Chùa cái bầu cách hà nội bao nhiêu km năm 2024

Thời điểm nào thích hợp đi du lịch Quảng Ninh Bạn có thể đến Quảng Ninh vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên nếu muốn đi biển thì bạn chắc chắn phải đi vào mùa hè rồi. Thường thì mùa du lịch biển sẽ hot nhất vào tầm tháng 4 đến tháng 9 vì thời gian này vì khi đó thời tiết rất đẹp, biển trong xanh, gió mát lành. Có một điểm cần lưu ý là trước khi đi các bạn cần theo dõi dự báo thời tiết để tránh bị ảnh hưởng bởi những cơn bão ngoài biển hay để tự điều chỉnh lịch trình phù hợp với những điểm đến du lịch trong toàn tỉnh. Phương tiện di chuyển đến...

Ngôi chùa Cái Bầu còn là minh chứng chứng kiến trận đánh đón đầu, tạo tiền đề cho cuộc chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng năm 1288. Thế nên, ngôi chùa thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. Ngôi chùa sở hữu khuôn viên rộng lớn cùng khung cảnh thơ mộng, trữ tình đã làm "mê đắm" biết bao vị khách.

  • Địa chỉ: Thôn 1, Xã Hạ Long, Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh

Đừng bỏ lỡ:

  • Cẩm nang du lịch Quảng Ninh mới nhất tại Digiticket
  • Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết: ở đâu, ăn gì, có gì đẹp?

2. Nên ghé thăm chùa Cái Bầu Vân Đồn vào thời gian nào?

Được mệnh danh là ngôi chùa ven biển đẹp nhất, du lịch Cái Bầu Quảng Ninh mỗi mùa đều sở hữu một vẻ đẹp riêng khiến du khách phải nao lòng. Nhưng thời điểm đẹp và lý tưởng nhất để ghé thăm ngôi chùa Quảng Ninh này là vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.

Chùa cái bầu cách hà nội bao nhiêu km năm 2024

Ảnh: @duongdinno1705

Do đây là thời điểm, ngôi chùa Cái Bàu tổ chức các lễ hội nên không khí sẽ náo nhiệt và sôi động hơn. Điển hình là 2 lễ hội lớn được tổ chức vào thời gian này là Đại lễ Phật Đản hay lễ Vu Lan báo hiếu. Ngoài ra, tiết trời vào thời gian này cũng khá mát mẻ và ít mưa thuận tiện cho các chuyến du lịch.

Quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Nội đến Vân Đồn, Quảng Ninh rơi vào khoảng 250 km, tương đương với khoảng từ 3,5 đến 5 giờ di chuyển. Thế nên, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện để di chuyển đến chùa Cái Bàu như ô tô, xe máy hay xe khách, xe giường nằm,...

Chùa cái bầu cách hà nội bao nhiêu km năm 2024

Hướng đi thuận tiện nhất là đi từ Hà Nội theo hướng quốc lộ 5 đến thành phố Hải Dương. Khi đến địa phận thị trấn Nam Sách rồi bạn sẽ tiếp tục di chuyển xe theo quốc lộ 183 qua thị trấn Sao Đỏ, qua Cửa Ông và tới Vân Đồn. Vì quãng đường di chuyển khá dài nên du khách nên dừng chân và nghỉ ngơi khoảng 30 phút tại các điểm dừng.

4. Du khách có thể thăm quan gì tại chùa Cái Bàu?

Với ngôi chùa của vùng đất mỏ Quảng Ninh này, bạn đừng lo vì nơi đây sở hữu khá nhiều cảnh quan tuyệt đẹp, hòa cùng khung cảnh thiên nhiên mơ mộng xung quanh sẽ khiến bạn phải " mê mẩn".

Chùa cái bầu cách hà nội bao nhiêu km năm 2024

Ảnh: @minhhang1811

Khu chính điện

Khu chính điện của chùa Cái Bàu sở hữu diện tích lên đến hơn 6000 m2. Nơi đây được xây dựng theo lối kiến trúc khá độc đáo gồm 2 tầng. Với tầng trên là khu vực chính để thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng còn lại đặt tượng Bồ Tát và Sư Lợi.

