Chỉ số anti tpo là gì

Trang chủ »

Tin Tức

»

Sức khỏe

»

Anti – TPO

Chỉ số anti tpo là gì

Xét nghiệm Anti – TPO liên quan đến chẩn đoán một số bệnh ở tuyến giáp, do đó việc tìm hiểu về tuyến giáp cũng giúp hiểu hơn về xét nghiệm này.

  • Vị trí: tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm bao quanh sụn giáp, nằm phẳng so với khí quản.

  • Hình dáng: có hình con bướm.

  • Cấu tạo: tuyến giáp được cấu tạo từ các tế bào nang tuyến, các tế bào này đóng vai trò chính trong việc bắt giữ Iod và sản xuất hormon cùng các yếu tố sinh trưởng.

  • Chức năng: sản xuất hormon. Hormon tuyến giáp gồm có hai hormon chính: hormon T4 (Thyroxine) và T3 (Triiodothyronine). Cả hai loại hormon này đều tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hoá của cơ thể. Do đó, các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như: bướu cổ, bướu basedow, suy giáp, cường giáp,… đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cơ thể.

Chỉ số anti tpo là gì

Hình ảnh mô tả tuyến giáp ở người

2. Tổng quan về xét nghiệm Anti – TPO

2.1 Xét nghiệm Anti – TPO là gì?

Xét nghiệm này có thể được gọi bằng nhiều cái tên như: Thyroid Antibodies (Anti – TPO), Antithyroid Antibodies, Thyroperoxidase Antibodies (TPOab), Thyroid Stimulating Immunoglobulin (TSI),…

Xét nghiệm Anti – TPO là loại xét nghiệm chỉ số kháng thể Thyroid trong cơ thể. Kháng thể này là tự kháng thể tuyến giáp, phát sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các thành phần của tuyến giáp (các tế bào tuyến, các protein tuyến giáp) với các protein lạ, xảy ra hiện tượng “tự chiến đấu” giữa kháng thể tuyến giáp với các thành phần tuyến giáp. Hiện tượng này gọi là hiện tượng “tự miễn tuyến giáp”, dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị viêm mãn tính, tổn thương, rối loạn cơ năng tuyến giáp, nếu nặng và kéo dài dẫn đến suy giáp, ung thư tuyến giáp.

Để chẩn đoán, theo dõi những rối loạn tuyến giáp tự miễn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một hoặc nhiều trong các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm TPO – ab (Thyroperoxidase Antibodies): là xét nghiệm sự có mặt của kháng thể Thyroperoxidase. Kháng thể này xuất hiện là một trong những dấu hiệu của hiện tượng “tự miễn tuyến giáp”, gặp trong bệnh Graves, viêm tuyến giáp Hashimotos.

  • Xét nghiệm TGab: xét nghiệm kháng thể Thyroglobulin, cũng là một dấu hiệu của hiện tượng tuyến giáp tự miễn. Kháng thể này là một hình thức tích lũy của hormon tuyến giáp.

  • Xét nghiệm TRAb: xét nghiệm nồng độ kháng thể thụ thể hormon kích thích tuyến giáp. Xét nghiệm này có thể phát hiện hai loại tự kháng thể: Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp (TSI – Thyroid Stimulating Immunoglobulin) thúc đẩy sản xuất hormon tuyến giáp dẫn đến hiện tượng ưu năng giáp; Globulin miễn dịch ức chế tuyến giáp (TBII – Thyroid Binding Inhibitory Immunoglobulin) ức chế sản xuất hormon tuyến giáp dẫn đến hiện tượng nhược năng tuyến giáp.

2.2 Các trị số kết quả xét nghiệm Anti – TPO:

  • Bình thường, chỉ số TPO 0-5.61 U/mL.

  • TPO máu tăng cao: gặp trong các bệnh viêm tuyến giáp, bệnh Basedow.

2.3 Những yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm TPO:

  • Huyết thanh chứa nhiều Bilirubin trên mức cho phép (> 66 mg/dL).

  • Vỡ hồng cầu (Hemoglobin > 1,5 g/dL). Hiện tượng này có thể do kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm hoặc có thể do bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng máu dẫn đến dung huyết.

  • Huyết thanh nhiễm mỡ ( triglyceride > 2100 mg/dL).

  • RF > 1500 IU/ml

    3. Khi nào thì nên xét nghiệm kháng thể tự miễn tuyến giáp Anti – TPO?

    Bạn đang thắc mắc rằng khi nào thì mình phải đi xét nghiệm kháng thể tự miễn tuyến giáp? Câu trả lời là bạn nên xét nghiệm kháng thể tự miễn tuyến giáp trong các trường hợp sau:

    Khi cơ thể bạn có các triệu chứng bất thường nghi ngờ về sự tăng hoặc giảm hormone tuyến giáp thì bạn nên gặp bác sĩ và xét nghiệm Anti – TPO theo chỉ định của bác sĩ. Có thể nhận biết về triệu chứng khi giảm hormone tuyến giáp như mệt mỏi, bướu cổ, tăng cân, da khô, rụng tóc,… Còn đối với triệu chứng khi tăng hormone tuyến giáp thì người bệnh sẽ có những biểu hiện như mắt lồi, giảm cân đột ngột, tim đập nhanh, lo lắng hồi hộp, khó ngủ, mệt mỏi,…

    Khi bạn gặp phải khó khăn về khả năng sinh sản mà bác sĩ nghi ngờ việc này có liên quan đến hiện tượng tự miễn tuyến giáp thì cũng nên tiến hành xét nghiệm Anti – TPO.

