Chèn ngày giờ hóa đơn bán hàng misa

Phần mềm MISA SME.NET cho phép thay đổi Ngày hạch toán mặc định trên các chứng từ kế toán khi thêm mới. Kế toán thường thực hiện đổi ngày hạch toán khi phát sinh nhu cầu nhập bù chứng từ của những ngày trước đó như:

  • Đối với các nghiệp vụ liên quan đến Hóa đơn bán hàng: Tại đơn vị không quản lý việc xuất hóa đơn trên phần mềm, khi đó hàng ngày người viết hóa đơn sẽ thực hiện viết và cuối ngày tổng hợp lại hoặc sau 1 tuần (tùy theo đơn vị) và chuyển cho kế toán để hạch toán, báo cáo.
  • Đối với các nghiệp vụ Ngân hàng: Thông thường ngày hôm sau thì đơn vị mới nhận được được những giao dịch phát sinh liên quan đến ngân hàng (Ví dụ liên quan báo Có, liên quan nghiệp vụ chuyển đi nhưng không thực hiện được…) do ngân hàng báo về. Hoặc 1 tuần/tháng đơn vị mới lấy sổ phụ ngân hàng về để hạch toán (tùy theo số lượng giao dịch cũng như nhu cầu của đơn vị).

Cách thao tác

  • Vào menu Hệ thống\Ngày hạch toán.
  • Đổi ngày hạch toán về ngày cần nhập bổ sung chứng từ.
  • Nhấn Đồng ý để áp dụng ngày hạch toán vừa chọn.

Chèn ngày giờ hóa đơn bán hàng misa

Lưu ý: Thêm mới chứng từ hoặc nhân bản từ chứng từ cũ, phần mềm sẽ mặc định lấy ngày theo ngày hạch toán vừa thiết lập như trên.

Tại phân hệ Bán hàng, chọn chức năng Hoá đơn bên thanh tác nghiệp (hoặc trên tab Xuất hoá đơn chọn chức năng Thêm):

  • Lựa chọn xem hoá đơn sẽ được lưu trên sổ quản trị hay sổ tài chính tại phần Hiển thị trên sổ (xem thêm Quản lý dữ liệu theo hệ thống Sổ quản trị hoặc Sổ tài chính)
  • Lựa chọn lập hoá đơn cho hình thức bán hàng nào: Bán hàng hoá, dịch vụ trong nước, Bán hàng xuất khẩu, Bán hàng đại lý bán đúng giá hay Bán hàng uỷ thác xuất khẩu:

Chèn ngày giờ hóa đơn bán hàng misa

  • Khai báo các thông tin chi tiết cho hoá đơn:
    • Thông tin chung: nhập các thông tin về khách hàng như: tên, địa chỉ, mã số thuế, hình thức thanh toán, nhân viên bán hàng…
    • Thông tin hoá đơn: nhập thông tin về hoá đơn GTGT như: mẫu số, ký hiệu, ngày, số hoá đơn. Với hình thức Bán hàng hoá, dịch vụ trong nước và Bán hàng đại lý bán đúng giá, thông tin hoá đơn sẽ được hệ thống tự động cập nhật sau khi thực hiện chức năng Cấp số hoá đơn trên thanh công cụ. Còn với hình thức Bán hàng xuất khẩu và Bán hàng uỷ thác xuất khẩu, kế toán sẽ tự khai báo thông tin.
    • Thông tin hàng tiền: khai báo các vật tư, hàng hoá được bán cho khách hàng: tên hàng, số lượng, đơn giá, tỷ lệ chiết khấu… Để khai báo thêm thông tin diễn giải cho hàng bán, tại cột Tên hàng nhấn biểu tượng Sửa.
    • Thông tin khác: cho phép lựa chọn từ in nhiều mặt hàng thành một mặt hàng chung trên hoá đơn GTGT (với trường hợp này kế toán sẽ in kèm một bảng liệt kê chi tiết cho các mặt hàng được bán).
  • Sau khi khai báo xong, nhấn Cất, sau đó thực hiện chức năng Cấp số hoá đơn trên thanh công cụ.
  • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu hoá đơn bán hàng cần in => kế toán có thể in hoá đơn bán hàng theo mẫu do phần mềm cung cấp hoặc theo mẫu đặc thù của doanh nghiệp (xem thêm chức năng Thiết kế mẫu chứng từ)

Lưu ý:

1. Để khai báo thêm thông tin diễn giải cho hàng bán, tại cột Tên hàng nhấn biểu tượng Sửa, sau đó nhập bổ sung diễn giải tên hàng.