Chùa cái bầu cách hà nội bao nhiêu km năm 2024

Ảnh: @Sưu tầm

Ngoài ra, nếu đã dừng chân ở khu chính điện để chiêm bái, thăm hương hay cầu bình an cho năm tới thì đừng quên chiêm ngưỡng những bức tranh chạm khắc bằng đồng trên bốn phía tường của khu chính điện. Những bức tranh đầy tỉ mỉ và nghệ thuật sẽ mang đến cho bạn nhiều cung bậc cảm xúc tuyệt vời.

Lầu chuông

Chùa Cái Bàu ngoài là nơi thờ tự linh thiêng, nơi đây còn được biết đến là địa điểm lưu giữ nhiều di vật lịch sử nhất. Trong đó nổi bật là chuông đồng với những chi tiết được trạm trổ và điêu khắc tỉ mỉ với nhiều chi tiết nhỏ.

Chùa cái bầu cách hà nội bao nhiêu km năm 2024

Ảnh: Sưu tầm

Đặc biệt, để lưu giữ chuông đồng, ngôi chùa còn xây dựng cả một khu vực riêng được gọi là lầu chuông. Đây còn là khu vực riêng tư của nhà chùa, là nơi mà các vị sư thầy sẽ đánh chuông mỗi ngày vào mỗi dị lễ hội quan trọng.

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan là nơi đầu tiên du khách đặt chân để bước vào chùa, đây cũng là nơi thể hiện rõ nhất nét kiến trúc và phong cách thiết kế của chùa Cái Bàu. Chiếc cổng tam quan có 2 tầng mái, được xây dựng khá lớn và nguy nga, kết hợp với khung cảnh thiên nhiên mênh mông sông nước xung quanh khiến ngôi chùa hiện lên còn tráng lệ và lộng lẫy hơn.

Chùa cái bầu cách hà nội bao nhiêu km năm 2024

Ảnh: @emilmansson_1

Đặc biệt, để đi vào khu chính điện của chùa, bạn sẽ phải đi qua cổng Tam Quan và đi dọc theo con đường nhỏ uốn lượn quanh co nằm ngay cạnh bờ biển sóng vỡ, đây được coi là một nét nổi bật và độc đáo của chùa.

Ngoài ra, du khách có thể thăm quan một số địa điểm cũng nổi bật không kém tại chùa như tu viện, nhà tổ hay nhà khách,... Đặc biệt, trong chùa du khách sẽ không gặp phải tình trạng đốt vàng mã hay quán xá hàng rong như một vài ngôi chùa khác. Bởi vậy nên, du khách sẽ có trải nghiệm địa điểm thăm quan văn hóa tâm linh tĩnh lặng và thanh bình.

Chùa cái bầu cách hà nội bao nhiêu km năm 2024

Ảnh: @trinhthao2402

5. Du khách nên lưu ý gì khi ghé thăm chùa Cái Bàu?

Dù bạn ghé thăm bất cứ địa điểm du lịch tâm linh nào nói chung hay chùa Cái Bàu nói riêng thì bạn đều cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Vì chùa là không gian thanh tịnh, vậy nên bạn hãy chú ý đi nhẹ, nói khẽ để tránh làm ảnh hưởng đến khung cảnh thanh tịnh vốn có của nơi đây và ảnh hưởng tới cả những du khách thăm quan khác.
  • Chỉ cần chuẩn bị những món đồ chay đơn giản đem cúng khi dâng hương, tránh mua các món quá cầu kỳ.
  • Mặc đồ gọn gàng, lịch sự, không hở hang khi vào chùa. Gợi ý tuyệt vời nhất là bạn nên đi giày thể thao để tiện cho việc đi lại thoải mái. Nếu bạn muốn diện chút để có những bức hình check-in tuyệt đỉnh thì có thể lựa chọn váy nhưng nên là những bộ váy dài qua đầu gối.
  • Chuẩn bị sẵn tiền lẻ để đặt cúng khi làm lễ

Chùa cái bầu cách hà nội bao nhiêu km năm 2024

Ảnh: @huyenthanh0596

Với những chia sẻ về chùa Cái Bàu Quảng Ninh, hy vọng sẽ giúp chuyến hành trình ghé thăm mảnh đất mỏ của bạn thêm phần trọn vẹn với nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn và khó quên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những ngôi chùa khác ở Quảng Ninh để bổ sung vào hành trình khám phá: