Chỉ số đường bao nhiêu là cao

Người bình thường khỏe mạnh có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 120mg/dL (6.6 mmol/L), được đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.

Nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT)

Nghiệm pháp này giúp kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống 75gr glucose. OGTT dưới 200mg/dL (11.1 mmol/L) là bình thường.

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)

HbA1c dưới 48mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường.

Đường huyết thấp

Khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần phải được cấp cứu kịp thời. Nếu chỉ số đường huyết dưới 5 – 10 mg/dL so với chỉ số đường huyết bình thường thì không nguy hiểm mặc dù gây ra một số triệu chứng không thoải mái. Tuy nhiên, nếu chỉ số đường huyết tiếp tục giảm và bạn không tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin thì rất nguy hiểm. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Chỉ số đường huyết có nguy cơ bị đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán bạn mắc bệnh đái tháo đường, hoặc có nguy cơ cao (tiền đái tháo đường) được tóm tắt trong bảng sau:

Chỉ số đường bao nhiêu là cao

Chỉ số đường huyết bình thường trong thai kỳ

Duy trì đường huyết bình thường trong thai kỳ giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người, vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai. Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng: – Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43) – Đường huyết một giờ sau ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72) – Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57) Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức: – Đường huyết lúc đói: 79 mg/dL (4.4 mmol /L) – Đường huyết một giờ sau ăn: 122 mg/dL (6.8 mmol/L) – Đường huyết hai giờ sau ăn: 110 mg/dL (6,1 mmol/L)

Tại sao đường huyết tăng cao lại có hại?

Khi ở mức bình thường, glucose tạo năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ tăng lên, glucose không vào được tế bào và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy. Đường huyết cao cũng có thể làm cho mạch máu bị xơ cứng, còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch, do đó hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do đường huyết cao. Mạch máu có vấn đề sẽ dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

Đường huyết là chỉ số dùng để chỉ lượng đường (glucose) trong máu. Chỉ số này có liên quan mật thiết đến nhiều tình trạng sức khỏe và bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, liệu bạn có biết, đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn cùng Hello Bacsi tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Trước khi tìm hiểu đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm, bạn nên biết về chỉ số đường huyết bình thường của một người trưởng thành. Theo đó, đối với phần lớn người khỏe mạnh, lượng đường trong máu lúc đói sẽ dao động ở khoảng 70 – 100 mg/dL (4,0 – 5,6 mmol/L). Tuy nhiên, chỉ số này bị ảnh hưởng nhiều bởi các loại thực phẩm bạn tiêu thụ và có thể tăng lên đến 140 mg/dL (7,8 mmol/L) vào 2 giờ sau ăn.

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm thì chỉ cần ra khỏi ngưỡng bình thường đều cần phải thận trọng. Đường huyết có thể cao hoặc thấp hơn mức bình thường. Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Câu trả lời cụ thể như sau:

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Tình trạng chỉ số đường huyết cao có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao? Một người được xem là bị tăng đường huyết nếu lượng đường trong máu cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói hoặc hơn 180 mg/dL (10 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn.

Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột do một số vấn đề cấp tính như:

  • Chế độ ăn quá nhiều carbohydrate
  • Phẫu thuật
  • Chấn thương (chẳng hạn như bỏng, cháy nắng)
  • Gặp tác dụng phụ của một số loại thuốc (chẳng hạn như steroid hoặc thuốc lợi tiểu)
  • Căng thẳng quá mức khiến cơ thể tạo ra nhiều hormone làm tăng lượng đường trong máu
  • Chu kỳ kinh nguyệt làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể
  • Tình trạng mất nước

Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Các bệnh lý như hội chứng Cushing hoặc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Các tình trạng nhiễm trùng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Béo phì

Mặc dù đường huyết có thể tăng cao do các nguyên nhân trên nhưng khi nhắc đến tình trạng này, người ta thường nghĩ ngay tới một căn bệnh mạn tính nguy hiểm khác là đái tháo đường. Tiểu đường cao là bao nhiêu hay tiểu đường bao nhiêu là cao? Ở cả đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, mức đường huyết của người bệnh cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói và hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn.

Riêng bệnh nhân có chỉ số đường huyết đói từ 100 – 125 mg/mL được coi là tiền tiểu đường. Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống thì có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Tiền tiểu đường có thể chữa khỏi được, còn tiểu đường tuýp 2 thì không. Vì vậy, nếu bạn ở trong trường hợp này, cần hết sức thận trọng.

