Chủ thể của quyền lực nhà nước là chủ thể nào sau đây

Quyền lực nhà nước – một yếu tố “cơ bản” bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển (yếu tố đảm bảo khả năng duy trì sự tồn tại của nhà nước) của bất cứ nhà nước nào.

Vậy quyền lực nhà nước là gì? Sau đâu, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan tới quyền lực nhà nước.

Quyền lực nhà nước là quyền lực gắn liền với sự ra đời của nhà nước, theo đó nhà nước được áp dặt ý chí và buộc những chủ thể khác trong xã hội phải phục tùng mệnh lệnh của mình nhằm đảm bảo an ninh, duy trì trật tự xã hội.

Quyền lực Nhà nước lớn mạnh đến đâu còn phụ thuộc vào sức mạnh vũ trang, kinh tế, uy tín,… của chính nhà nước đó trong xã hội.

Tại Việt Nam, nhà nước được hiểu là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội. Bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.

Đây cũng là một trong những đặc trưng của nhà nước.

Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với chủ thể còn lại trong xã hội. Trong đó, nhà nước là chủ thể quyền lực, các cá nhân, tổ chức còn lại là đối tượng của quyền lực ấy, và họ phải phục tùng ý chí của nhà nước. Quyền lực nhà nước cũng hiện diện trong mối quan hệ giữa các thành viên cũng như các cơ quan của nó. Các thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phục tùng cấp trên.

Trong phần tiếp theo của bài viết quyền lực nhà nước là gì?chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc thông tin về quyền lực nhà nước và sự kiểm soát quyền lực này tại Việt Nam, mời Quý vị theo dõi.

Chủ thể của quyền lực nhà nước là chủ thể nào sau đây

Quyền lực nhà nước và sự kiểm soát quyền lực tại Việt Nam

Việc trao quyền lực cho phép nhà nước áp đặt, buộc các chủ thể khác trong xã hội tuân thủ theo ý chí của giai cấp cầm quyền. Điều này đặt ra một vấn đề, đó là sự tha hóa và lạm dụng quyền lực. Chúng làm biến chất đi mục đích việc trao quyền lực cho nhà nước, gây ra nhiều hiện tượng gây hại cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.  Khi đó cần phải có sự kiểm soát quyền lực, bởi chính chủ thể đã trao quyền lực này cho Nhà nước.

Do vậy, Hiến pháp ghi nhận quyền lực của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Chính nhân dân đã trao quyền cho nhà nước, vì vậy, bản thân nhân dân cũng có quyền lực để kiểm soát được nhà nước. Việc kiểm soát quyền lực thông qua việc thực thi thực chất, đầy đủ và rộng rãi quyền làm chủ của Nhân dân, cả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và dân chủ tham dự; thực hiện nghiêm phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”.

Để có được điều đó, các cơ quan phải nghiêm túc thực hiện công tác quản lý, thực hiện chức năng, nhiệm vụ,… theo nguyên tắc công khai, minh bạch.

Trong đó, công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.

Minh bạch rộng hơn khái niệm công khai. Minh bạch bao hàm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin.

Ví dụ: Trước khi chính quyền cấp sổ đỏ, sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của các hộ gia đình ở một số địa phương đều phải diễn ra thảo luận, chứng kiến của các bên có quyền lợi liên quan, thậm chí hình thành tập hồ sơ xử lý của người trực tiếp thực thi công vụ.

Tuy nhiên, cần lưu ý, để đảm bảo an ninh, trật tự quốc gia, sự công khai, minh bạch phải có một giới hạn nhất định. Giới hạn này phụ thuộc vào chủ thể quản lý và bản chất của mỗi nhà nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Quyền lực nhà nước là gì? Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

TS. Nhị Lê

                                      Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Giữ địa vị chủ thể quyền lực nhà nước là Nhân dân. Nói cách khác, duy chỉ Nhân dân mới có chủ quyền đối với quyền lực Nhà nước. Nhưng Nhân dân ủy quyền cho các đại biểu của mình và giám sát đại biểu đó trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước. Nhân dân làm chủ bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp (thông qua các đại biểu, các cơ quan dân cử và các đoàn thể của dân).

