Chiều cao trung bình của người thành phố năm 2024

Tầm vóc của người Việt ngày càng có sự cải thiện. Chiều cao người Việt trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên trong giai đoạn 1955-1995. Nếu tiếp tục triển khai tất cả các giải pháp can thiệp, chắc chắn chiều cao của người Việt sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Cụ thể, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam năm 2020 đạt 168,1 cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010; nữ đạt 156,2 cm, tăng 2,6 cm.

Chiều cao trung bình của người thành phố năm 2024

Vận động thể lực thường xuyên, ăn uống lành mạnh sẽ giúp trẻ tăng chiều cao, giảm nguy cơ béo phì

Năm 2018, Chương trình Sức khỏe Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai trên quy mô toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2030. Một trong 3 mục tiêu quan trọng được đặt ra là bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân.

Tại Hội nghị Khoa học với phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam ngày 21/10 do Viện Khoa học Thể dục thể thao Việt Nam phối hợp với Hội khoa học Thể dục Thể thao Việt Nam, các chuyên gia khẳng định, bên cạnh yếu tố di truyền, dinh dưỡng, vận động đúng cách sẽ góp phần cải thiện chiều cao, thể lực người Việt Nam.

PGS.TS Trần Hiếu, Viện trưởng Viện Khoa học Thể dục thể thao, Giám đốc Văn phòng Ban điều phối Đề án “Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam” cho biết, hội nghị có sự tham gia của hơn 200 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý lĩnh vực thể dục, thể thao trong nước và quốc tế.

“Hội nghị thể hiện tầm quan trọng, vai trò đi đầu của nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm phát triển thể lực, tầm vóc con người, từng bước nâng cao chất lượng giống nòi, tăng tuổi thọ khỏe mạnh, góp phần nâng cao thành tích thể thao và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân”, PGS Hiếu thông tin.

Chuyên gia này thông tin thêm, đây là một trong những diễn đàn quan trọng được tổ chức hàng năm, là cầu nối giúp các đơn vị, chuyên gia tại nhiều lĩnh vực trong và ngoài nước tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật mới.

Các hoạt động hợp tác quốc tế đặc biệt là với các nước phát triển như Nhật, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha... được thúc đẩy mạnh mẽ, góp phần tăng cường tiềm lực, nâng cao trình độ nghiên cứu, giải quyết các vấn đề khoa học - công nghệ, phục vụ mục tiêu phát triển thể lực, tầm vóc người dân Việt Nam.

Trong khuôn khổ hội nghị, các nhà khoa học, các chuyên gia đã thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong thúc đẩy việc nâng cao thể lực tầm vóc người Việt Nam, đặc biệt đối với thế hệ trẻ trên các phương diện: giáo dục tại trường học, giải pháp dinh dưỡng, tuyên truyền thay đổi nhận thức, ứng dụng khoa học và công nghệ trong y tế...

Tất cả các can thiệp này nhằm từng bước nâng cao chất lượng giống nòi, tăng tuổi thọ khỏe mạnh, góp phần nâng cao thành tích thể thao và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nối tiếp sau chương trình hội nghị, Giải chạy vượt chướng ngại vật “Family Sport Day” dành cho trẻ em do Ban điều phối Đề án chính phủ - 641 chỉ đạo thực hiện sẽ được tổ chức, dự kiến vào tháng 11/2023.

ThS Nguyễn Hải Nam - Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào đánh giá, các hoạt động thể chất rất có ý nghĩa để phát triển chiều cao, tăng cường thể lực.

Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý khi vận động để hạn chế nguy cơ bị các tổn thương mãn tính hoặc cấp tính. Theo đó, trước khi vận động cần có thời gian khởi động kỹ để cơ thể có bước chuyển tiếp, thích nghi về nhịp tim, hệ thống gân, cơ... để phòng nguy cơ chấn thương.

"Đặc biệt với các phong trào thể dục cộng đồng, tỉ lệ chấn thương còn nhiều hơn nếu không có kiến thức, tập luyện sai.

Như có người suy nghĩ, tập tạ càng nặng càng tốt là sai lầm; hay với bộ môn đạp xe tốt cho tim mạch, nhưng nếu không phải vận động viên chuyên nghiệp, không nên cố gắng đi với tốc độ quá cao khi xảy ra sự cố, ngã, nguy cơ gãy xương rất cao", ông Nam khuyến cáo.

Tổng Biên tập: TRẦN TUẤN LINH

Phó Tổng Biên tập: TÔ QUANG TRUNG (Thường trực), TRẦN YẾN CHÂU, NGUYỄN NGỌC ĐỨC, NGUYỄN CHÍ LONG

Giấy phép hoạt động báo chí số 390/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 25/06/2021

© Bản quyền thuộc Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

Vốn có chiều cao khiêm tốn nên vợ chồng anh Nguyễn Thành An (Hà Nội) thường xuyên tìm hiểu các thông tin và thăm khám, tư vấn dinh dưỡng để cậu con trai có thể phát triển chiều cao tốt nhất ngay từ lúc nhỏ. Anh An cho biết ngoài việc thường xuyên cho con đi bơi thì mỗi tuần cháu còn có 2 buổi học bóng rổ. Hiện bé 10 tuổi đã cao 1,54 m, nặng 37 kg, cao hơn chỉ số chiều cao theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Trong khi đó, với bé thứ 2, ngay từ khi vợ mang thai, vợ chồng anh An đã có ý thức chăm sóc để thai nhi mạnh khỏe. Bé gái chào đời nặng 3,3 kg, khi 2 tuổi đã cao 94 cm, nặng 14,5 kg, cao to hơn hẳn các bạn cùng lớp.