Chỉ số đường bao nhiêu là cao

Tình trạng tăng đường huyết có thể không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt cho đến khi lượng đường trong máu của bạn cao trên 180 – 200 mg/dL (10 – 11,1 mmol/L). Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Thường cảm thấy khát
  • Nhìn mờ
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Sụt cân
  • Dễ bị nhiễm trùng

Vì vậy, đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm thì chỉ cần có tăng đường huyết, ít hay nhiều cũng cần được can thiệp phù hợp. Đường huyết tăng cao trong thời gian càng dài thì càng tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành, phá hủy các dây thần kinh, mạch máu, mô và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Tổn thương mạch máu dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Bên cạnh đó, hãy đặc biệt lưu tâm việc đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm đến tính mạng, cần phải cấp cứu ngay. Có hai trường hợp là:

Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là một biến chứng thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường típ 1, đôi khi cũng xuất hiện ở người đái tháo đường típ 2, do cơ thể không sản xuất đủ insulin. Điều này khiến glucose không thể đi vào tế bào để tạo ra năng lượng và buộc cơ thể phải phân hủy chất béo để thay thế. Quá trình phân hủy chất béo sẽ tạo ra các axit gọi là ceton. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton do đái tháo đường có thể gây hôn mê và đe dọa đến tính mạng.

Chỉ số đường bao nhiêu là cao

Đường huyết cao là bao nhiêu? Bạn cần kiểm tra mức đường huyết và lượng ceton trong máu hoặc nước tiểu để phát hiện tình trạng này. Nguy cơ cao nhiễm toan ceton nếu mức đường huyết trên 11,1mmol/L và lượng ceton trong máu từ 1,6mmol/L trở lên.

Tăng áp lực thẩm thấu

Tình trạng này xảy ra trong bệnh tiểu đường tuýp 2, thường được kích hoạt bởi bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng. Lúc này, mức đường huyết của bạn có thể cao đến 1000 mg/dL (55,6 mmol/L). Cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu thông qua nước tiểu, khiến bạn đi tiểu rất nhiều. Nếu không điều trị, tình trạng tăng áp lực thẩm thấu có thể dẫn đến mất nước, hôn mê và đe dọa đến tính mạng.

Vậy, chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm tới tính mạng? Bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đi khám bệnh ngay nếu lượng đường trong máu cao hơn 300 mg/dL (16,7 mmol/L) và không cải thiện dù đã tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Không chỉ tình trạng tăng đường huyết mới gây nguy hiểm, chỉ số này nếu giảm mạnh cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu lượng đường trong máu lúc đói ở mức dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L).

Tình trạng này thường gặp ở những người bị đái tháo đường không tiêu thụ đủ carbohydrate, ăn chay, tăng cường hoạt động thể chất, uống quá nhiều rượu bia hoặc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường quá liều.

Chỉ số đường bao nhiêu là cao

Dù không phổ biến nhưng đôi khi hạ đường huyết cũng có thể xảy ra ở cả những người không mắc đái tháo đường:

  • U tụy nội tiết (một khối u hiếm gặp khiến tuyến tụy sản xuất nhiều insulin)
  • Thiếu hụt hormone, chẳng hạn như hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp, cortisol
  • Suy tim, suy gan hoặc suy thận nặng
  • Nhiễm trùng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (chẳng hạn như nhiễm trùng máu)
  • Trải qua phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh hoặc thuốc tim mạch

Tình trạng hạ đường huyết nhẹ có thể khiến bạn run rẩy, cảm thấy rất đói, buồn nôn, lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, vã mồ hôi. Nếu không được xử lý kịp thời, hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình có thể chuyển biến thành hạ đường huyết nghiêm trọng, gây bất tỉnh, co giật, thậm chí hôn mê hoặc tử vong. Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm thì hãy nhớ các mốc quan trọng sau: Khi đo đường huyết cho kết quả mức đường huyết giảm dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L), bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị, và khi hạ đường huyết nghiêm trọng, dưới 40 mg/dL (2,2 mmol/L), bạn cần đến bệnh viện ngay.

Chỉ số đường huyết, dù tăng hay giảm, đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?”. Bạn đừng quên theo dõi đường huyết thường xuyên và đến bệnh viện ngay nếu chỉ số này ở mức báo động.