Chèn ngày giờ hóa đơn bán hàng misa

2. Nếu hoá đơn bán hàng đã tồn tại một chứng từ bán hàng tương ứng trên tab Bán hàng, khi khai báo hoá đơn kế toán sẽ tích chọn vào thông tin Đã hạch toán.

Thời điểm lập hóa đơn là một trong những nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn điện tử. Thông tin này cần phải chính xác, đúng quy định để hóa đơn điện tử đã lập hợp lệ. Tuy nhiên không phải người sử dụng hóa đơn điện tử nào cũng biết cách xác định thời điểm lập hóa đơn điện tử đúng quy định. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết vấn đề này:

\>> Hóa đơn điện tử xuất sai thời điểm có được kê khai khấu trừ thuế GTGT không? \>> Lập hóa đơn điện tử không có chỉ tiêu ngày, giờ ký có hợp lệ?

1.Quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Theo Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ, thời điểm lập hóa đơn điện tử được chia thành các trường hợp như sau:

Đối với bán hàng hóa: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Bạn cũng có thể đăng ký để nhận miễn phí nhiều tài liệu hữu ích và thông tin mới nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY

2. Bổ sung quy định tại dự thảo thông tư hướng hướng dẫn thực hiện Nghị định 119

Tuy nhiên, bên cạnh việc tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp có thể tham khảo các hướng dẫn bổ sung tại Điều 8 dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119 đã được Bộ Tài chính đăng tải, cụ thể như sau:

  • Đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, thời điểm lập hóa đơn được xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện lập hóa đơn điện tử có đầy đủ nội dung của hóa đơn điện tử quy định, sau đó thực hiện ký số, ký điện tử trên hóa đơn và gửi đến người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế), gửi đến cơ quan thuế để được cấp mã (đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) sau đó gửi cho người mua hóa đơn điện tử đã được cơ quan thuế cấp mã.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm người cung cấp dịch vụ hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc là thời điểm người cung cấp dịch vụ lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn điện tử cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng(chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng) có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn điện tử là ngày thu tiền.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ về quy định HĐĐT và nhận hỗ trợ đặc biệt từ MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc đăng ký:

Chèn ngày giờ hóa đơn bán hàng misa

Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý và quy định tại Thông tư này, Cục trưởng Cục thuế hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ mang tính đặc thù mà có sự chênh lệch thời điểm người bán ký số, ký điện tử với thời điểm cung cấp dịch vụ, chuyển giao hàng hóa.

3. Giải đáp một số vấn đề kế toán gặp phải khi xác định thời điểm lập hóa đơn

3.1 Có thể xuất lùi ngày hóa đơn điện tử được không?

Với những quy định rõ ràng về thời điểm xuất hóa đơn đối với từng hình thức bán hàng và từng ngành hàng nhất định, có thể khẳng định rằng: không thể xuất lùi ngày hóa đơn. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt lớn nhất của hóa đơn điện tử so với hóa đơn giấy nhằm tăng tính minh bạch, chính xác cho cả bên bán, bên mua và cơ quan thuế.

\>> Tính năng ưu việt của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice \>> Tổng quan các tính năng của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice

3.2 Ngày lập và ngày ký hóa đơn điện tử có thể khác nhau không?

Trên thực tế, có nhiều trường hợp phát sinh ngày ký hóa đơn điện tử khác với ngày lập hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn điện tử không có ngày ký. Những trường hợp này, hóa đơn điện tử đều được coi là không hợp pháp, hợp lê.

Ngoài ra, doanh nghiệp lưu ý cần căn cứ vào ngày lập hóa đơn để hạch toán doanh thu và chi phí cho phù hợp.

Để việc sử dụng Hóa đơn điện tử nhanh chóng, hiệu quả, Doanh nghiệp tham khảo phần mềm Hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA.

Chèn ngày giờ hóa đơn bán hàng misa

MISA meInvoice được báo chí chuyên môn đánh giá là phần hóa đơn điện tử an toàn nhất, dễ sử dụng nhất. Tính năng ưu việt của MISA meInvoice là có thể kết nối với mọi phần mềm: Kế toán, Bán hàng và các phần mềm quản trị khác và có phiên bản trên mobile nhằm tạo thuận lợi nhất cho người sử dụng.

\>> Hàng loạt báo lớn đưa tin: Giành danh hiệu Sao Khuê 2019, MISA meInvoice khẳng định vị trí hàng đầu thị trường hóa đơn điện tử Việt Nam

Đây cũng là phần mềm hóa đơn điện tử duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Blockchain nhằm tăng khả năng bảo mật và chống làm giả hóa đơn.

Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ về quy định hóa đơn điện tử hoặc dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc đăng ký:

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA cung cấp thêm nhiều tài liệu giúp khách hàng am hiểu về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY