Chi phí chạy thận 2023

Hơn 400 bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện (BV) Ða khoa TP Cần Thơ chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19, phần lớn là người cao tuổi, mắc nhiều bệnh nền. Trong số 5 trường hợp mắc COVID-19 đợt dịch này, 2 người bệnh lớn tuổi không qua khỏi, 3 người trẻ phải cấp cứu, hồi sức tích cực. Ðể bảo vệ bệnh nhân, BV thực hiện nghiêm việc xét nghiệm sàng lọc người bệnh đến viện. Tuy nhiên, nhiều người không kham nổi chi phí test, dù BV đã tìm cách miễn, giảm gánh nặng này.

Chi phí chạy thận 2023

Nhiều bệnh nhân suy thận không kham nổi chi phí xét nghiệm tầm soát COVID-19 trước khi vào lọc máu.

Cô Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi, ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đưa chồng đến BV Ða khoa TP Cần Thơ lọc thận định kỳ 3 ngày mỗi tuần. Chồng cô Thanh lọc thận ở đây hơn 5 năm. Theo cô Thanh, ngoài suy thận, chú còn bị tai biến di chứng liệt và mắc bệnh đái tháo đường. Gia cảnh khó khăn, cuộc sống sinh hoạt, chữa trị của vợ chồng cô chú chỉ gói ghém trong số tiền hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam chú nhận hằng tháng. Nhưng đợt dịch này, vợ chồng cô chú thêm túng bấn, mỗi lần vào viện tốn tiền xét nghiệm. Tổng chi phí phải trả cho xét nghiệm mỗi tháng trên dưới 1 triệu đồng. Không riêng vợ chồng cô Thanh, nhiều bệnh nhân chạy thận nhân tạo khác cũng đồng cảnh ngộ, phải bỏ bớt cử lọc thận vì không thể xoay sở chi phí test nhanh COVID-19.

Tình cảnh khó khăn, những người bệnh suy thận đang lọc máu tại BV Ða khoa TP Cần Thơ kiến nghị lãnh đạo BV, ngành Y tế và lãnh đạo thành phố xem xét, hỗ trợ về khoản chi phí xét nghiệm cho đối tượng bệnh nhân suy thận trước khi vào viện. Ðồng thời, xem xét hỗ trợ cho người bệnh thận được sớm tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Với lượng bệnh hơn 400 người suy thận mạn đang lọc máu định kỳ, BV duy trì hoạt động Khoa Nội thận tiết niệu - Lọc máu. BS CKII Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, Trưởng Khoa cho biết, BV rào chắn khu vực riêng để thực hiện sàng lọc, tầm soát COVID-19 cho bệnh nhân suy thận trước khi vào lọc máu. Giai đoạn đầu, từ ngày 1-8 đến ngày 23-8, bệnh nhân phải đóng 150.000 đồng/lần test nhanh. Ðến ngày 23-8, BV xin được 6.000 kit test, nên đã miễn phí cho cả người bệnh và thân nhân. Cuối tháng 9, số kit test miễn phí đã hết, BV chưa vận động được nguồn tài trợ, bệnh nhân phải trả phí, nhưng BV tìm mua nguồn kit test giá rẻ và thực hiện test gộp để giảm chi phí cho người bệnh, tương đương 70.000 đồng/lần test nhanh. Ðến đầu tháng 10-2021, BV xin được 2.000 kit test nên miễn phí cho người bệnh, còn người thân theo chăm sóc phải tự trả chi phí.

BS Bảo Ngọc, Trưởng Khoa Nội thận tiết niệu - Lọc máu, chia sẻ: “Tôi thấu hiểu sâu sắc nỗi khốn khó của người bệnh và gia đình bệnh nhân suy thận trong giai đoạn dịch bệnh. Dịch kéo dài, nhiều người bệnh không làm thuê được, tiền ăn còn không có, làm sao có tiền xét nghiệm mỗi lần đến BV. Nhưng đây là quy định trong công tác phòng, chống dịch, đồng thời để bảo vệ sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của nhóm bệnh nhân suy thận. Họ đa phần có nhiều bệnh nền, cao tuổi, nguy cơ nhiễm COVID-19 cao và biến chứng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao nếu không may mắc bệnh. Trong đợt dịch này, cũng nhờ tầm soát, phát hiện sớm 5 ca dương tính”.

BV Ða khoa TP Cần Thơ đã nỗ lực hết sức để duy trì hoạt động chạy thận nhân tạo. Khoa Thận phân công ê-kíp 4 điều dưỡng luân phiên trực xuyên suốt, thực hiện sàng lọc người bệnh và người nhà trước khi lên khu lọc thận. Mặc dù không trực tiếp tham gia điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nhưng mặc đồ phòng hộ xuyên suốt thời gian tiếp nhận bệnh, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân từ các địa phương khác đến khiến công việc của nhân viên y tế nơi đây không kém phần vất vả, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ðiều dưỡng Nguyễn Lê Thành xung phong nhận nhiệm vụ sàng lọc từ khi BV mới chuyển công năng, cố gắng vì sức khỏe bệnh nhân, hướng dẫn, tư vấn người bệnh hợp tác sàng lọc, thực hiện test để tầm soát bệnh, đảm bảo khoa được an toàn. Ngoài ra, cán bộ y tế Khoa Nội thận tiết niệu - Lọc máu và Phòng Công tác xã hội BV còn phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm giúp đỡ các phần quà gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm hỗ trợ cho nhiều bệnh nhân lọc thận.

BS Bảo Ngọc cho biết, khi BV quay lại tiếp nhận khám chữa bệnh đa khoa, quy trình tiếp nhận lọc thận cho bệnh nhân có thể vẫn tiếp tục xét nghiệm tầm soát, do dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn và hầu hết người bệnh chưa được tiêm ngừa. Bác sĩ mong muốn nhóm bệnh nhân dễ bị tổn thương này sớm được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Những nhóm bệnh nhân đang điều trị tại khoa Thận và đơn vị lọc thận ở một số BV trên địa bàn thành phố phần lớn đã được tiêm vaccine.

Bài, ảnh: THU SƯƠNG

Chạy thận nhân tạo giải pháp tối ưu cho bệnh nhân suy thận mạn tính

chay-than-nhan-tao-giai-phap-toi-uu-cho-benh-nhan-suy-than-man-tinh

Chi phí chạy thận 2023

Chi phí chạy thận 2023

  1. Xã hội
  2. Y tế

Thứ Năm, 29/09/2022 19:21 (GMT +7)

Chạy thận nhân tạo giải pháp tối ưu cho bệnh nhân suy thận mạn tính

Thứ 5, 25/08/2022 | 08:59:46 [GMT +7] A  A

Hiện nay, cùng với các bệnh lý về nội tiết, chuyển hóa ngày càng gia tăng, thì bệnh suy thận mạn tính cũng gia tăng.Suy thận mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn, thận bị tổn thương, xơ hoá, mất chức năng. Người bệnh phải điều trị lọc máu thay thận hay gọi là chạy thận nhân tạo.

Chi phí chạy thận 2023
Bác sĩ CKI Bạch Vân Đông, Trưởng khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy khám cho bệnh nhân.

Bình thường, thận làm việc để lọc máu và thải chất độc, nước, muối ra khỏi cơ thể. Khi thận bị suy giảm chức năng, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối, quả thận ngừng làm việc hoàn toàn. Bác sĩ CKI Bạch Vân Đông, Trưởng khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: “Với những bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn tính thì vấn đề điều trị không mang tính chất là điều trị khỏi được mà mục đích là điều trị kéo dài. Các bệnh nhân bị suy thận mạn từ giai đoạn một đến giai đoạn năm cần được khám, quản lý và điều trị liên tục, nhằm đảm bảo là kéo dài khoảng thời gian mà bệnh nhân phát hiện ra bệnh đến khoảng thời gian phải lọc máu được dài nhất”.

Từ giai đoạn một đến giai đoạn bốn, bệnh nhân sẽ được dùng các thuốc điều trị hỗ trợ (gọi là điều trị nội khoa) và đến giai đoạn năm bệnh nhân sẽ bắt buộc phải được điều trị thay thế thận. Hiện tại có ba phương pháp điều trị thay thế thận, đó là ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị trong đó máu được lọc bên ngoài cơ thể bệnh nhân bằng máy chạy thận. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máu được rút ra từ mạch máu và đi qua một quả lọc tổng hợp, được gọi là quả lọc máu. Trong quả lọc, máu được làm sạch trước khi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Đây là giải pháp điều trị hiệu quả và kinh tế hiện nay cho những bệnh nhân không may mắc bệnh này.

Chi phí chạy thận 2023
Bệnh nhân điều trị tại Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy.

Tại Quảng Ninh hiện có 10 trung tâm lọc máu đặt tại các đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện là các bệnh viện: Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Đa khoa tỉnh, Bãi Cháy, Đa khoa khu vực Cẩm Phả, Đa khoa Cẩm Phả và các trung tâm y tế: Đông Triều, Quảng Yên, Tiên Yên, Hải Hà, Móng Cái.

Bà Hoàng Thị Dung, tổ 6, khu 2, phường Hùng Thắng, TP Hạ Long đang điều trị tại Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy chia sẻ: “Từ bé đến lớn sức khỏe của tôi rất tốt, rất ít khi phải đi viện. Nhưng từ tháng 11 năm ngoái, thấy người khó thở, mặt sưng, đi khám tại Bệnh viện Bãi Cháy thì bác sĩ kết luận tôi bị suy thận phải lọc máu. Nghe thấy phải lọc máu tôi rất sợ, nhưng được các bác sĩ giải thích động viên, bây giờ tôi cũng quen dần, cứ đến ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 hàng tuần để được đến viện chạy thận. Nhờ có phương pháp này, sức khỏe của tôi được tốt hơn”.

Chi phí một ca lọc máu theo quy định khung giá của Nhà nước là 556.000 đồng và hiện tại thì dịch vụ kỹ thuật lọc máu chu kỳ đã được bảo hiểm y tế chi trả tùy theo mức hưởng của bệnh nhân mà sẽ được bảo hiểm y tế chi trả một phần hoặc hoàn toàn chi phí. Với một bệnh nhân chạy thận chu kỳ thì trung bình sẽ lọc máu khoảng 12 đến 13 buổi trong một tháng. Nếu bảo hiểm 80% thì chi phí lọc máu sẽ khoảng 1,3 đến 1,5 triệu/tháng. Ông Vũ Tuấn Anh, phường Bãi Cháy cho biết: “Do bị biến chứng của bệnh tiểu đường dẫn đến suy thận mạn nên tôi đã phải chạy thận nhân tạo hai năm nay. Lúc đầu rất lo lắng vì kinh tế gia đình khó khăn nhưng rất may được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả, những bệnh nhân mắc bệnh như chúng tôi được yên tâm điều trị lâu dài”.

Trong khi chi phí để ghép thận rất lớn, cộng với nguồn thận để ghép cho bệnh nhân còn rất hạn chế thì chạy thận nhân tạo trở thành phương pháp tối ưu hiện nay trong điều trị bệnh nhân bị suy thận mạn. Việc tuân thủ quy trình điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của các nhân viên y tế trong các trung tâm lọc máu sẽ giúp duy trì sức khỏe, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân không may mắc bệnh này.

Ý kiến ()