Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?

Cách đây hơn 87 năm về trước, ngày 23-2-1930, tại một căn nhà nhỏ cạnh xóm thợ phía nam mỏ (nay thuộc khu Dân Chủ, phường Mạo Khê) đã diễn ra hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Chi bộ gồm có 5 đồng chí là: Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai, Nguyễn Huy Sán, Bùi Văn Mạo, Bùi Đức Giao. Đồng chí Đặng Châu Tuệ được chỉ định làm Bí thư Chi bộ. Đây là Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên được thành lập tại Khu mỏ Quảng Ninh. Sự ra đời của chi bộ đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong phong trào công nhân mỏ nói chung và phong trào cách mạng ở Đông Triều nói riêng. Chi bộ đã phối hợp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang thắng lợi ở khu vực Mạo Khê, giành chính quyền trong ngày 8-6-1945, dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Chiến khu Trần Hưng Đạo, góp phần giải phóng một vùng rộng lớn ở vùng duyên hải Đông Bắc Tổ quốc, cùng cả nước tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Di tích lịch sử, cách mạng khu Mỏ Mạo Khê là di tích cấp tỉnh và là một trong 14 điểm du lịch của TX Đông Triều. Cụm di tích lịch sử - cách mạng khu mỏ Mạo Khê bao gồm địa điểm thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của khu mỏ Quảng Ninh; chùa Non Đông (Tường Quang tự) và xưởng cơ khí. Cụm di tích đã được UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ phục hồi với dự toán kinh phí được phê duyệt là trên 52,2 tỷ đồng, trong đó nơi thành lập chi bộ là 2,1 tỷ đồng. Sau hơn 2 năm thi công, đến nay, địa điểm thành lập chi bộ đã được đầu tư hoàn thành các hạng mục của công trình bao gồm nhà bia, tường rào, hệ thống chiếu sáng, sân vườn, cây xanh, thảm cỏ…

Công trình được khánh thành sẽ trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, nhất là thế hệ trẻ và đội ngũ công nhân lao động ngành Than. Qua đó, góp phần xây dựng ngành Than ngày càng phát triển, xây dựng thị xã Đông Triều có đủ tiêu chuẩn đô thị loại 3 trước năm 2020, trở thành đô thị phát triển năng động ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh./.

   

Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?

     Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930), một số thanh niên trí thức yêu nước ở Phú Yên tìm cách liên lạc với các tổ chức Cộng sản để tổ chức các cuộc đấu tranh.

     Ngày 5/10/1930, tại nhà đồng chí Phan Lưu Thanh, ở xóm Đồng Bé, thôn Phước Long, xã Xuân Long (nay là khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân), đã tổ chức Hội nghị Đảng viên, tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên gồm có 8 đảng viên, đồng chí Phan Lưu Thanh được bầu làm Bí thư. Đến tháng 01/1931, Tỉnh ủy Phú Yên được thành lập.

Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?

Ngày 18/6/1997, Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Triều (Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Triều xuất bản năm 1995, trang 123-124) thì từ cuối năm 1928, phong trào “Vô sản hoá” đã từng bước phát triển ở các hầm mỏ, nhà máy ở Đông Triều. Tháng 3-1929, Chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đã được thành lập tại mỏ Mạo Khê. Cuối tháng 7-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng có chủ trương giải tán các tổ chức thanh niên, thành lập các chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng. Tại Đông Triều, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đã được thành lập gồm 7 thành viên. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Đông Triều. Đầu tháng 12-1929, hai đồng chí Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai là Bí thư và đảng viên Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Cẩm Phả - Cửa Ông đã tới Đông Triều hoạt động.

Không lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), ngày 23-2-1930, tại một căn nhà nhỏ cạnh xóm thợ phía nam mỏ (nay thuộc khu Dân Chủ, thị trấn Mạo Khê) đã diễn ra hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị gồm các đồng chí: Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai, Nguyễn Duy Sán, Bùi Văn Mạo, Bùi Đức Giao. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - người phụ trách khu mỏ, giới thiệu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam công nhận từng đồng chí vào Đảng và tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Đặng Châu Tuệ được chỉ định làm Bí thư chi bộ.

