Chi phí đi học tập hạch toán như thế nào năm 2024

Chào Kế toán Việt Hưng! Tôi xin hỏi một vấn đề như sau: Công ty tôi có cử một nhân viên nam đi đào tạo ở ngước ngoài 2 năm. Dự tính chi phí ăn ở, đi lại, học phí tầm 5 tỷ. Có hợp đồng lao động, có cam kết đi học xong sẽ về làm việc cho công ty. Hỏi chi phí 5 tỷ trong 2 năm có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không?. Và Chi phí đào tạo nhân viên thì sẽ hạch toán ở đâu?

Xem thêm: Cách tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn năm 2017

Chi phí đi học tập hạch toán như thế nào năm 2024

Các DN thường có chính sách khuyến khích nhân viên đi học để nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn để về phục vụ cho công ty. Và câu hỏi trên là câu hỏi điển hình mỗi khi DN bỏ chi phí cho người lao động đi học. Bài viết này Kế toán Việt Hưng sẽ giải đáp những vướng mắc này:

1. Chi phí đào tạo nhân viên có tính vào chi phí hợp lý?

Căn cứ thông tư 96/2015/TT-BTC

“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC. (Đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. (Giá đã bao gồm thuế GTGT). Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…

2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

– Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp”

Và theo Khoản 3 Điều 3 Chương II Thông tư 45/2013/TT-BTC:

“Chương II: QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.”

Theo nội dung độc giả hỏi, thì khoản tạm ứng này có 2 nội dung chi cho cá nhân, trước khi xác định việc hạch toán mục lục ngân sách, cần phải xác định xem khoản chi này có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đối tượng không. Nếu đúng, thì đối với khoản tạm ứng cho cá nhân này không hạch toán ở tiểu mục 7758 - Chi hỗ trợ khác, do Mục 7750 - Chi khác không theo dõi các khoản chi cho cá nhân. Cụ thể, việc hạch toán mục lục ngân sách như sau:

- Đối với nội dung chi theo đúng chế độ nhà nước, như chi cho cán bộ đi học (lớp Chuyên viên chính…): Trường hợp hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho cán bộ thì hạch toán Tiểu mục 6155- Sinh hoạt phí cán bộ đi học thuộc Mục 6150 - Học bổng học sinh, sinh viên; trường hợp hỗ trợ tiền học thì hạch toán Tiểu mục 6199 - Khác thuộc Mục 6150- Học bổng học sinh, sinh viên (Thông tư số 324/2017/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục NSNN, đã sửa tên Tiểu mục 6199 thành “Các khoản hỗ trợ khác thuộc” và sửa tên Mục 6150 thành “Học bổng và hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên, cán bộ đi học”).

- Đối với nội dung chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (theo quy định của Nhà nước) như chi cho cán bộ tham gia hoạt động thể thao, thực hiện chi từ quỹ phúc lợi của đơn vị. Theo đó, đơn vị thực hiện rút dự toán để trích lập quỹ hạch toán theo Tiểu mục tương ứng của Mục 7950 – Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoán chi và đơn vị sự nghiệp có thu. Khi chi từ quỹ phúc lợi thì không hạch toán NSNN để tránh trùng theo hướng dẫn tại điểm 2.26 Công văn số 7078/BTC-KBNN ngày 30/5/2015 của Bộ Tài chính.

HOME / / Nghiên cứu - trao đổi / Hướng dẫn hạch toán chi tiết hoạt động thu học phí và sử dụng nguồn thu học phí phát sinh tại các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

Hướng dẫn hạch toán chi tiết hoạt động thu học phí và sử dụng nguồn thu học phí phát sinh tại các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

18/10/2018

Hướng dẫn hạch toán chi tiết hoạt động thu học phí và sử dụng nguồn thu học phí phát sinh tại các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp (HCSN) mới theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC (Thông tư 107) do Bộ Tài chính ban hành ngày 10/10/2017 đã có nhiều thay đổi so với chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính.

Bài viết này hướng dẫn tài khoản sử dụng, nguyên tắc hạch toán và phương pháp hạch toán chi tiết hoạt động thu học phí phát sinh tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập theo Thông tư 107, bao gồm: (1) Hạch toán nguồn thu học phí; (2) Hạch toán sử dụng nguồn thu học phí; (3) Các bút toán hạch toán kết chuyển, xác định kết quả hoạt động thu học phí cuối năm, cụ thể:

Thứ nhất, về tài khoản sử dụng:

- Tài khoản 531 – Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Sử dụng tài khoản này để hạch toán các khoản thu học phí và các khoản thu từ cấp bù miễn, giảm học phí theo quy định.

- Tài khoản 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang: Sử dụng tài khoản này để hạch toán các khoản chi trực tiếp của hoạt động đào tạo từ nguồn thu học phí.

- Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: Sử dụng tài khoản này để tập hợp giá vốn của hoạt động đào tạo hoàn thành trong kỳ.

- Tài khoản TK 642 – Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ (nếu TSCĐ dùng cho công tác quản lý hoạt động đào tạo)