Chi phí điều trị lao phổi khoảng bao nhiêu năm 2024

Bắt đầu từ hôm nay (ngày 01/7/2022), thuốc điều trị bệnh lao không còn được nhà nước tài trợ miễn phí nữa mà sẽ được thực hiện từ nguồn bảo hiểm y tế (BHYT theo quy định tại Thông tư 36/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về việc quy định khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao.

Chi phí điều trị lao phổi khoảng bao nhiêu năm 2024

Khám sàng lọc bệnh lao lưu động tại cộng đồng. Ảnh: Trong Thụ

Bệnh nhân điều trị thuốc lao các thể nếu không có thẻ BHYT sẽ phải tự chi trả tiền thuốc, riêng lao kháng thuốc và lao tiềm ẩn vẫn được nhà nước hỗ trợ chi phí thuốc miễn phí.

Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 115 bệnh nhân lao, khoảng 70% bệnh nhân lao thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Thời gian điều trị kéo dài từ 6 đến 8 tháng, thậm chí là 2 năm nếu mắc lao kháng thuốc nên chi phí điều trị cho một bệnh nhân có thể lên tới vài trăm triệu đồng. Người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. Đặc biệt người dân có mức thu nhập thấp, đời sống khó khăn, đói nghèo là những đối tượng dễ mắc lao, sẽ càng khốn khổ hơn nếu phải tự chi trả chi phí chẩn đoán và điều trị bệnh lao nếu không có thẻ BHYT. Vì vậy tấm thẻ bảo hiểm y tế đặc biệt quan trọng, gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh dài ngày, tốn kém đã được nguồn BHYT đảm bảo, giúp người dân yên tâm điều trị.

Để đảm bảo các đơn vị đều triển khai hiệu quả công tác khám, điều trị bệnh lao và thanh quyết toán bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân lao theo quy định của Bộ Y tế. Ngày 22/6/2022, Sở Y tế đã giao cho Bệnh viện đa khoa tỉnh chủ trì, phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật liên hệ, trao đổi với Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để tổ chức, triển khai tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh lao theo quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BYT ngày 24/3/2020 của Bộ Y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh để cấp giấy chứng nhận khám, chẩn đoán, điều trị lao, đáp ứng việc khám chữa bệnh và thanh quyết toán điều trị đối với bệnh nhân lao theo quy định.

Lao phổi tái phát gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe người bệnh


07/03/2024 05:38

Đã điều trị khỏi bệnh lao nhưng sau một thời gian, nhiều bệnh nhân phải nhập viện tiếp tục điều trị trở lại vì mắc bệnh lao tái phát lần 2, lần 3. Điều này không những làm sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng mà còn khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn nếu bệnh nhân bị tái nhiễm lao kháng thuốc.

Theo WHO, năm 2022, Việt Nam có khoảng 174.000 người mắc bệnh lao mới và 11.000 người chết vì bệnh lao. Trong 9 tháng đầu năm 2023, Chương trình Chống lao Quốc gia đã phát hiện 78.674 trường hợp mắc lao các thể, tăng 1.909 bệnh nhân, tương đương tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 19.214 (32,3%) so với cùng kỳ năm 2021. Phát hiện lao kháng đa thuốc 9 tháng đầu năm 2023 là 2.764 bệnh nhân, cao hơn các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 9%, 44% và 4%. Tại tỉnh Đắk Lắk, năm 2023, tổng số bệnh nhân lao các thể gồm 1.050 bệnh nhân, số lượng bệnh nhân mắc mới và tái phát, tái nhiễm gia tăng nhiều. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Châu Đương – Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Đắk Lắk, hằng năm ước tính tại Việt Nam có khoảng 176 người/100.000 dân mắc bệnh lao. Với con số này, hằng năm tại Đắk Lắk sẽ có trên 3500 trường hợp mắc bệnh lao. Tuy nhiên, mỗi năm Chương trình phòng chống lao của tỉnh chỉ phát hiện trên dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh. Điều đó cho thấy số lượng bệnh nhân mắc lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và đưa vào quản lý, điều trị còn rất nhiều tạo ra nguồn lây lớn rất nguy hiểm. Vì môi trường sống còn nguồn lây lớn, bất kỳ lúc nào người bệnh cũng có thể hít phải vi khuẩn lao nên có không ít trường hợp bệnh nhân tái nhiễm bệnh lao. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, một số bệnh nhân dùng thuốc không đúng chỉ định, tự ý ngưng thuốc khiến vi khuẩn lao không được tiêu diệt hoàn toàn và bùng phát gây bệnh trở lại.

Phát hiện bản thân mắc bệnh lao vào năm 2020, thời điểm đó bản thân ho nhiều, anh N.T.T (trú tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) đi khám, kết quả chụp X-quang có dấu hiệu mờ phổi. Sau khi nhập viện làm các xét nghiệm, anh N.T.T được chẩn đoán mắc bệnh lao. Quá trình điều trị 6 tháng, anh uống thuốc đều đặn, tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Sau khi hoàn toàn khỏi bệnh lao, anh được bác sĩ cho xuất viện. Tuy nhiên, vừa qua, anh xuất hiện các cơn ho trở lại, tức ngực khó thở, anh đi khám thì kết quả mắc lao lần 2. “Ở lần mắc bệnh thứ 2, tôi thấy bệnh tình nặng hơn rất nhiều, tôi sút cân nhanh, người lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, xanh xao, gầy sọp. Lần mắc lao đầu tiên, tôi cũng bị ho kéo dài, nhưng lần này những cơn ho dai dẳng hơn, cả đêm không ngủ được, ngực nhiều khi thấy đau rát, khó thở. Thật sự tôi cũng chủ quan nghĩ rằng bản thân đã từng chữa khỏi bệnh lao từ 4 năm trước, đợt ho lần này chỉ là ho thông thường, uống thuốc vào là khỏi nên không đi khám sớm, chỉ đến khi cơ thể không còn sức mới đi khám thì không ngờ lại bị mắc bệnh lao lần thứ 2”, bệnh nhân N.T.T chia sẻ.