Ngay sau khi thành lập, Chi bộ Mạo Khê đã quyết định lấy tờ báo “Than” làm cơ quan ngôn luận của mình. Báo “Than” in ti-pô trên khổ giấy học sinh, nội dung báo tập trung phản ánh các vấn đề tình hình thế giới, trong nước, đặc biệt là các vấn đề xảy ra tại vùng mỏ, về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Báo “Than” đã nhanh chóng thu hút được nhiều độc giả là công nhân, nông dân và một số tầng lớp xã hội khác ở Đông Triều và Hòn Gai.

Theo Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, tập 1 (1928-1945) do Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng, Tỉnh uỷ Quảng Ninh, xuất bản năm 1985, sau khi Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Mạo Khê được thành lập, từ tháng 2-1930 đến tháng 4-1930, các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, Uông Bí - Vàng Danh lần lượt ra đời.

Cuối tháng 5-1930, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định thành lập Đảng uỷ mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả và Đảng uỷ mỏ Uông Bí - Vàng Danh. Đến tháng 9-1930, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định tách Đảng uỷ Hòn Gai - Cẩm Phả thành Đảng uỷ mỏ Cẩm Phả - Cửa Ông và Đảng uỷ mỏ Hòn Gai.

Trước sự phát triển của phong trào cách mạng ở khu mỏ, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất (tháng 10-1930) đã quyết định thành lập ở khu mỏ một khu đặc biệt lấy tên là Đặc khu Đông Triều - Hòn Gai - Cẩm Phả để trực tiếp chỉ đạo phong trào công nhân mỏ. Đảng bộ Đặc khu mỏ được thành lập. Ban Chấp hành Đảng bộ đặc khu do Xứ uỷ chỉ định gồm 3 đồng chí. Đồng chí Vũ Văn Hiếu được phân công làm Bí thư.

Sự thành lập Đặc khu uỷ mỏ được Ban chấp hành Trung ương quyết định ngay trong phiên họp đầu tiên chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng đối với phong trào cách mạng ở khu mỏ Quảng Ninh...

 Từ khóa: phong trào, thành lập, quảng ninh, lịch sử, đông đảo, công nhân, quần chúng, cộng sản, đông triều, giai đoạn, chủ nghĩa, tư tưởng, cách mạng, dân tộc, ra đời, giai cấp, tình cảm, kết tinh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Từ năm 1924 đến 1929, dưới sự áp bức, đàn áp tàn bạo của thực dân Pháp, nhiều cuộc bãi công của công nhân và đấu tranh của nhân dân TP Hà Nội nổ ra liên tiếp. Ở nước ngoài, tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc tập hợp những thanh niên yêu nước của Việt Nam đang học tập, hoạt động ở Trung Quốc để thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên-tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hà Nội, năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập tại làng Dịch Vọng (nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy). Cuối năm 1928, hội thuê nhà số 5D Hàm Long và giao vợ chồng ông Trần Văn Cung (tức Nguyễn Quốc Anh) là hội viên của tổ chức đến ở và dùng làm nơi hoạt động bí mật của tổ chức.

Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?
Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?
Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?
Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?
Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?
Tranh mô phỏng “một buổi họp chi bộ” được trưng bày tại Di tích nhà lưu niệm 5D Hàm Long, Hà Nội.

Với diện tích 24m2, nhà chỉ có một gian ngăn cách thành hai phòng qua tấm mành tre. Phía sau là sân nhỏ, bếp và nhà vệ sinh. Khi đến đây ở, vợ chồng đồng chí Nguyễn Quốc Anh trong vai những người ở quê lên Hà Nội làm việc. Sự thật khi đó, đồng chí Quốc Anh là công nhân, còn vợ là chị Liên ở nhà nội trợ. Tài sản cá nhân của đôi vợ chồng chẳng có gì đáng kể, hầu hết đồ dùng trong gia đình như: Bộ tràng kỷ, chiếc giường tre, hòm gỗ hai đáy... đều do các đồng chí trong tổ chức mang đến.

Tại ngôi nhà này đã diễn ra nhiều cuộc trao đổi, thảo luận của các đồng chí trong tổ chức xoay quanh vấn đề: Phải tổ chức Đảng Cộng sản ở Việt Nam để lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng đang ngày càng có chuyển biến về chất.

