoài đời nhưng quá cao xa khiến họ không thể với tới được. Lại cũng có khi họ có được một người yêu mà họ nghĩ là giống với thần tượng mà mình hằng ấp ủ. Nhưng rồi chẳng bao lâu lại thất vọng vì con người thực ấy còn lâu mới đạt được những gì mà họ mơ ước.

Thế là ngày tháng qua đi họ vẫn cô đơn. Vậy lúc này làm thế nào lọt vào "tầm ngắm" của anh ta? Có người tưởng tượng đàn ông nào chẳng mê gái đẹp, dung mạo, vóc dáng bao giờ chẳng là tiêu chuẩn hàng đầu? Nhưng trong thực tế đàn ông ngoài 30 không quá coi trọng hình thức thế đâu. Đến tuổi này khi ghi tên vào các "Câu lạc bộ kết bạn", họ thường chỉ yêu cầu ngoại hình trung bình, nhưng cần có nghề nghiệp ổn định, tính nết tốt, thật lòng yêu họ và hiền lành, thật thà.

Rất nhiều anh chàng từng "cặp" với những cô gái khá xinh nhưng cuối cùng chọn người hình thức bình thường làm đối tượng kết hôn. Đó là chưa kể ngày nay không ít người đặt tình yêu vào vị trí thứ yếu, cố tình bám riết con nhà giàu hoặc con nhà danh giá để dễ thăng tiến hơn. Đa số đàn ông không muốn cưới phụ nữ có địa vị xã hội hay học vấn cao hơn mình. Có lẽ họ e rằng người vợ như vậy không dễ bảo và họ sẽ khó có được vị trí trong gia đình.

Có giả thuyết cho rằng trong mỗi người đàn ông có một đồng hồ sinh học khác nhau. Có người thích sống một mình khá lâu. Có người thích sống thành cặp đôi sớm hơn. Khi đồng hồ sinh họ thôi thúc, họ cảm thấy mình cần phải có vợ. Đa số những mối tình không dẫn dến hôn nhân hiện nay có nguyên nhân từ phía nam giới, nhiều chị em lấy làm khó hiểu, đổ cho tại cái duyên cái số. Hy vọng bài viết này giúp chị em tìm đúng người muốn lên xe hoa với mình.

Vợ tuy không có công sinh ra ta, nhưng là người cho ta ăn hằng ngày (há chẳng phải có 'công dưỡng' đó ư?), vợ còn có công dạy bảo ta nên người.

- Vợ dạy ta tính phục thiện (sẵn sàng nhận lỗi dù mình không làm gì sai cả!).

- Vợ dạy ta tính kiên nhẫn (biết chờ vợ sửa soạn, trang điểm để đi dự tiệc, mua sắm... Chờ đến nỗi râu ta dài đến rốn, dù sáng nay vừa cạo).

- Vợ dạy ta giữ gìn sức khỏe (không hút thuốc, không la cà quán bia sau giờ làm việc...).

- Vợ dạy ta phép lịch sự (không bao giờ chê bai cơm khê, canh mặn dù đó luôn là... sự thật).

- Vợ dạy ta tính lễ phép (đi đâu phải nói rõ lý do, khi nào thì về...).

- Vợ dạy ta tính nhân đạo (lương bao nhiêu mang về "giúp" vợ tất tần tật!).

- Vợ là huấn luyện viên thể dục tại nhà (giặt quần áo, đổ rác, lau dọn nhà cửa, xách nước... Còn ai vào đây nữa hở trời?).

- Vợ dạy ta tính đứng đắn, đàng hoàng (ra đường không nhìn ngang liếc dọc...).

- Vợ cung cấp cho ta rất nhiều vi-ta-min A, và vì vậy mà bây giờ ta đã hiểu câu nói của phụ thân: "Con trai, đừng quá háo hức như vậy, bao giờ lấy vợ thì con sẽ 'sáng mắt ra'!"

Tóm lại: Chỉ cần sau 3 năm lấy vợ, ta sẽ được rèn luyện trở thành người hoàn thiện vì có đủ... "công, dung, ngôn, hạnh".