Chi phí điều trị lao phổi khoảng bao nhiêu năm 2024

Khi đã điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân cần chú ý không để bị lao tái phát. (ảnh: Quang Nhật)

Cũng nhập viện điều trị lần thứ 3 vì lao tái phát, bệnh nhân P.Đ.D (trú tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Năm 2021, tôi xuất hiện các triệu chứng ho dai dẳng kéo dài hơn 1 tháng, sau đó cơn ho nặng dần và ho ra máu kèm sốt. Lúc này, tôi nhập viện khám thì phát hiện bản thân mắc bệnh lao và tiến hành điều trị khỏi bệnh. 1 năm sau, tôi lại bị tái phát bệnh lao, tôi tiếp tục nhập viện điều trị đến khi khỏi bệnh. Những tưởng bản thân đã hoàn toàn khỏe mạnh, vừa qua tôi lại xuất hiện các đợt ho khan kéo dài. Kết quả xét nghiệm tôi lại bị nhiễm lao lần 3. Việc bệnh lao tái nhiễm nhiều lần khiến tôi rất mệt mỏi cả về tinh thần lẫn sức khỏe. Tôi nghe các bác sĩ nói nếu tái nhiễm nhiều lần có thể khiến bệnh nặng hơn, trở thành lao kháng thuốc điều trị khó khăn nên tôi rất lo lắng.

Bệnh lao diễn tiến âm thầm và làm suy kiệt sức khỏe, gây ảnh hưởng đến tính mạng người mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh lao hiện đã có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện, điều trị kịp thời. Khi đã điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân cần chú ý không để bị lao tái phát. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Châu Đương – Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Đắk Lắk, nếu bệnh nhân mắc lao tái phát sẽ nguy hiểm bởi nguy cơ kháng thuốc rất cao. Việc điều trị khi mắc lao tái phát trở nên khó khăn hơn rất nhiều, nếu chuyển sang lao kháng thuốc thì khả năng chữa khỏi vô cùng thấp. Bên cạnh đó, chi phí để điều trị cho một trường hợp mắc lao kháng thuốc thường rất cao. Nếu như 1 trường hợp mắc lao thông thường, chi phí điều trị sẽ khoảng 10 triệu đồng. Nhưng với lao kháng thuốc, chi phì này sẽ lên tới cả trăm triệu đồng. Chưa kể những tổn hại về sức khỏe mà người bệnh phải gánh chịu suốt đời. Vì vậy, mỗi một bệnh nhân lao phổi đã điều trị khỏi luôn được các bác sĩ căn dặn để tránh lao tái phát.

Để phòng bệnh lao tái nhiễm hoặc tái phát, bác sĩ Châu Đương khuyến cáo các bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ điều trị, nên phát hiện sớm nguồn lây chính trong cộng đồng và điều trị triệt để bằng các phác đồ hiệu quả trong 6 tháng. Khi điều trị, người bệnh phải dùng thuốc đều đặn đúng và đủ theo thời gian quy định tới khi người bệnh khỏi hoàn toàn. Sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân cần tái khám định kỳ để giúp người bệnh nắm được tình trạng sức khỏe, khả năng phục hồi bệnh. Đồng thời, bác sĩ sẽ giúp xác định xem có tiềm ẩn vi khuẩn lao trong cơ thể hay không, tư vấn biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát phù hợp. Đồng thời cần tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh, tăng cường sức đề kháng, nhất là sức đề kháng của đường hô hấp để chống lại những vi khuẩn lao có thể xâm nhập cơ thể.

Điều trị lao bao lâu thì hết ho?

Trong trường hợp này, câu trả lời cho vấn đề uống thuốc bao lâu thì hết ho không phải là 2 tuần hay vài tuần mà có thể kéo dài lên đến vài tháng. Thậm chí, nhiều người bị lao đa kháng rất khó chữa, không thể khỏi hoàn toàn được.

Chi phí xét nghiệm lao phổi bao nhiêu tiền?

Thông thường, chi phí xét nghiệm bệnh lao có thể dao động từ 80.000 đến 400.000 đồng mỗi lần xét nghiệm. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo và số tiền bạn cần chi trả có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Lấy thuốc điều trị lao ở đâu?

Điều trị lao được thực hiện ở tất cả các bệnh viện đa khoa, bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực và bệnh viện tuyến Trung ương. Thuốc điều trị lao hoàn toàn được Nhà nước cấp miễn phí. Vì vậy, người bệnh lao đừng ngần ngại mà phải đi khám và điều trị ngay tức khắc.

Lấy mẫu xét nghiệm lao phổi bao lâu có kết quả?

Thông thường, xét nghiệm AFB thường cho kết quả sớm, sau khoảng 2 tiếng kể từ khi bệnh nhân lấy được mẫu đờm. Mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy 2 lần trong một ngày, trong đó 1 lần vào buổi sáng sớm khi vừa thức giấc và lần 2 sẽ là sau khi thăm khám. Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm liên tục trong 3 ngày.