Đến cuối năm 1928, số hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên của Tỉnh bộ Hà Nội khi đó phát triển tới 200 người. Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng mạnh, sự giác ngộ giai cấp của hội viên và quần chúng được nâng cao, xu hướng cộng sản chủ nghĩa ngày càng rõ rệt.

Nhận thức được sức mạnh của quần chúng, đặc biệt là sự lớn mạnh của phong trào công nhân Bắc Kỳ, các đồng chí lãnh đạo hội trong Kỳ bộ Bắc Kỳ thấy rằng không thể duy trì mãi hình thức tổ chức hội, sẽ gây khó khăn trong tuyên truyền cách mạng cộng sản mà bản thân hội viên không phải là đảng viên cộng sản. Một điểm nữa là nếu không có một bộ tham mưu, một đội tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng thì cách mạng Việt Nam không thể thành công được.

Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?
Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?
Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?
Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?
Chi bộ cộng sản đầu tiên của việt nam được thành lập ở đâu? ai làm bí thư chi bộ?
Du khách tham quan Di tích nhà lưu niệm 5D Hàm Long, Hà Nội.

Sau nhiều lần họp bàn, cuối tháng 3-1929, tại nhà số 5D Hàm Long, Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Đông Dương được thành lập ở Hà Nội gồm các đồng chí: Trần Văn Cung, Nguyễn Phong Sắc, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Tuân, Dương Hạc Đính. Đồng chí Trần Văn Cung (tức Nguyễn Quốc Anh) được cử làm Bí thư chi bộ. Chi bộ đã đề ra 4 nhiệm vụ: Chi bộ cộng sản phải giữ bí mật để phát triển thêm các đồng chí cộng sản. Thành lập các tổ chức và các chi bộ khác ở các tỉnh; trong đại hội thanh niên sắp tới sẽ vận động các đại biểu tán thành chủ trương tổ chức Đảng Cộng sản. Vận động các đại biểu địa phương bầu trong số các đồng chí trong chi bộ làm đại biểu dự đại hội toàn quốc; nắm chắc thanh niên Bắc Kỳ hướng họ đi “vô sản hóa” để phát triển tổ chức công hội, nông hội, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, lãnh đạo các cuộc đấu tranh cách mạng.

Ngay sau khi ra đời, chi bộ chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng, một loạt các cuộc đấu tranh do chi bộ lãnh đạo đã nổ ra, tiêu biểu như: Phong trào đấu tranh của chị em ở chợ Đồng Xuân; tổ chức đình công ở nhà máy sơn ở Hải Phòng, Nhà máy Dệt Nam Định, Nhà máy Xe lửa Tràng Thi (Vinh). Các phong trào đấu tranh bùng nổ và lan rộng, tổ chức Công hội Đỏ được thành lập ở nhiều nơi.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trần Thị Tình, cán bộ Di tích nhà lưu niệm 5D Hàm Long, cho biết: Hiện tại, di tích có các phòng lưu niệm, phòng trưng bày, phòng khánh tiết, phòng làm việc và khu phụ với diện tích hơn 500m2. Sau khi tiếp quản từ Bảo tàng Hà Nội năm 2012 đến nay, Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã thực hiện tu bổ Di tích nhà lưu niệm 5D Hàm Long trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng”.

Đến tham quan tại phòng lưu niệm, chúng tôi thấy: Bộ tràng kỷ, rèm tre và chiếc giường cùng một số vật dụng được khôi phục theo nguyên mẫu và giữ gìn cẩn thận. Được biết, cùng với công tác bảo tồn, Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội còn phối hợp với địa phương cũng như các trường học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và phường Phan Chu Trinh tổ chức cho học sinh và nhân dân đến tham quan, tìm hiểu nhằm phát huy giá trị di tích. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-1930 / 3-2-2020), Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội tổ chức trưng bày, triển lãm các hình ảnh, hiện vật liên quan đến hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngôi nhà số 5D Hàm Long cùng với các di tích 48 Hàng Ngang, 90 Thợ Nhuộm, nhà 15 Hàng Nón, số 8 Lê Thái Tổ... đã góp phần tạo dựng lịch sử cách mạng Việt Nam-những “địa chỉ đỏ” để lại niềm tự hào cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Bài và ảnh:TRỊNH DŨNG - DUY THÀNH