Lấy vợ là việc lớn của đàn ông. Lớn đến nỗi chỉ xếp sau việc ly dị vợ. Thiên hạ nói trong đời đàn ông chỉ có hai việc tối quan trọng là lấy vợ và xây nhà, nhưng với giá nhà cắt cổ hiện nay, chỉ còn lấy vợ là nhiệm vụ chính.

Nhưng nên lấy vợ khi nào? Câu hỏi này không phải có thể trả lời một cách dễ dàng và cẩu thả.

Mới đây, viện nghiên cứu đàn ông quốc tế đã đưa ra một báo cáo khoa học công phu về vấn đề này. Dựa trên kết quả khảo sát hai tỉ rưỡi đàn ông ở một trăm năm mươi quốc gia, trong thời gian mười ba năm, làm nhiều cuộc thí nghiệm trên đàn ông lẫn trên chuột bạch, các nhà khoa học đã đưa ra một nghiên cứu vô cùng chi tiết về thời điểm nên lấy vợ của đàn ông. Cụ thể như sau:

1. Từ lúc mới sinh ra cho đến lúc 5 tuổi: Đàn ông lúc đó thậm chí còn chưa biết mình là đàn ông. Cho nên việc lấy vợ đương nhiên là không bàn tới. Chưa kể lấy vợ thì phải yêu. Trong khi nhiều em bé lúc đó phải ngồi bô. Dù tình yêu có phong phú và đa dạng đến đâu, cũng chả ai yêu khi đang ngồi bô được.

2. Từ 5 đến 6 tuổi: Bé trai còn thỉnh thoảng mặc quần áo của bé gái. Có đám cưới nào chú rể mặc quần áo cô dâu? Do đó, việc lấy vợ cũng không bàn tới.

3. Từ 6 đến 7 tuổi: Bé trai chuẩn bị vào lớp một. Ở cấp một, bộ giáo dục cấm yêu dù bộ của quốc gia nào. Không ai có thể lấy vợ được.

Tất nhiên, cũng có thể lấy mà không yêu, vì vợ giàu có. Nhưng bé trai 7 tuổi không biết lái xe hơi, cũng không biết điều khiển du thuyền. Lấy vợ giàu quá vô ích.

4. Từ 7 đến 10 tuổi: Lúc này bé trai rất nghịch phá. Bản thân nó còn không biết giữ gìn, nói chi đến việc giữ vợ. Hôn nhân không nên đặt ra.

5. Từ 10 đến 12 tuổi: Bé trai bắt đầu chú ý tới các bé gái xung quanh. Nhưng thường chú ý tới những chi tiết không quan trọng, không thể căn cứ vào đó để lấy vợ được.

6. Từ 12 đến 14 tuổi: Bé trai bắt đầu nghe đến chữ “vợ”. Nhưng thường nghe qua lời bố mình. Phần lớn là nghe những sự kêu ca, phàn nàn, cho nên không quan tâm. Nếu quan tâm thì ở những khía cạnh thiếu tích cực.

7. Từ 14 đến 16 tuổi: Chàng trai được sách báo, phim ảnh giáo dục rằng lấy vợ là một việc dại dột, không nên vội, nhất là khi chưa có tiền.

Hầu như chả có chàng nào ở tuổi này giàu có, nên hiểu được ngay.

8. Từ 16 đến 18 tuổi: Chàng trai bắt đầu yêu, thậm chí yêu mãnh liệt. Nhưng ngay tức khắc hiểu yêu là một chuyện, cưới là một chuyện khác.

9. Từ 18 đến 20 tuổi: Hễ mở mồm nói tới chuyện lấy vợ là bị cha mẹ can ngăn.

10. Từ 20 đến 22 tuổi: Lúc nào cũng muốn lấy vợ. Nhưng lúc nào bạn gái cũng nói: “Muốn cưới phải có nhà”. Ở tuổi 22, chả ai có nhà, nên chuyện lấy vợ cũng phá sản.

11. Từ 22 đến 24 tuổi: Đột nhiên phát hiện ra rằng có thể sống như vợ chồng với một cô gái mà không phải lấy. Vậy tội gì lấy?