    Khi phụ nữ mang thai đã biết rõ bản thân bị mắc các bệnh liên quan đến tự miễn tuyến giáp cũng nên tiến hành xét nghiệm để biết được khả năng có di truyền cho con cái hay không.

    Dr.labo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.

Đăng trong Sức khỏe, Xét nghiệm | Tags: Anti - TPO, hormone tuyến giáp

Chỉ số anti tpo là gì

Anti TPO (Thyroid Antibody) còn được gọi là Thyroid Peroxidase Antibody (TPO-Ab) – kháng thể kháng enzyme Thyroid Peroxidase. Thyroid peroxidase là một enzyme tham gia quá trình tổng hợp nội tiết tố của tuyến giáp, giúp gắn phân tử iod vào khung protein là thyroglobulin. Khi cơ thể xuất hiện tự kháng thể tấn công enzyme này sẽ gây giảm hoặc chấm dứt quá trình trên.

1. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm Anti TPO?

Khi cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng bất thường sau thường được khuyến cáo đi khám và xét nghiệm tuyến giáp, khi đó bác sĩ lâm sàng sẽ quyết định chỉ định xét nghiệm thích hợp tùy thuộc vào các triệu chứng trên từng người bệnh, trong đó có cả xét nghiệm Anti TPO:

  • Xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm giáp tự miễn Hashimoto (tuyến giáp sưng to, biểu hiện các dấu hiệu suy giáp như mệt mỏi, uể oải, chịu lạnh kém, da khô, sưng to lưỡi và mặt, rụng tóc, suy giảm trí nhớ, rong kinh…). Bệnh hay gặp ở nữ giới với tỷ lệ nhiều hơn nam gấp 7 lần, đặc biệt ở phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ gặp khó khăn về khả năng sinh sản khi lâm sàng có nghi ngờ có liên quan đến bệnh lý tự miễn tuyến giáp.

Chỉ số anti tpo là gì
Xét nghiệm Anti TPO để xác định bệnh lý tự miễn tuyến giáp

2. Chỉ số Anti TPO cho biết điều gì?

Khoảng giá trị bình thường của xét nghiệm Anti TPO là < 34 U/ml, khi đó chỉ xuất hiện lượng kháng thể kháng enzyme Thyroid Peroxidase rất nhỏ trong máu, được coi là âm tính.

Trong quần thể vẫn có một lượng người có các bệnh về tuyến giáp tự miễn không xuất hiện các tự kháng thể trong máu, tuy nhiên kết quả xét nghiệm Anti TPO âm tính thường sẽ hướng đến các nguyên nhân khác nhiều hơn là các bệnh tự miễn dịch.

Khi xét nghiệm Anti TPO Dương tính (nồng độ Anti TPO trong máu ≥ 34 U/L) thường gặp trong các bệnh lý:

  • Bệnh viêm giáp Basedow, viêm giáp tự miễn Hashimoto
  • Một số bệnh lý ngoài tuyến giáp như viêm khớp dạng thấpbệnh Addison, Lupus ban đỏ hệ thống, thiếu máu ác tính.

3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Anti TPO?

  • Trong trường hợp hồng cầu bị vỡ (có thể do dung huyết vì bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng máu hoặc do kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm).
  • Nồng độ Bilirubin huyết thanh quá mức cho phép (> 66 mg/dl).
  • Huyết thanh nhiễm mỡ (nồng độ mỡ máu của người bệnh quá cao)

4. Ý nghĩa của chỉ số Anti TPO cao

Khi bác sĩ lâm sàng có nghi ngờ người bệnh có rối loạn tự miễn trong đó nồng độ kháng thể Anti TPO tăng dần theo thời gian sẽ tiến hành xét nghiệm lại 1-2 lần sau lần xét nghiệm đầu tiên (cách 1-2 ngày). Mức độ tăng theo thời gian sẽ có ý nghĩa lâm sàng hơn so với mức nồng độ ổn định vì nó phản ánh sự gia tăng hoạt động tự miễn của cơ thể.

Nồng độ Anti TPO tăng trong một số bệnh lý như viêm giáp tự miễn Hashimoto, Basedow, đái tháo đường, một số trường hợp ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên nồng độ Anti TPO trong máu người bệnh không phản ánh mức độ tình trạng bệnh.

Xét nghiệm Anti TPO cũng được khuyên làm trên những phụ nữ mang thai có tiền sử bản thân và gia đình có bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp, nếu nồng độ Anti TPO trong máu người mẹ tăng cao cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra theo thống kê có 3-5% số người có xét nghiệm Anti TPO dương tính không có bệnh lý.

Đăng trong Sức khỏe, Ung thư, Xét nghiệm | Tags: sức khoẻ, xét nghiệm