Trong kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của ngành y tế trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2022-2030, Sở Y tế TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, trung bình thanh niên 18 tuổi đạt 169 cm đối với nam và 158 cm đối với nữ. Tới năm 2030, con số này lần lượt là 170,5 cm và 159 cm.

Theo Sở Y tế TP Hà Nội, hiện chiều cao của thanh niên 17 tuổi ở thành phố có sự thay đổi trong 5 năm qua. Năm 2016, chiều cao trung bình của thanh niên Hà Nội là 166,4 cm (với nam) và 157,2 cm (với nữ). Đến năm 2021, con số này tăng lần lượt lên 168,8 cm và 157,4 cm.

Trước đó, báo cáo của Bộ Y tế cho biết chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng nhanh trong 10 năm qua (2010-2020). Năm 2020, nam thanh niên Việt Nam cao trung bình 168,1 cm (tăng 3,7 cm so với năm 2010), nữ đạt 156,2 cm (tăng 2,6 cm). Chiều cao trung bình của người Việt Nam đang đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.

GS-TS Lê Danh Tuyên, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên trong giai đoạn 1955-1995. Nếu tiếp tục duy trì được mức tăng này trong các thập kỷ tới thì Việt Nam sẽ thu hẹp khoảng cách chiều cao với người Nhật Bản, Hàn Quốc - 2 nước đang có chiều cao hàng đầu châu Á. Hàn Quốc hiện là quốc gia có chiều cao nổi bật nhất khu vực châu Á khi nam thanh niên đạt 173,9 cm, nữ đạt 161,1 cm; còn tại Nhật Bản con số này là 172 cm và 158 cm. Hiện nay, 2 quốc gia này đã qua giai đoạn tăng tốc và mức tăng đã chậm lại, chỉ tăng từ 0,8-1,1 cm/10 năm.

Chiều cao trung bình của người thành phố năm 2024

Nhiều gia đình cho con tham gia các lớp học bóng rổ để tăng cường thể lực và thúc đẩy chiều cao. Ảnh: HOÀNG NAM

Tận dụng tối đa 1.000 "ngày vàng"

Theo chuyên gia Viện Dinh dưỡng quốc gia, chiều cao không hoàn toàn do gien mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, dinh dưỡng, môi trường (bệnh tật), tâm lý, vận động thể lực, giấc ngủ. Trong đó, yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% và không thể thay đổi được. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất để quyết định chiều cao, chiếm khoảng 32%. Tiếp đến là rèn luyện thể lực (22%), môi trường sống (16%) và các yếu tố khác.

TS-BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết 1.000 ngày đầu đời được Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất một con người. 1.000 "ngày vàng" được tính từ khi người mẹ mang thai cho đến khi trẻ 2 tuổi.

Theo bác sĩ Nga, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành và phát triển nhanh chóng. Thời điểm này trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi, để xương phát triển chiều cao. Do đó, trong thai kỳ, đặc biệt sau tháng thứ 4, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết của cơ thể cũng như giúp trẻ đạt chiều cao tối đa khi chào đời, tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai. Giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Đến ngày sinh nhật đầu tiên, chiều cao của trẻ đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh. Nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ tăng thêm 25 cm trong 12 tháng đầu và 10 cm trong năm tiếp theo. Đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai vì sau giai đoạn này, mỗi năm trẻ chỉ tăng khoảng 5-6 cm/năm cho đến lúc tiền dậy thì và dậy thì. "Dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa" để hỗ trợ cho sự phát triển của xương, là tiền đề cho sự phát triển chiều cao ở lứa tuổi dậy thì" - bác sĩ Nga nói.

GS-TS Lê Danh Tuyên nói thêm rằng 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn duy nhất trong cuộc đời trẻ có thể tăng trưởng chiều cao trên 10 cm/năm. "Thậm chí, nếu cha mẹ chăm sóc con tốt, chiều cao của bé có thể tăng 12-14 cm/năm. Bỏ lỡ giai đoạn này, dù về sau có thể phát triển bù thì cũng không bao giờ đạt được mức như những trẻ được nuôi dưỡng tốt" - GS Tuyên nhấn mạnh.

Ngủ đủ, vận động thường xuyên

Dù chiều cao của thanh niên Việt đang có những bước nhảy vọt trên bảng xếp hạng chiều cao ở khu vực nhưng nhiều chuyên gia cho rằng về tổng thể, vóc dáng của người Việt vẫn khá khiêm tốn. Để thúc đẩy chiều cao, ngoài chế độ dinh dưỡng, trẻ cần bảo đảm ngủ đủ 8 giờ/ngày và tập trung vào ban đêm. Chuyên gia cũng khuyên cần cho trẻ vận động thể thao tối thiểu 1 giờ/ngày để tác động tích cực đến sự phát triển chiều cao. Các môn thể thao có lợi cho chiều cao gồm: bơi, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, nhảy dây, chạy bộ, yoga...