12. Từ 24 đến 25 tuổi: Thấy bạn bè bắt đầu ly dị vợ. Hoảng hốt đến mức độ tê liệt một thời gian dài.

13. Từ 25 đến 26 tuổi: Đi dự nhiều đám cưới kẻ khác. Càng sợ hơn khi nghĩ lúc đám cưới mình.

14. Từ 26 đến 27 tuổi: Quyết tâm lấy vợ. Nhưng đúng lúc đó nhìn xung quanh chả thấy cô nào đáng lấy cả.

15. Từ 27 đến 28 tuổi: Yêu con gái của sếp nhưng sếp lại hướng con gái đến một đám giàu hơn. Tuyệt vọng.

16. Từ 28 đến 30 tuổi: Bình tĩnh. Hiểu rằng lấy vợ có nghĩa là phải lấy cả mẹ vợ. Xem xét kỹ đến mức thường để cho các cơ hội trôi qua.

17. Từ 30 đến 32 tuổi: Nhận được tin người yêu cũ đã lấy chồng. Buồn bã mất một năm, không nhìn ngó đến ai cả.

18. Từ 32 đến 33 tuổi: Đi xem nhiều cuộc thi hoa hậu và người mẫu. Thề rằng nếu không lấy được một cô như thế sẽ chẳng lấy ai.

19. Từ 33 đến 35 tuổi: Yêu một cách nghiêm túc và đứng đắn. Nhưng vì thế bị con gái chê là thiếu lãng mạn.

20. Từ 35 đến 36 tuổi: Rơi vào hoàn cảnh lỡ làng: con gái trẻ thì không yêu mình, còn gái già thì mình không yêu.

21. Từ 36 đến 38 tuổi: Gặp một cô gái có năm điểm đáng yêu và năm điểm đáng ngại. Trong khi suy nghĩ, cân nhắc thì cô ta bỏ đi.

22. Từ 38 đến 40 tuổi: Lúc này chả đàn ông nào lấy vợ nữa mà chờ vợ lấy mình!

Bố bảo lúc giận có thể cãi nhau nhưng đừng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cãi nhau không có nghĩa con dùng những lời lẽ xúc phạm dành cho người mà con sẽ đầu gối tay ấp cả cuộc đời . Cãi nhau có nghĩa là nói hết những gì trong lòng để 2 Vợ Chồng con hiễu lẫn nhau, thông cảm cho nhau, xóa đi hết mỏi hiểu lầm. Bản thân con còn chẳng hiểu được con, thế nên đừng mong người khác phải hiểu con khi con cứ giữ trong lòng.

Bố bảo cãi nhau với phụ nữ thì đừng có nói nhiều. Chỉ cần nói vừa đủ. Độ khuếch tán âm thanh của đàn ông chẳng bao giờ bằng phụ nữ. Một người vợ chân chính sẽ đủ tinh tế để biết khi nào cần nói, lúc nào nên im lặng - ngay cả trong khi nóng giận nhất.

Bố bảo nhìn vào chiếc giường là biết cuộc sống vợ chồng có hạnh phúc hay không. Dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, đừng mang chăn gối ra sofa ngủ, cũng đừng quay lưng vào người vợ của con, hãy ôm cô ấy vào bờ vai và khuôn ngực nóng hổi của con. Tất cả sẽ qua đi, chỉ tình yêu còn lại.

Bố bảo dù ở ngoài XH, con có là xe ôm, hay ông lớn, ông bé, thì về nhà con vẫn là trụ cột của gia đình.  Vợ con có thể là người phụ nữ rất đảm đang, cô ấy có thể đóng đinh, sửa ống nước hay tháo quạt trần, nhưng hãy làm việc đó - trừ khi con quá bận. Nó vừa thể hiện sự công bằng, vừa thể hiện sự chia sẻ vợ chồng.



 


Bố bảo sau khi kết hôn sẽ hơn một lần con cảm thấy hối hận, thậm chí có mối quan hệ ngoài chồng ngoài vợ. Mỗi lần như vậy con hãy nhớ rằng : Người bồ hiện tại yêu con mười phần, người vợ hiện tại cũng đã từng yêu con mười phần, nhưng ( như một số blogradio đã nói)khi bước vào hôn nhân, vai trò của phụ nữ càng trở nên phức tạp hơn, ngoài tình yêu họ còn có cả trách nhiệm. Vì vậy khi đã kết hôn, người ta sẽ không thể yêu con mười phần được nữa. Họ phải dành một phần trong số đó để yêu bố mẹ chồng, rồi lại một phần để yêu bố mẹ họ, còn thêm một phần nữa cho con cái. Và như thế, mười phần tình yêu khi bước qua hôn nhân chỉ còn lại bảy phần. Bằng cách này hay cách khác, 3 phần con mất đi từ người vợ  sẽ được nhận lại gấp đôi từ gia đình và con cái của con. Và một lí do nữa, người bồ sẽ chỉ đem lại cho con hạnh phúc nhất thời, còn người vợ sẽ đem lại cho con hạnh phúc bền vững. Thật tuyệt vời phải không?

Bố bảo thời kì mang thai là thời kì khó khăn nhất đối với người phụ nữ. Là bởi vì muốn có được thiên thần thì phải qua thời gian khổ cực. Chính vợ con là người đã gánh vác sự khổ cực đó để đem lại niềm vui cho cả nhà. Thế nên đừng thở dài khi thấy vợ con chẳng còn được vẻ đẹp thời thiếu nữ, hay cũng đừng tức giận khi con nằm cạnh vợ mà chẳng thể làm gì. Hãy cùng cô ấy cảm nhận niềm vui của những ông bố bà mẹ, chắc sẽ thú vị lắm.

Bố bảo chuyện mẹ chồng nàng dâu là chuyện muôn thuở, giống như bệnh tiền mãn kinh vậy. Thế nên con hãy là sợi dây kêt nối họ - hai người phụ nữ yêu con nhất trên đời. Đừng để mẹ cảm thấy bà đã mất con trai, và vợ con cảm thấy chồng mình là người nhu nhược. Như thế mới là đàn ông chân chính.



 



Bố bảo rằng đừng tưởng người mẹ mới dạy dỗ được con. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thời gian người mẹ mang thai thì người cha mới là người ảnh hưởng lớn nhất đến tình cảm và sự phát triển của trẻ. Con có thể không là người bố tuyệt vời nhất thế giới, nhưng hãy là người bố tuyệt vời nhất trong lòng những đứa con.

Bố bảo " Phụ nữ là để yêu, không phải để hiểu". Nhưng nếu không hiểu, thì con chẳng thế yêu. Hãy hiểu họ bằng chính trái tim mộc mạc của con.

Bố bảo " quá khứ là thứ đã qua, hiện tại mới là cuộc sống". Nếu quá khứ của vợ con có lỗi lầm, đừng chấp nhặt, cũng đừng đay nghiến, vì đồng ý lấy vợ, là con đã chấp nhận tất cả những gì thuộc về cô ấy. Hãy khoan dung và độ lượng. Dù không nói ra nhưng chắc chắn, cô ấy sẽ yêu con đến suốt cuộc đời - một tình yêu bao gồm cả sự biết ơn và tôn trọng.

Và cuối cùng bố bảo, cuộc sống luôn thay đổi, hãy biết trân trọng từng ngày.

Hôn nhân không phải là một cuộc thí nghiệm, càng không phải là một trò chơi để chúng ta mang cuộc đời mình ra đặt cược.

Khi bàn đến việc hôn nhân, hầu như chúng ta đều đặt một câu hỏi rằng: “Liệu mình đã thực sự đến lúc làm vợ chưa?”.

Nhiều chuyên gia tâm lý đã làm một cuộc khảo sát đối với những phụ nữ đã lập gia đình từ 20 đến 38 tuổi. Và họ cho biết: “Cho dù bạn kết hôn ở độ tuổi nào đi nữa thì cũng đều có những thuận lợi và cả những điều ngược lại. Tất nhiên, những thuận lợi và bất lợi đó mang tính chất rất khác biệt, nó tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người”.