Có cơ chế kiểm soát hoạt động tự do ngoài quy định của pháp luật

Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện. Quyền làm chủ của Nhân dân không chỉ được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật, mà bằng hệ thống các phương tiện khác: báo chí và truyền thông, các thiết chế Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra, Dân thụ hưởng, thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân.

Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khi tuân theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội của Nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục chính trị và đạo đức, quyền và nghĩa vụ công dân, là “sợi dây” thắt chặt và “cây cầu” tin cậy bảo đảm mối liên hệ tự nhiên giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.    

Nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực nhà nước. Theo Hiến định, mỗi người tự do sử dụng toàn bộ quyền lực của mình. Đối với Nhà nước, Nhân dân ủy một phần quyền để tạo thành nhà nước (quyền lực công, ý chí chung, tự do công cộng...), phần còn lại Nhân dân tự do với các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật. Đó là nguyên tắc. Vì vậy, Nhân dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết quyền và phương diện được kiểm soát. Như vậy, dưới sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Những điều mà pháp luật cấm là những điều được xã hội thỏa thuận và ghi thành khế ước (Hiến pháp) và được cụ thể hơn nữa thông qua các đạo luật. Đó cũng chính là giới hạn quyền lực của công dân (Nhân dân) để công dân thực hiện đúng, đầy đủ và hiệu quả quyền lực của mình.

Vì lẽ đó, công dân cũng có thể lạm quyền hoặc vô hình buông bỏ quyền lực, khi sử dụng các quyền của mình: vì tự do cá nhân dẫn tới xâm hại tự do của xã hội và tự do của cá nhân khác, xâm hại đến ý chí chung, thậm chí phạm tội; dùng quyền tự do ngôn luận, quyền dân chủ, quyền biểu tình,... để gây rối, vô hình tùy tiện hoặc vô thức chống lại cộng đồng và xã hội; tình trạng bầu thay, bầu thay các cử tri trong việc lựa chọn đại biểu đại diện cho mình trong các cơ quan của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp...

Như vậy, một mặt, bảo đảm quyền dân chủ của Nhân dân, để Nhân dân có điều kiện thực hành dân chủ, hiện thực hóa quyền, nghĩa vụ và lợi ích của mình. Mặt khác, Nhà nước, Đảng và tự Nhân dân cũng cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động tự do ngoài quy định của pháp luật: vô chính phủ xâm hại quyền tự do, dân chủ của cộng đồng và của các thành viên khác trong xã hội, xâm hại lợi ích quốc gia.

Với chức năng của mình, Đảng tuyên truyền, vận động Nhân dân biết sử dụng quyền lực của mình một cách hiệu quả, từ việc lựa chọn người đại diện cho mình đến giám sát, phản biện xã hội; từ việc khiếu nại, tố cáo đến biểu thị ý kiến đúng pháp luật... Từ nhiệm vụ của mình, Nhà nước kiểm soát các biểu hiện dân chủ quá trớn, tự do vô lối bằng chính sách, pháp luật nhằm hạn chế tính tự phát, tâm lý đám đông tiêu cực trong các xung đột xã hội. Tới lượt mình, Nhân dân kiểm soát Nhà nước trước hết qua hệ thống bầu cử, sử dụng các công cụ giám sát khác: thanh tra, kiểm toán, kiểm tra quyền lực của bộ máy nhà nước. Đồng thời, Nhân dân thông qua các tổ chức có tính đại diện xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp; qua giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, qua hệ thống phương tiện truyền thông, để kiểm soát quyền lực nhà nước.

Kiểm soát, xử lý kịp thời biểu hiện không đúng, không hiệu quả

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân có chức năng và nhiệm vụ quản trị toàn diện đất nước.

Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân trên nền tảng chính trị xã hội là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật một cách dân chủ và bảo đảm pháp chế XHCN tối thượng. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thông qua sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất và đồng bộ từ cấp Trung ương tới cơ sở. Nhà nước quản trị quốc gia, quản lý xã hội trước hết bằng pháp luật, bằng hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước (từ các bộ đến các cơ sở) và bằng hệ thống chính sách và công cụ quản trị quốc gia, không loại trừ các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thực hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Nhà nước thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao và quốc phòng; quản lý theo ngành hoặc lãnh thổ với các cấp vĩ mô hoặc vi mô. Mục tiêu của quản lý Nhà nước là phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm cho Nhân dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, nhằm phát triển nhanh, mạnh mẽ lực lượng sản xuất và lực lượng xã hội toàn diện của đất nước, mà rường cột là xử lý mối quan hệ cốt tử giữa Nhà nước và thị trường (theo nghĩa rộng nhất của thị trường).

Nhà nước phục vụ vô điều kiện Nhân dân theo pháp luật, gắn bó mật thiết với Nhân dân, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, chịu trách nhiệm giải trình trước Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của Nhân dân. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người, bảo đảm tự do và dân chủ của toàn xã hội.

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Chế định của Hiến pháp năm 2013 đã nói lên vấn đề có tính nguyên lý của mọi nền dân chủ mà Việt Nam không phải là ngoại lệ. Đối với chúng ta, quyền lực nhà nước là từ Nhân dân, của Nhân dân. Bản thân Nhà nước, cơ quan nhà nước, công chức, viên chức nhà nước không thể tự sinh ra quyền lực, mà chỉ nhận sự ủy quyền của Nhân dân, thay mặt Nhân dân thực thi quyền lực của Nhân dân mà thôi.

Do đó, để kiểm soát quyền lực Nhà nước, từ nhiều kết quả nghiên cứu, phải tiếp tục đổi mới nhận thức và xây dựng các phương thức, quy trình, quy định và các thiết chế có liên quan đến quyền lực nhà nước, gắn kết chặt chẽ với nhau hợp thành một chỉnh thể. Bằng cách đó, việc kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện, nhằm ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, việc làm sai trái của Nhà nước, cơ quan, nhân viên nhà nước trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước (phòng ngừa và triệt tiêu mọi sự tha hóa và thoái hóa quyền lực…), bảo đảm cho quyền lực nhà nước được tổ chức và thực thi theo Hiến pháp, pháp luật, đúng mục đích, trên cơ sở nhu cầu và ý nguyện của Nhân dân. Đó là vấn đề có tính quy luật.

Cơ chế kiểm soát tự bên trong (Nhà nước tự kiểm soát mình, các cơ quan nhà nước tự kiểm soát mình và kiểm soát lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước) nhằm bảo đảm sự thống nhất (về cơ cấu tổ chức, về mục tiêu hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp,…) giúp cho bộ máy nhà nước tránh được những nguy cơ đe dọa phá vỡ tính thống nhất và sự vận hành có hiệu quả cao của cả bộ máy nhà nước từ những sai lệch có thể xảy ra của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận của bộ máy nhà nước. Đồng thời, giữ cho các cơ quan nhà nước luôn duy trì được mối quan hệ nội tại với nhau với tư cách là bộ phận của bộ máy chỉnh thể.

Mặt khác, để bảo đảm sự hợp lý trong việc phân công về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước phù hợp với những yêu cầu của quá trình thực hiện quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước thống nhất. Đồng thời, bảo đảm thực hiện phối hợp về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu chung của cả bộ máy nhà nước nhằm duy trì sự kiểm soát, chế ước, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện không đúng, không hiệu quả trong việc thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi cơ quan, nhân viên nhà nước hoặc của các thiết chế khác khi tham gia thực hiện quyền lực nhà nước, trong tính chỉnh thể thống nhất.